"Truy" thủ phạm" tình trạng kiện cáo "ầm ĩ" trên thị trường chứng khoán

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiện cáo "ồn ào" hiện nay xuất phát từ một nghiệp vụ mà trước đây, khi đăng ký tài khoản tại 1 cty chứng khoán, nhà đầu tư quan tâm đầu tiên tới “ưu đãi” mà mình có cơ hội được hưởng này. Đó là hoạt động cho vay tiền đầu tư chứng khoán – thường được gọi là margin – bắt đầu được rộ lên từ cuối năm 2009 đầu năm 2010.

[links()]Cơ quan giám sát ở đâu khi hàng loạt vi phạm diễn ra với quy mô ngày càng lớn, càng phức tạp, từ những CTCK nhỏ (Đại Nam), đến CTCK cỡ trung (SME) và CTCK tốp đầu (SBS). 

Hình minh họa
Thời điểm mà nhà đầu tư nào cũng biết về margin thì không thể nói cơ quan chức năng không hay biết. 
Có thể thấy, các giao dịch bị khởi tố hình sự có bản chất tương đối giống nhau: Có dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của NĐT và đối tác. 
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kiện cáo "ồn ào" hiện nay xuất phát từ một nghiệp vụ mà trước đây, khi đăng ký tài khoản tại 1 cty chứng khoán, nhà đầu tư quan tâm đầu tiên tới “ưu đãi” mà mình có cơ hội được hưởng này. Đó là hoạt động cho vay tiền đầu tư chứng khoán – thường được gọi là margin – bắt đầu được rộ lên từ cuối năm 2009 đầu năm 2010.
Về cơ bản, đây là nghiệp vụ chưa được pháp luật cho phép. Nhưng đối với nhà đầu tư, đó là quyền lợi nhà đầu tư muốn hưởng, và đó là ưu thế để các công ty chứng khoán cạnh tranh nhau. Vì thế, công ty nào “đúng luật”, tức không có margin, thì nhà đầu tư không ngại ngần chuyển sang mở tài khoản tại công ty chứng khoán khác.
Thế là, để giữ khách, cũng nhìn thấy “cơ hội làm ăn”, các công ty chứng khoán đều ít nhiều cung cấp dịch vụ margin, và được hạch toán vào sổ sách dưới tên “doanh thu khác”. Không khó nhận biết, nhất là đối với các nhà quản lý chuyên ngành, bởi “doanh thu khác” này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh thu của công ty chứng khoán. Cty chứng khoán Hà Thành HSC có gần 50% là “doanh thu khác”, Chứng khoán Sài gòn SSI có hơn 30% là “doanh thu khác”.
Nhưng, công ty chứng khoán lấy tiền đâu để làm dịch vụ margin, khi tại thời điểm thị trường nóng năm 2010 quy mô giao dịch hàng ngàn tỉ đồng/phiên, và tỷ lệ margin lên tới 80%. Một trong những cách nhanh và thông dụng nhất các công ty chứng khoán dùng áp dụng là dùng tài khoản hay pháp nhân bên ngoài để lách luật.
Vụ kiện tại cty chứng khoán doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng từ một trong những hoạt động đó. Dù giờ đây vụ việc đang được điều tra, nhưng những chuyên gia thạo thị trường đều ngạc nhiên khi bị hại là cty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) giải trình rằng bị lừa chuyển hơn 100 tỷ đồng cho SME thông qua 2 hợp đồng với 2 trung gian: 1 cá nhân là Hoàng Ngọc Anh (về sau biết là “ảo”) và một Cty là CTCP Tư vấn Anh (thành viên của SME).
Một chuyên gia nhận định, đơn vị kinh doanh tài chính lớn như PVI không khó để phát hiện các dấu hiệu lừa đảo của SME, phải chăng biết SME vay tiền làm margin, chính PVI cũng muốn được “chia sẻ”: không phải kinh doanh vất vả mà vẫn có thể nhận được phần chênh lệch với lãi suất cao?.
Thời điểm mà nhà đầu tư nào cũng biết về margin thì không thể nói cơ quan chức năng không hay biết. Thời điểm đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều lời cảnh báo về nguy cơ tiềm tàng của margin, và vì cơ quan chức năng không ra tay mạnh mẽ, nên đến khi hoạt động margin được công nhận năm 2011, thì hầu hết các công ty chứng khoán đã ngập sau trong hoạt động này.
Như thế để thấy, cơ quan giám sát mới chỉ đóng vai trò mờ nhạt trên thị trường chứng khoán. Bởi, những vi phạm mà cơ quan giám sát biết nhưng không kịp thời ngăn chặn hoặc phản ứng yếu ớt khiến cho vi phạm ngày càng nghiêm trọng và lan rộng, dẫn đến hậu quả không dễ dàng giải quyết. Hơn nữa, từ thực tiễn thụ động đó, cơ quan chức năng cũng ban hành những văn bản mang tính chất giải quyết tình thế hơn là dẫn dắt và đề phòng những vi phạm phát sinh trên thị trường.
Mà thị trường chứng khoán Việt Nam, dù nhỏ, cũng đủ độ phức tạp như bất kỳ thị trường chứng khoán nào khác. Khi chiếc áo không đủ vừa thì chiếc áo đó không đảm bảo tác dụng, và khi cơ quan nhà nước chưa thể hiện được vai trò của mình, thị trường chứng khoán còn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó lường khác.
Bách Linh

Đọc thêm

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.

Tiết kiệm - Giải pháp quan trọng để bảo đảm điện mùa khô

Tiềm năng tiết kiệm điện ở doanh nghiệp còn lớn. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tính đến hết quý I/2024, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện đã có sự tăng trưởng đột biến, lên đến 11,84% so với cùng kỳ và cao hơn so với dự kiến. Do đó, việc tiết kiệm điện (TKĐ) trong giai đoạn hiện nay được xem như là biện pháp quan trọng nhất để bảo đảm điện trong mùa khô 2024.

Hoàn thiện hành lang pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế

Khu công nghiệp Nam Cầu Kiền có tiềm năng phát triển kinh tế tuần hoàn ở cấp vùng. (Ảnh: namcaukien.com.vn).
(PLVN) -  Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) đang xây dựng Luật Khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) với 6 nhóm chính sách nhằm thúc đẩy phát triển các KCN, KKT, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) đất nước cũng như xu thế vận động mới trên thế giới.