"Cát tặc" lộng hành ở Đắk Lắk

Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông Krông Ana, Krông Nô, đoạn chảy qua địa bàn các huyện Krông Bông, Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, không hề giảm đã làm dọc bờ của hai con sông này càng thêm sạt lở, ăn sâu vào khu vực đất sản xuất. Đường sá bị cày nát, bụi bặm vào mùa khô, lầy lội vào mùa mưa, và hơn hết là sự lo lắng về an toàn tính mạng của người dân khi mà hàng ngày có hàng trăm hung thần chở cát ngang nhiên chạy qua.

Nhiều năm qua, tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông Krông Ana, Krông Nô, đoạn chảy qua địa bàn các huyện Krông Bông, Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, không hề giảm đã làm dọc bờ của hai con sông này càng thêm sạt lở, ăn sâu vào khu vực đất sản xuất. Đường sá bị cày nát, bụi bặm vào mùa khô, lầy lội vào mùa mưa, và hơn hết là sự lo lắng về an toàn tính mạng của người dân khi mà hàng ngày có hàng trăm hung thần chở cát ngang nhiên chạy qua.

 Không được cấp phép nhưng Cát tặc này vẫn ngang nhiên hút cát.
Không được cấp phép nhưng Cát tặc này vẫn ngang nhiên hút cát.

Cát tặc băm nát vùng quê

Dòng sông Krông Nô, đoạn chảy qua địa phận huyện Krông Ana trở nên quặn đỏ, đục ngầu bởi các tàu đang khai thác cát. Đứng ở trên bờ sông quan sát có hàng chục chiếc tàu đang ngang nhiên thả ống hút cát ngay giữa lòng sông. Bên cạnh là những chiếc xà lan cỡ lớn trực chờ để vận chuyển cát vừa khai thác về bãi tập kết.

Do nạo vét trong một thời gian dài, nguồn cát ở giữa lòng sông đã dần cạn kiệt, vì vậy các tàu dồn vào gần bờ để  khai thác. Tiếng máy nổ rền vang cả một khúc sông. Nước và cát cứ thế cuộn vào trong từng ống hút rồi xối xả tuôn vào khoang chứa rộng hàng chục mét vuông giữa thân tàu. Chỉ trong vòng khoảng gần một giờ đồng hồ, chiếc xà lan chứa được gần 30 mét khối đã lưng lửng cát.

Anh Nguyễn Văn Tình, thợ khai thác cát thuê cho Doanh nghiệp tư nhân Đức Tài, cho biết: Mỗi xà lan cát khoảng 25 mét khối được chủ giao cho một triệu đồng bao gồm chi phí xăng dầu, công…Bình quân mỗi ngày nếu hai người hút và vận chuyển được một chuyến về bãi tập kết, tiền công thu được là 300 nghìn đồng.

 Khi cát về đến bãi tập kết, chủ cát bán giá từ 90 đến 130 nghìn đồng/khối, tùy loại cát. Như vậy, bình quân một xà lan cát về bãi, chủ thu lãi khoảng một triệu đồng. Lợi nhuận cao nên các ông chủ đã khai thác triệt để. Hết cát giữa dòng, vòi hút lại được di chuyển vào gần bờ, gây sạt lở nghiêm trọng đến bờ sông và đất sản xuất của người dân.

Nhiều người dân sống quanh khu vực này cho biết, cách đây khoảng 5 năm, nhiều địa điểm, chiều rộng của dòng sông chỉ khoảng từ 30-40m, nhưng hiện nay, do khai thác cát  bừa bãi, dòng sông đã xâm thực vào đất sản xuất của nhiều hộ dân ở hai bên bờ cả trăm mét, xoáy sâu xuống lòng sông cả chục mét.

Người dân sống ở khu vực các dòng sông bị khai thác cát trái phép bức xúc vì đất sản xuất bị sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống trước mắt cũng như lâu dài, còn người dân ở những địa điểm tập kết cát cũng bức xúc không kém, vì hàng ngày có hàng trăm lượt xe tải lớn, nhỏ chở cát chạy trong đường làng, băm nát con đường như tương . Anh Phạm Đức Hân, ở đội 1, thôn Quỳnh Ngọc, xã Ea Na, huyện Krông Ana, bức xúc:

 “Đêm đến thì xe cát chạy không chịu nổi. Ở cái làng này 10 xe thì mất 8 xe của làng rồi, thế nên là không ai nói được ai cả. Mà bây giờ người ta nói lên thì sợ bị trù dập, vì toàn con em cán bộ cả. Thế nên là nhờ lãnh đạo ở trên xuống xem xét”

Ông Nguyễn Minh Đông, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Krông Ana cho biết: dù chưa thống kê là có bao nhiêu diện tích đất bị sạt lở, nhưng bình quân mỗi năm có tới vài chục héc ta ruộng canh tác của người dân, cũng như hàng trăm mét đê bị trôi theo dòng sông. Việc khai thác cát trái phép như hiện nay đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và an toàn của người dân

Vì sao chính quyền buông lỏng ?

Sông Krông Na, đoạn chảy qua địa bàn huyện Krông Bông được tỉnh Đắc Lắc cấp phép khai thác cát với tổng chiều dài trên 27km. Theo quy định, các đơn vị khai thác cát được cấp phép chỉ khai thác cát ở lòng sông cách bờ ít nhất 5m, độ sâu cho phép 4m, nhưng các doanh nghiệp và một số cá nhân trên địa bàn lại đua nhau khai thác cát ồ ạt không theo quy định nào.

Nơi nào có sản lượng cát nhiều, thuận tiện, họ tập trung tàu thuyền với công suất lớn đổ xô vào khai thác từ tờ mờ sáng cho đến nhá nhem tối. Anh Nguyễn Văn Duy, đến từ Nam Định, thợ khai thác cát thuê cho Hợp tác xã Đoàn Kết, cho biết: “Ở trên sông Krông Na, chỗ nào  nhiều cát, mình cứ lên là mình hút. Nó cũng ảnh hưởngđến dòng sông nhưng mà ảnh hưởng không đáng kể, tại vì mình hút ở giữa sông, nên trong bờ cũng không sạt lở lắm”

Huyện Krông Ana, tỉnh Đắc Lắc, cũng là một địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng khai thác cát trái phép. Theo ông Nguyễn Mạnh Cương, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Krông Ana thì huyện có 38 km chiều dài mà hai con sông Krông Nô và Krông Na chạy qua được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc cấp phép cho 6 đơn vị khai thác cát là : Hợp tác xã Đoàn Kết; Doanh nghiệp tư nhân Trung Thiện; Doanh nghiệp tư nhân Minh Lợi; Hợp tác xã Phúc Lợi; Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Tây Nguyên và Doanh nghiệp tư nhân Sông Núi.

Qua kiểm tra, rà soát, huyện đã phát hiện có tới 13 đơn vị và hàng chục hộ cá nhân vẫn cùng nhau ngày đêm khai thác cát trái phép trên hai con sông này.

Trước tình hình gia tăng nạn khai thác trên địa bàn, Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đắc Lắc đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát Môi trường, chính quyền xã, huyện và các cơ quan chức năng tiến hành nhiều đợt truy quét, xử lý vi phạm. Thế nhưng việc xử phạt cũng gặp nhiều khó khăn và chẳng khác nào bắt cóc bỏ đĩa.

Rất nhiều thuyền và các phương tiện hút cát vẫn hoạt động suốt ngày đêm.
Rất nhiều thuyền và các phương tiện hút cát vẫn hoạt động suốt ngày đêm.

Ông Nguyễn Văn Thiềm, Trưởng phòng Quản lý khoáng sản- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắc Lắc, phân trần: “Vừa rồi Thanh tra sở và Cảnh sát môi trường cũng đã xử phạt và yêu cầu họ ngừng khai thác. Còn sau đó họ vẫn tiếp tục khai thác thì chưa kiểm soát được. Tức là khâu hậu kiểm nhiều khi cũng chưa được sát lắm. Và thực ra nếu mà xử phạt, thu tang vật, thu tàu thì  không biết giữ ở đâu, giao cho ai?”

Cũng theo ông Thiềm, việc quản lý các doanh nghiệp và đơn vị khai thác cát trái phép trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, khi các đơn vị tổ chức đến kiểm tra thì đã có người báo trước, hoặc do thiết bị hút cát chỉ là ống dẫn, máy hút để trong thuyền, khi có đoàn kiểm tra tới họ nhanh chóng rút lên xà lan, lên thuyền rồi chạy sang bên kia bờ, thuộc địa phận tỉnh Đắc Nông. Vì không thuộc địa bàn quản lý nên cơ quan chức năng không thể kiểm tra, xử lý.

Cũng trong buổi làm việc với Pháp Luật Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thiềm, Trưởng phòng Quản lý khoáng sản- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk khẳng định: Tình trạng khai thác cát trái phép ở Đắc Lắc đang diễn ra công khai, ngang nhiên. Các cấp chính quyền và ngành chức năng nắm rất rõ. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có văn bản chỉ đạo nào để chấn chỉnh, ngăn chặn.

Thực tế này đang cho thấy sự buông lỏng trong việc quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản cũng như coi thường sự an toàn của người dân sống trong khu vực, khi các bờ đê, đất sản xuất của ngày càng bị sạt lở bởi việc khai thác cát trái phép.

Ngọc Anh

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.