Trung Quốc tranh cãi đề xuất mai mối phụ nữ thành thị với đàn ông nông thôn

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLVN) - Nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng mất cân bằng giới tính, một chuyên gia ở Trung Quốc đã đề xuất mai mối phụ nữ ở thành thị với đàn ông nông thôn chưa kết hôn. Tuy nhiên, ý kiến này đang gây ra nhiều tranh cãi.

Theo đó, ông Ngô Tu Minh, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Cố vấn phát triển Sơn Tây, một tổ chức phi chính phủ miền trung Trung Quốc, chuyên nghiên cứu phát triển xã hội, đã kêu gọi chính quyền khẩn trương giải quyết tình trạng gia tăng số người chưa kết hôn. Ông cho rằng nên khuyến khích phụ nữ độc thân ở thành thị về nông thôn, nơi có hàng triệu đàn ông chưa lập gia đình, để tìm kiếm người bạn đời phù hợp. Ông nói phụ nữ không nên “cảm thấy sợ hãi khi đến sống ở các làng quê”. 

Ở Trung Quốc, “thặng nữ”, nghĩa đen là “phụ nữ thừa ra” (gái ế), là từ dùng để chỉ những phụ nữ trên 27 tuổi mà vẫn chưa kết hôn, dù họ thường là người thành thị và có học vấn cao. 

Tuy nhiên, đề xuất của ông Ngô nhanh chóng vấp phải chỉ trích. Nhiều người bình luận trên mạng xã hội rằng giải pháp của ông không phù hợp với thực tế. “Tại sao có thể nghĩ ra một ý tưởng như vậy? Ông ta không nhìn thấy sự chênh lệch quá lớn giữa hai nhóm này sao? Về cơ bản, họ đang sống trong hai vũ trụ song song và việc kết nối họ vô cùng khó khăn”, một người viết trên Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc.

“Ngay cả phụ nữ nông thôn còn không muốn đàn ông nông thôn chứ đừng nói đến phụ nữ thành thị. Đây là tư duy giao phối của động vật. Trong mắt chuyên gia này, hai nhóm người này chỉ là động vật”, một cư dân mạng khác viết.

Sharon Sun - một phụ nữ độc thân 38 tuổi làm việc trong lĩnh vực bất động sản ở Thượng Hải - cho hay, cô không coi những người đàn ông nông thôn là đối tác tiềm năng. “Tôi không thể hẹn hò với một người đàn ông nông thôn. Điều đó sẽ không xảy ra ngay cả khi trên thế giới này không còn đàn ông”, Sharon Sun nói.

Hiện nay, Trung Quốc là một trong những quốc gia mất cân bằng về giới tính nhất trên thế giới, với tỷ lệ trẻ sinh ra là 114 nam/100 nữ. Điều này dẫn đến số lượng nam nhiều hơn nữ khoảng 30 triệu người, dựa trên dữ liệu của Statista, nhà cung cấp dữ liệu quốc tế. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ giới tính khi sinh trung bình trên toàn cầu là khoảng 105 bé trai/100 bé gái. Mất cân bằng nam/nữ ở Trung Quốc là kết quả của chính sách một con kéo dài nhiều thập kỷ, chỉ mới được xóa bỏ gần đây, cũng như việc xã hội “trọng nam, khinh nữ”.

Tình trạng mất cân bằng giới tính diễn ra gay gắt nhất ở các vùng nông nghiệp, nơi phụ nữ thường bỏ xứ đi tìm việc làm và lấy chồng ở thành phố. Đàn ông ở những vùng nông thôn như vậy gặp nhiều khó khăn trong việc tìm cô dâu do thu nhập không cao, khó có thể mang lại sự đảm bảo về tài chính cho người vợ tương lai.

Một bài đăng trên Xinhua Daily Telegraph tuần trước cho biết đàn ông ở vùng nông thôn các tỉnh Sơn Tây, Hà Nam và Hồ Nam ở miền trung Trung Quốc phải bỏ ra số tiền lên tới 1 triệu nhân dân tệ (155.000 USD) khi cầu hôn. Số tiền này được coi như là tiền khoản đãi cô dâu, cũng như để mua nhà và xe hơi cho gia đình nhà gái.

Đơn cử như trường hợp của anh Liu Xuan, một công nhân nhập cư 26 tuổi đã trở về quê ở huyện Dancheng, tỉnh Hà Nam vào dịp Tết Nguyên đán năm nay, cho biết, anh đã trải qua nhiều cuộc hẹn hò với mong muốn tìm kiếm một người vợ. “Các chàng trai trong làng chúng tôi phải xếp hàng để hẹn hò, nhưng các cô gái dường như rất kén chọn”, anh Liu nói.

Trước đề xuất của ông Ngô Minh Tu, nhiều người cho rằng Chính phủ nên đầu tư vào đào tạo nghề cho “sheng nan”, những người đàn ông ở độ tuổi 30 chưa tìm được vợ. Vấn đề cân bằng giới cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Ví dụ, Chính phủ nên đào tạo kỹ năng nghề cho những người đàn ông chưa kết hôn ở nông thôn và đưa họ đến các khu vực có mật độ phụ nữ cao.

Lu Dewen, nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Nông thôn Trung Quốc thuộc Đại học Vũ Hán cho rằng, giải pháp mai mối của ông Wu đã không xét đến tất cả những lý do khiến nhiều người vẫn độc thân…    

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.