Vũ khí sinh học - thứ đáng sợ nhất trong lịch sử loài người

Các chuyên gia cho rằng virus Ebola nguy hiểm này cũng có thể được sử dụng làm vũ khí sinh học
Các chuyên gia cho rằng virus Ebola nguy hiểm này cũng có thể được sử dụng làm vũ khí sinh học
(PLVN) - Vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí nguy hiểm và khó chống đỡ hàng đầu thế giới hiện nay. Nhưng thực chất, không phải ai cũng nhận ra rằng, vũ khí sinh học là một trong những loại vũ khí nguyên thủy nhất, đơn thuần nhất, cổ xưa nhất nhưng lại nguyên hiểm và đáng sợ nhất.

Năm loại vũ khí sinh học đáng sợ nhất

Có lẽ nhiều người không để ý rằng, bệnh đậu mùa, rắn độc, bệnh than, xác chết thối... lại là một trong 15 vũ khí sinh học đáng sợ nhất đã từng được sử dụng trong lịch sử nhân loại. 

Bệnh đậu mùa có khả năng gây chết người và có tính lây lan cao. Người Anh nổi tiếng với việc sử dụng bệnh đậu mùa như một vũ khí chống lại Pháp và người Mỹ bản địa và Liên Xô đã phát triển bệnh đậu mùa thành vũ khí trong chiến tranh lần gần đây nhất là năm 1971.

Một vũ khí sinh học khác là chất độc Botulism. Đây là chất độc cấp tính nguy hiểm nhất đối với con người. Chất độc này có thể gặp trong các trường hợp ngộ độc do ăn phải thịt hỏng. Nó gây ra tê liệt phổi và gây chết người với liều lượng đủ cao. Tệ hơn, bởi vì các vi khuẩn ngộ độc này là rất phổ biến và dễ chế tạo, bất cứ ai cũng có thể dùng thực phẩm hư hỏng làm độc tố để giết chết hàng triệu người.

Nhắc tới vũ khí sinh học, chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ tới bệnh than. Vào năm 2001, cuộc tấn công khủng bố bằng vi khuẩn bệnh than thông qua đường bưu điện không chỉ làm đảo lộn cuộc sống yên lành của nhân dân Mỹ. Việc sử dụng vi khuẩn bệnh than làm vũ khí của các tổ chức khủng bố đã đe doạ sự an toàn cho các nước trên thế giới.

Nhiều nước trên thế giới đã hết sức cẩn thận đề phòng những cuộc tấn công bằng vũ khí sinh học. Trong thời gian đó, nhiều nước đã luyện tập cách đối phó với một cuộc tấn công bằng hơi độc chứa vi khuẩn bệnh than. 

Bệnh dịch hạch đã giết chết 1/3 dân số châu Âu trong thế kỷ 14, và nó vẫn còn tồn tại ở một số nơi trên thế giới ngày nay. Nó có một lịch sử lâu dài như loại vũ khí sinh học: Chuyện Mông Cổ bao vây thành phố Caffa trên bán đảo Crimea hồi năm 1347 cho rằng những kẻ xâm lược đã đưa thi thể của người bệnh treo trên các bức tường. 

Và nó không phải chỉ là chuyện thời trung cổ, lần bùng phát lớn cuối cùng ở Mỹ là vào năm 1900 tại thành phố San Francisco (Mỹ), với 121 người nhiễm bệnh và 113 người trong số này tử vong. Các ca bệnh vẫn xuất hiện rải rác kể từ đó.

Bệnh hạch lây truyền qua bọ chét làm cho vi khuẩn nảy nở trong cổ họng bệnh nhân. Các triệu chứng xuất hiện trong 2-6 ngày. Nhiễm trùng gây ra các hạch bạch huyết sưng lên nhưng đôi khi vi khuẩn xâm nhập dòng máu trực tiếp và gây ra các triệu chứng giống cúm nhưng không có sưng hạch bạch huyết. 

Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ tử vong là 40-60% nếu không được điều trị. Nhiễm trùng phổi là dạng nghiêm trọng nhất. Bệnh nhân sẽ ho ra đờm lẫn máu và những giọt nhỏ giúp lây bệnh từ người sang người. Trừ phi được điều trị nhanh chóng, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100%.

Mầm bệnh nông nghiệp, mầm bệnh tấn công động vật hoặc cây trồng nông nghiệp có thể có tác dụng tàn phá. Bệnh dịch trâu, vốn được tuyên bố xóa sổ trong năm 2011, đã giết chết gia súc với tỷ lệ tử vong là 100% nếu quần thể chưa bao giờ tiếp xúc với mầm bệnh trước đó. 

Bệnh lở mồm long móng do một vi rút trong dòng Aphthovirus gây ra vẫn hoạt động. Nó có thể lây nhiễm sang bò, lợn, cừu và dê, gây ra các tổn thương trên bàn chân và miệng con vật. Miệng tổn thương có thể khiến động vật không ăn được và tổn thương bàn chân khiến chúng què quặt. Một số động vật chết vì viêm tim.

Bệnh có thể được lây lan qua tiếp xúc với thiết bị nông nghiệp, xe cộ, quần áo, thức ăn bị ô nhiễm. Nó có thể được thực hiện bởi kẻ thù. Để tạo ra tình trạng bất ổn, một phần tử khủng bố có thể phun khí aerosol có chứa virus và tàn phá đàn gia súc.

Hậu quả của những cuộc thử nghiệm vũ khí sinh học

Các nhà nghiên cứu vũ khí đã có một đánh giá về kinh tế để tạo ra hiệu quả sát thương tại một khu vực có diện tích là 1km2 như sau: Nếu dùng vũ khí thông thường  sẽ phải chi 2.000 đô la Mỹ, nếu dùng vũ khí hạt nhân sẽ cần tới 800 đôla, nếu dùng vũ khí hóa học dạng khí độc thần kinh (nerve-gas weapons) thì phải có 600 đô la, còn nếu dùng vũ khí sinh học (biological weapons) thì chỉ tốn 1 đôla. 

Có lẽ chính vì điều này và cả tính hiệu quả sát thương cao nhất mà các chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học luôn được nấp dưới chiêu bài phòng vệ nhưng thực tế sau khi hoàn thành, chúng thực sự là những vũ khí dùng để tấn công. 

Cho tới nay, đã có 50 loại vi khuẩn, virus có nguồn gốc sinh vật mang độc tố cao như trực khuẩn bệnh than, trực cầu khuẩn dịch hạch, virus đậu mùa, virus Ebola, virus viêm não, sốt xuất huyết, trực cầu thương hàn...; hơn 10 loại hóa chất độc hại như VX, sarin... chứa trong các vũ khí gây thương vong nguy hiểm như đạn chùm, máy bay phun hóa chất dạng sương, máy bay rải chất độc không người lái, đầu đạn chứa hóa chất... 

Để có những vũ khí này, hàng ngàn các cuộc thử nghiệm đã được tiến hành ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới, bao gồm cả châu Á, Nam và Trung Mỹ, vùng Caribbean, Canada, Anh trên những con tàu ngoài khơi vùng biển Bắc Atlantic và Thái Bình Dương; hàng ngàn quân nhân và thủy thủ được "trưng dụng", trong đó rất nhiều người không hề biết về mối nguy hại thực sự mà họ phải chịu đựng sau khi cuộc thử nghiệm kết thúc.

Ngày 20/9/1950, thực hiện kịch bản "một vụ tấn công giả định bằng vũ khí vi trùng" nhằm xác định mức độ thiệt hại nếu lãnh thổ Mỹ hứng chịu đòn tấn công sinh hóa của đối phương, một tàu quét thủy lôi của hải quân Mỹ neo ngoài vịnh San Francisco, bang California, phun đám khói khổng lồ lên không để gió đẩy dạt vào đất liền.

Do bầu trời trên vịnh San Francisco luôn dày sương mù nên hầu như không ai nhận thấy không khí ngày hôm ấy đậm đặc hơn bình thường. Họ có biết đâu rằng, lơ lửng giữa đám khói mù ấy là vô vàn vi khuẩn. 

Đây là "một trong những cuộc thử nghiệm trên người lớn nhất trong lịch sử", theo cách mô tả của tạp chí "Discovery", vì việc phun khói - thực chất là phát tán vi khuẩn - kéo dài trong suốt 1 tuần lễ, ảnh hưởng đến 800.000 người ở San Francisco. Hải quân Mỹ khi đó sử dụng 2 loại vi khuẩn Serratia marcescens và Bacillus globigii trong cuộc thử nghiệm với niềm tin rằng, chúng vô hại đối với sức khỏe con người cũng như dễ theo dõi kết quả thí nghiệm. 

Làn khói mù chứa vi khuẩn nhanh chóng phát tán trên một khu vực rộng lớn. Bằng cách lần theo dấu vết vi khuẩn, giới chức quân đội Mỹ phát hiện chúng đã vượt khỏi địa phận San Francisco và lan đến nhiều địa hạt lân cận. "Discovery" trích báo cáo giải mật của Lầu Năm Góc ghi nhận: "Từ kết quả này, có thể khẳng định khu vực San Francisco có thể bị tấn công sinh học từ phía biển. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng trên diện rộng nếu đối phương dùng lượng “vũ khí” nhắm đến khoảng 200.000 người". 

Và dù quân đội Mỹ khẳng định các loại vi khuẩn được sử dụng không có hại cho sức khỏe nhưng giới chức ngành y tế tin rằng, có ít nhất 1 trường hợp tử vong và 10 ca phải nhập viện tại San Francisco thời điểm đó do có liên quan đến Serratia marcescens. Đến năm 2005, Cục Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ kết luận: Vi khuẩn này có thể gây tổn hại đến hệ miễn dịch và nguy hiểm đến tính mạng. 

Từ năm 1950 - 1953, theo các hồ sơ quân đội, số vũ khí sinh học trên được sử dụng ở Winnipeg, Canada - nơi có nhiều báo cáo về các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp có liên quan đến cadmium - một hóa chất có độc tính cao.

Savannah, Georgia, Avon Park và Florida là những địa điểm thực hiện các cuộc thí nghiệm vũ khí sinh học của quân đội Mỹ những năm 1956 - 1957. Các nhà nghiên cứu vũ khí sinh học của quân đội đã thả hàng triệu con muỗi tại hai thị trấn để kiểm tra khả năng lây lan dịch bệnh sốt vàng da, sốt xuất huyết của đàn côn trùng. 

Kết quả là hàng trăm người dân mắc bệnh, bị sốt, suy hô hấp, thai lưu, viêm não và thương hàn. Sau đó, các nhà nghiên cứu thuộc quân đội Mỹ đã đóng giả thành những nhân viên y tế công cộng để đến kiểm tra tình trạng sức khỏe nạn nhân và ghi nhận nhiều… trường hợp tử vong.

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.