"Khe hở" của "Tuyên bố về Cách ứng xử" ở Biển Đông

Việc Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) không được tuân thủ một cách triệt để khiến tình hình ở Biển Đông gia tăng căng thẳng. Các dự án hợp tác chưa được triển khai, phần nào tạo cớ cho nước có thực lực tiến hành các hoạt động đơn phương...

Chứng cứ pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông (kỳ 7): "Khe hở" của "Tuyên bố về Cách ứng xử" ở Biển Đông.

[links()]Việc Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) không được tuân thủ một cách triệt để trong thời gian qua đã khiến tình hình ở Biển Đông gia tăng căng thẳng. Trong khi lúc này các bên liên quan đều đang cố gắng tìm cách khắc phục thích hợp, một số nhà nghiên cứu, học giả đã phân tích kỹ những nguyên nhân hạn chế hiệu lực của DOC.

Dây cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt đứt. Ảnh: TTXVN
Dây cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị tàu hải giám Trung Quốc cắt đứt. Ảnh: TTXVN

Theo TS. Trần Trường Thủy - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam - DOC không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp mà chỉ tạo điều kiện, cơ hội cho các bên tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp; trước mắt là tạo ra được một môi trường hợp tác, thân thiện thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin và các hoạt động hợp tác làm tiền đề cho một giải pháp lâu dài hơn.

Ông Trần Trường Thủy cho rằng, quy định lỏng lẻo của DOC còn tạo điều kiện cho các nước tiếp tục áp dụng các quy định của DOC để lên án các hành động đơn phương của bên kia, đồng thời viện dẫn quy định của DOC để biện minh cho hành động của mình.  

Hai nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Hà và Nguyễn Đăng Thắng - tại cuộc hội thảo quốc gia lần thứ hai về Biển Đông hồi tháng 4 vừa qua - cũng đưa ra một số nguyên nhân khiến DOC đã không được tôn trọng đầy đủ.

Trước hết, DOC là một văn kiện nửa chính trị nửa pháp lý và không có tính ràng buộc với hiệu lực tùy thuộc vào thiện chí thi hành của các bên. DOC do Trung Quốc và 10 nước ASEAN ký kết năm 2002, nhưng phạm vi áp dụng DOC lại không được quy định rõ mà chỉ được hiểu là tập trung vào các khu vực tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa; hiệu lực thực tế của DOC, nhất là liên quan đến triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin, cũng tùy thuộc nhiều vào các nước trực tiếp tranh chấp quần đảo Trường Sa.

Khi một bên tranh chấp có hành vi củng cố hoặc mở rộng phạm vi chiếm đóng, thì rất dễ kéo theo sự chạy đua của các bên tranh chấp khác.

Bên cạnh đó, các bên tranh chấp quần đảo Trường Sa có quan điểm khác nhau hoặc không rõ ràng về phạm vi quần đảo và quy chế pháp lý của các vùng biển lân cận quần đảo. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu cho rằng, Malaysia và Việt Nam bằng việc đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa của mình ở Biển Đông đã gián tiếp không cho rằng các đảo ở Trường Sa không có thềm lục địa riêng, trong khi đó Trung Quốc trong công hàm gần đây gửi Tổng Thư ký LHQ về việc Philippines phản đối bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.

Quan điểm của Philippines về vấn đề này thì không rõ ràng mặc dù Philippines thừa nhận Điều 121 của Công ước Luật Biển 1982 sẽ được áp dụng đối với các vị trí đảo trong phần đảo Trường Sa mà nước này đòi hỏi chủ quyền. Chính vì những quan điểm khác nhau giữa các bên như vậy mà xảy ra tình trạng lợi dụng sự không rõ ràng đó để vi phạm quy định của DOC. Thậm chí, trong tác phẩm nghiên cứu của mình, chuyên gia nước ngoài Stein Tonesson còn nhấn mạnh rằng, DOC “không thiết lập một cơ chế ràng buộc pháp lý các bên tham gia như một bộ luật, mà nó chỉ đơn giản là một tuyên bố chính trị”.

Ngoài ra, một số quy định của DOC quá chung chung, dẫn đến việc các quốc gia có sự “vận dụng” khác nhau. Đặc biệt, về vấn đề các nước tự kiềm chế, không có các hành vi làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp hay ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở khu vực, DOC chỉ cụ thể hóa một hành vi thuộc loại nêu trên, đó là không đưa người ra ở tại những vị trí chưa bị chiếm đóng, mà không xác định rõ các loại hành vi khác liên quan.

Bên cạnh đó, DOC quy định việc triển khai các biện pháp xây dựng lòng tin quá “lỏng lẻo”, chỉ dừng lại ở mức các bên “tìm kiếm cách thức” xây dựng lòng tin. Việc triển khai các hoạt động hợp tác cũng phụ thuộc vào một loạt điều kiện mà các bên liên quan còn phải đàm phán xác định. Trên thực tế, các bên tham gia DOC đã phải mất vài năm mới thỏa thuận được các khuôn khổ, điều kiện thực hiện DOC.

Cho đến cuối năm 2010 các quy tắc triển khai DOC vẫn chưa được thống nhất hết giữa ASEAN và Trung Quốc. Còn các dự án hợp tác trong khuôn khổ DOC mặc dù đã được thảo luận sơ bộ, đến nay vẫn chưa được triển khai, phần nào tạo cớ cho nước có thực lực tiến hành các hoạt động đơn phương.

Ngoài những nguyên nhân trên, theo hai nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Hà và Nguyễn Đăng Thắng, có một yếu tố nữa đã trực tiếp cản trở việc thực hiện DOC. Đó là Trung Quốc không chấp nhận thực tế các nước ASEAN coi DOC như một văn kiện giữa một bên là Trung Quốc và bên kia là ASEAN và phối hợp lập trường trong quá trình thực hiện DOC.

Trung Quốc chỉ muốn thảo luận song phương với các bên tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng ở Biển Đông không chỉ có các tranh chấp song phương mà còn tồn tại tranh chấp đa phương và rõ ràng Biển Đông là một vùng biển quốc tế, nên bất cứ một văn bản nào điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia ở Biển Đông đều phải tôn trọng bản chất đa lợi ích và quốc tế của Biển Đông.

Như vậy, chính do bản chất của DOC là một văn kiện không có tính ràng buộc các bên ký kết, thêm vào đó là sự không rõ ràng, quy định chung chung hoặc lỏng lẻo về một số vấn đề, DOC đã tạo nên những khe hở để bên không có thiện chí có thể “lách” Tuyên bố này.

Tuy nhiên, DOC vẫn có giá trị riêng của nó khi các bên liên quan thực sự có thiện chí và tôn trọng cam kết. Theo TS. Nguyễn Thị Lan Anh - Khoa Luật, Học viện Ngoại giao - mặc dù DOC chỉ là một tuyên bố không có giá trị pháp lý ràng buộc nhưng là một bên của tuyên bố này, Trung Quốc đã luôn thể hiện sự quan tâm và mong muốn sử dụng luật pháp quốc tế là cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của mình tại Biển Đông.

TS. Nguyễn Lan Anh đánh giá: “Có thể nói những tuyên bố về cơ sở pháp lý và việc tôn trọng luật pháp quốc tế cuả Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông dường như chỉ nằm trên các văn bản và lời nói. (…) Hay có lẽ, luật quốc tế mà Trung Quốc đang áp dụng khác với luật quốc tế theo cách hiểu chung của cộng đồng quốc tế?”.

(Còn nữa)

Phúc Lợi

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.