Triều Tiên yêu cầu Mỹ loại Ngoại trưởng Pompeo khỏi đoàn đàm phán hạt nhân

Ông Kim Jong-un và ông Pompeo
Ông Kim Jong-un và ông Pompeo
(PLVN) - Triều Tiên ngày 18/4 yêu cầu Mỹ loại Ngoại trưởng Mike Pompeo khỏi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Theo AFP, yêu cầu của Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đã chững lại sau khi hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 2 không đạt được thỏa thuận.

Trong tuyên bố ngày 18/4, Bộ Ngoại giao Triều Tiên mô tả Ngoại trưởng Mỹ là một người “liều lĩnh”, không hiểu lập trường của Triều Tiên. “Tôi sợ rằng nếu ông Pompeo tiếp tục tham gia vào các cuộc đàm phán, quá trình thảo luận sẽ tiếp tục rối ren và việc đàm phán sẽ bị ngăn trở. Vì vậy, trong trường hợp 2 bên nối lại đàm phán, tôi mong rằng đối tác đối thoại của chúng tôi sẽ không phải là ông Pompeo mà là một người khác cẩn trọng và chín chắn hơn trong giao tiếp”, hãng tin nhà nước KCNA dẫn lời người phụ trách các vấn đề về Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kwon Jong Gun tuyên bố.

Ông Kwon Jong Gun cho biết, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã nói rõ rằng thái độ của Mỹ phải thay đổi. Ông này cũng cho rằng ông Pompeo đang ngăn trở việc nối lại đàm phán. “Chúng ta không thể biết được động cơ của ông Pompeo trong những nhận xét liều lĩnh của ông ta”, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề về Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết. Ông Kwon chỉ trích cụ thể việc Ngoại trưởng Mỹ tại phiên điều trần của Quốc hội vào tuần trước đã có những phát biểu “làm tổn thương đến phẩm giá của lãnh đạo tối cao của chúng tôi”.

Các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có thể đã phản ứng với việc ông Pompeo tại phiên điều trần gần đây của Thượng viện Mỹ đồng ý với quan điểm cho rằng ông Kim có thể được mô tả là một “kẻ bạo ngược”.

Theo ông Koh Yu-hwan - giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Dongguk, Seoul, động thái của ông Pompeo đã xúc phạm đến sự uy nghi của lãnh tụ tối cao của Triều Tiên. Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên chỉ trích đích danh ông Pompeo. Vào năm ngoái, ông cũng đã bị Bình Nhưỡng chỉ trích vì khăng khăng đưa ra những đòi hỏi “như gangster” rằng Triều Tiên phải đơn phương giải giáp.

Những yêu cầu bất ngờ của Triều Tiên được đưa ra chỉ ít giờ sau khi truyền thông nước này đưa tin ông Kim Jong-un đã giám sát vụ thử nghiệm một loại vũ khí dẫn đường chiến thuật mới. Yonhap dẫn thông tin từ hãng tin KCNA của Triều Tiên cho biết, vụ thử nghiệm diễn ra ngày 17/4. Theo KCNA, loại vũ khí mới của nước này có hệ thống dẫn đường đặc biệt và mang theo đầu đạn có sức công phá mạnh mẽ.

KCNA dẫn lời ông Kim nói rằng việc hoàn tất phát triển hệ thống vũ khí này là “sự kiện có tầm quan trọng vô cùng to lớn” trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của Triều Tiên. Theo các nhà quan sát, từ “chiến thuật” ám chỉ khả năng Triều Tiên vừa thử một loại vũ khí tầm ngắn, không phải tên lửa đạn đạo vốn bị Mỹ coi là một mối đe dọa. 

Theo truyền thông Triều Tiên, phát biểu tại cuộc thử nghiệm, ông Kim đã đặt ra “các giai đoạn và mục tiêu chiến lược” để duy trì sản xuất đạn dược của Triều Tiên, đưa khoa học và công nghệ quốc phòng Triều Tiên lên “cấp độ tiên tiến” và chỉ rõ “những nhiệm vụ và cách thức chi tiết để đạt được các mục tiêu này”. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái ông Kim Jong-un giám sát một vụ thử vũ khí của Triều Tiên. Vụ việc diễn ra sau khi ông đưa ra thời hạn cuối năm cho việc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ. 

Hãng tin CNBC dẫn lời ông Alexandra Alexandra Bell – Giám đốc chính sách cao cấp tại Trung tâm kiểm soát và không phổ biến vũ khí – cho rằng, vụ thử vũ khí mới nhất của Triều Tiên “giống như một hoạt động tuyên truyền và là cách để nhắc nhở chính quyền của Tổng thống Trump về lý do họ lại ngồi vào đàm phán lần đầu”. Theo ông Bell, rõ ràng, Triều Tiên đang gây áp lực lên chính quyền Mỹ để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. “Do vậy, tôi sẽ xem đây như những biện pháp nhỏ để nâng cao vị thế đàm phán của Triều Tiên nếu ông Trump và ông Kim cùng ngồi xuống đàm phán một lần nữa”, ông Bell nói thêm.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.