"Thịt tươi" thú rừng chào bán "nhan nhản" trên đường Xuyên Á


Từ trong ngôi nhà cách mặt đường vài mét, tiếng chào mời vọng ra: “Anh ơi! Thịt rừng mới, còn tươi và ngon lắm”... Trong nhà, xác một con nai vừa được mổ để bán cho buổi sáng nay. Bà chủ còn mở tủ đông lạnh giới thiệu thêm thịt heo rừng, mang, bò tót…, loại nào cũng có.


Quốc lộ 9 của tỉnh Quảng Trị là tuyến đường huyết mạch của khu hành lang kinh tế Đông-Tây nối liền Việt Nam với một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Hiện nay con đường có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế này đang còn tồn tại nhiều điểm buôn bán thịt thú rừng trái phép…
Một đoạn đường dài liên tiếp là các điểm bày bán thịt rừng ngay trên đường Quốc lộ 9..JPG	Một đoạn đường dài liên tiếp là các điểm bày bán thịt rừng ngay trên đường Quốc lộ 9.
Một đoạn đường dài liên tiếp là các điểm bày bán thịt rừng.
Dù báo chí đã phản ánh, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã "vào cuộc", nhưng đâu lại hoàn đấy khi hằng ngày những con thú vẫn bị mổ thịt bán cho khách như trên km số 28 hay đoạn qua xã Hướng Hiệp dài chừng 1 km thuộc huyện Đakrông.

Cứ cách vài chục mét lại có nhà dân đặt bàn, bên trên để chiếc cân để cho khách đi đường có thể nhận biết đây là điểm bán thịt rừng.

Vào vai một người khách mua thịt, lần theo lời giới thiệu của người lái xe khách tuyến Lao Bảo – TP.Đông Hà, chúng tôi dừng tại đoạn giữa xã Hướng Hiệp.

Tài xế xe khách cho biết, có nhiều điểm bán thịt dọc Quốc lộ 9 nhưng nơi đây mới có bán thịt rừng tươi và ngon.

Từ trong ngôi nhà cách mặt đường vài mét, tiếng chào mời vọng ra: “Anh ơi! Thịt rừng mới, còn tươi và ngon lắm”...  Trong nhà, xác một con nai mới được mổ để bán thịt cho buổi sáng nay. Thời gian bán khá muộn, thường bắt đầu từ lúc 9h hoặc 10h. Ngoài thịt nai, bà chủ còn mở tủ đông lạnh giới thiệu thêm thịt heo rừng, mang, bò tót…, loại nào cũng có. Phía sau nhà còn rất nhiều chuồng lồng để nhốt thú rừng.
Giải thích vì sao không đem thịt ra đường chỗ đặt bàn bán, người đàn bà này cho biết để cho kín đáo vì "bữa nay chính quyền làm gắt quá".

Đây là trường hợp giết thịt tại chỗ, còn ở nhiều nơi trên Quốc Lộ 9, các hộ kinh doanh thịt rừng theo kiểu chỉ bán thịt.
Đa phần nguồn thịt rừng được cung cấp bởi nhiều nguồn săn bắt.
Đa phần thịt rừng được cung cấp bởi nguồn săn bắt.
Ngoài bán cho khách lẻ, các chủ kinh doanh thịt rừng còn đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn nhà hàng, khách sạn.  Sự ngang nhiên chào mời khách của các chủ hàng thịt rừng cũng phần nào làm cho việc kinh doanh thịt thú rừng ở khu vực trên thêm phần náo nhiệt. 
Nhiều chủ hàng đã hình thành được đường dây mối lái từ cung cấp nguồn hàng đến việc tiêu thụ hàng với số lượng lớn.
Đa phần thịt rừng được cung cấp bởi nguồn săn bắt. Người săn bắt có thể mổ thịt tại chỗ hoặc thuê người làm ở nơi khác sau đó được đem tới chỗ bán.
Thường một chuyến đi săn là nửa tháng hoặc nguyên một tháng. Thợ săn đem theo các chất phụ gia hoặc giấu thịt ở các con suối nhằm có thể làm cho thịt tươi lâu hơn, rồi tiếp tục đi săn các con mồi khác. Họ dùng súng săn hiện đại có thể săn thú lớn cũng như các loại đèn pin, đèn pha để săn trong đêm tối.

Tình trạng trên khiến ngày càng nhiều loại thú biến mất khỏi vùng rừng Trường Sơn của tỉnh Quảng Trị. Đáng nói hơn, thú rừng được săn bắt đều là các loại động vật được bảo vệ trong khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, ngoài ra, ở khu vực biên giới Việt-Lào. 
Hiện nay, tại các vùng rừng, khu bảo tồn ở tỉnh Quảng Trị tồn tại rất nhiều loại chim thú quý hiếm. Trong đó, có hơn 85 loài chim, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam như trĩ sao, khướu đầu xám, gà lôi lam mào trắng, lôi lam mào đen.

Một số loài động vật quý hiếm như bò tót, khỉ mặt đỏ, lợn rừng, đặc biệt là sao la chỉ còn rất ít cá thể và đang nằm trong sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong sách đỏ Việt Nam… Tất cả đều đang có nguy cơ biến mất do nạn săn bắn tràn lan hiện nay.

Tình trạng buôn bán thịt rừng trên Quốc lộ 9 sẽ thêm trầm trọng và nan giải nếu không có biện pháp xử lý mạnh tay, triệt để của các cơ quan chức năng.
Điều 190 Bộ luật Hình sự hiện hành, quy định: “Người nào săn bắt, giết, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó thì phải bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm (theo khung phạt 1).
Trần Văn Nhân

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.