Tổng thống thứ 19 và cuộc đua nghẹt thở vào Nhà Trắng

Ông Hayes
Ông Hayes
(PLO) -Cho đến nay, cuộc bầu cử mà ông Rutherford B. Hayes cuối cùng giành được chiến thắng vẫn là cuộc bầu cử kéo dài nhất, sít sao nhất, nhiều thù hằn và cũng gây tranh cãi nhất trong lịch sử của nước Mỹ.

Rutherford Birchard Hayes sinh năm 1822 trong một gia đình nông dân ở Delaware, thuộc bang Ohio. Năm ông chào đời, mẹ của ông cùng lúc đón nhận 2 tin dữ: con trai tử vong do đuối nước khi trượt tuyết và chồng qua đời khi bà đang bụng mang dạ chửa. Chào đời 10 tuần sau khi cha chết nhưng Hayes may mắn khi vẫn được hưởng trọn tình yêu thương của mẹ - vốn là một người phụ nữ đôn hậu và hiền thảo, lại được người cậu vốn là một doanh nhân cưu mang.

Cũng nhờ đó mà Hayes được học hành đến nơi đến chốn. Năm 1842, ông tốt nghiệp trường Đại học Kenyon ở Gambier, Ohio với số điểm cao nhất lớp. 3 năm sau, ông tiếp tục lấy được thêm bằng cử nhân luật từ trường Đại học Harvard danh tiếng, trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ có bằng luật chính quy.

Chiến binh dũng cảm

Tốt nghiệp trường Harvard, Hayes được nhận vào liên đoàn luật sư bang Ohio và bắt đầu hành nghề luật ở vùng Hạ Sandusky. Là một người phản đối chế độ nô lệ, trong quá trình theo nghề luật, ông gia nhập và tích cực hoạt động trong đảng Cộng hòa được thành lập vào những năm 1850 để phản đối việc mở rộng chế độ nô lệ ra các vùng trên lãnh thổ của nước Mỹ.

Năm 1858, Hayes được chỉ định làm luật sư của thành phố Cincinnati và tái đắc cử một năm sau đó. Tiếng tăm của ông càng ngày càng vang xa. Sự nghiệp đang lên nhưng khi cuộc nội chiến ở Mỹ bùng nổ vào năm 1861, Hayes vẫn hăng hái đăng ký tòng quân.

Nhập ngũ khi đã gần 40 tuổi, không có kinh nghiệm chiến đấu, và vợ đang mang bầu đứa con thứ 4, ban đầu, ông được phân công vào một đơn vị ở hậu phương. Nhưng khi nhận thấy cuộc chiến tranh sẽ kéo dài và khốc liệt, ông quyết định xung phong ra trận. Ngày 7/6 cùng năm, ông được Thống đốc Ohio chỉ định làm chỉ huy đội tình nguyện số 23 Ohio, cùng đơn vị với người về sau cũng có trở thành tổng thống Mỹ William McKinley.

Ra chiến trường, ông được ông McKinley miêu tả “đã thay đổi hoàn toàn, từ một quý ông ấm áp, dễ chịu, lịch thiệp và hào phóng trở thành một chỉ huy cứng rắn và dữ dội”. Một số tổng thống của Mỹ cũng từng tham chiến nhưng Hayes là người duy nhất đã bị thương nhiều lần khi chiến đấu: bị thương ở chân trong trận đấu ở Pearisburg vào năm 1862; trúng đạn ở vai trái cùng năm; vừa trúng đạn vừa bị ngã ngựa trong trận Kernstown năm 1864; bị thương nghiêm trọng ở mắt cá chân năm 1864. 

Cùng năm 1864, một người bạn của Hayes đã đề cử ông vào Hạ viện và thuyết phục ông rời quân ngũ để về nhà tranh cử nhưng ông đã từ chối vì muốn tiếp tục chiến đấu. Phải đến khi cuộc nội chiến kết thúc vào năm 1865 thì ông mới rời quân đội. Khi này, ông đã là một Thiếu tướng.

Chiến thắng nhờ chỉ 1 lá phiếu

Sau nội chiến, Hayes được bầu vào Hạ viện nhưng sau 2 năm ông quyết định trở về quê để tranh cử chức Thống đốc bang Ohio. Kiên quyết giữ vững lập trường sửa đổi Hiến pháp bang Ohio để trao quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi, ông nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân tại cuộc bỏ phiếu diễn ra năm 1867 và đã giữ chức Thống đốc Ohio trong suốt 3 nhiệm kỳ từ năm 1867 tới 1876.

Tại đại hội quốc gia để bầu ra ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa năm 1876, đảng này bị chia rẽ nghiêm trọng giữa nhóm những người ủng hộ Tổng thống Ulysses S. Grant tiếp tục nhiệm kỳ thứ 3 và phe muốn Chủ tịch Hạ viện James G. Blaine làm đại diện tranh cử. Không bên nào nhường bên nào, cuối cùng, 2 nhóm đi đến thỏa hiệp đề cử ông Hayes – một người nổi tiếng trung thực, trung thành và “tốt toàn diện” – làm đại diện của đảng. 

Ông Hayes về sau trở thành tổng thống thứ 19 của nước Mỹ. Song, để đi được đến bước này, ông đã phải trải qua một cuộc cử được cho là tranh cãi nhất và cũng sít sao nhất trong lịch sử nước Mỹ. Tại cuộc bầu cử diễn ra năm 1876 đó, đối thủ của ông Hayes là Thống đốc New York Samuel J.

Tilden, một nhân vật mạnh mẽ ủng hộ cải cách. Ông này rất được lòng cử tri ở nhiều nơi khi liên tục phá được những đường dây tham nhũng quy mô lớn ở New York. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ lúc này đã rơi vào khủng hoảng trầm trọng, mùa màng thất bát, tỉ lệ thất nghiệp cao và những bê bối nghiêm trọng liên tục xảy ra đã khiến uy tín của đảng Cộng hòa giảm sút. Đây đó đã có những kêu gọi thay đổi chính đảng cầm quyền.

Tranh cử trong tình thế khó khăn như vậy, Hayes nhận thức được rõ ông sẽ khó thắng. Chính vì vậy nên sau khi kết quả bỏ phiếu ban đầu ở các bang quan trọng như Ohio và New York cho thấy ông Tilden dẫn trước, ông đã lên giường đi ngủ với tâm thế mình là người thua cuộc và chuẩn bị trong đầu bài phát biểu nhận thất bại.

Tuy nhiên, tỉnh giấc vào sáng ngày hôm sau, ông lại nhận được tin chiến thắng ở Pacific Slope và cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều tuyên bố chiến thắng ở 3 bang Florida, Louisiana và Nam Carolina. Theo kết quả kiểm phiếu khi đó, nếu không tính 3 bang trên, ông Tilden hơn ông Hayes 250.000 phiếu phổ thông nhưng lại thiếu 1 phiếu đại cử tri để đắc cử. Nhưng nếu ông Hayes thắng ở cả 3 bang Florida, Louisiana và Nam Carolina, ông sẽ thắng vì sẽ giành được nhiều hơn 1 phiếu đại cử tri so với ông Tiden.

Tháng 1/1877, sau những tranh cãi kéo dài, đảng Dân chủ và Cộng hòa đã đạt được thỏa thuận bước đầu để giải quyết tranh chấp bầu cử khi Đạo luật Ủy ban bầu cử được thông qua. Luật này thiết lập một ủy ban gồm 5 thượng nghị sỹ, 5 hạ nghị sỹ và 5 thẩm phán của Tòa án tối cao để xem xét kết quả bầu cử.

Ủy ban này bao gồm 7 người thuộc đảng Dân chủ, 7 người thuộc đảng Cộng hòa và một ủy viên độc lập – Thẩm phán David Davis. Song, trước khi Ủy ban trên đưa ra được quyết định của mình, Thẩm phán Davis đã xin rút và một thẩm phán mới – là một người thuộc đảng Cộng hòa tên Joseph Bradley – được bổ nhiệm thay thế.

Như vậy là trong ủy ban mới gồm 8 người thuộc đảng Cộng hòa và 7 người đảng Dân chủ. Tất nhiên, tất cả đều ủng hộ kết quả kiểm phiếu của đảng của họ. Những tranh cãi tiếp tục kéo dài đến tận ngày 2/3 ông Hayes được chính thức được tuyên bố thắng ở 3 bang trên, đồng nghĩa với việc ông giành được 185/1184 phiếu đại cử tri so với đối thủ và trở thành tổng thống của Mỹ. 

Lễ nhậm chức của ông diễn ra chỉ 1 ngày sau đó. Do những tranh cãi gay gắt về kết quả bầu cử nên đảng Cộng hòa lo sợ đảng đối lập sẽ tìm cách phá hủy lễ nhậm chức của ông Hayes. Vì vậy nên ông đã trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ thực hiện nghi lễ tuyên thệ nhậm chức ở Nhà Trắng rồi sau đó mới làm lễ nhậm chức trước công chúng. Nghi lễ của nhậm chức của ông thậm chí được tổ chức bí mật để tránh bị phá bĩnh.

Người mở đường cho nữ luật sư

Là tư lệnh của nước Mỹ ở một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nước này, Hayes cũng là người đã chứng kiến một số cải cách được đưa tới Washington. Ông chính là tổng thống đầu tiên của Mỹ được sử dụng điện thoại - chiếc điện thoại do chính nhà phát minh Alexander Graham Bell lắp ở Nhà Trắng vào năm 1879. Ông cũng là nguyên thủ đầu tiên của Mỹ được sử dụng máy đánh chữ khi tại nhiệm.

Ngoài ra, ông cũng là người nắm giữ một số kỷ lục đầu tiên khác trong các đời tổng thống Mỹ, bao gồm việc là tổng thống đầu tiên đến thăm khu Bờ Tây, là người đã khởi xướng truyền thống lăn trứng Phục sinh ở vườn cỏ tại Nhà Trắng vốn được duy trì từ năm 1878 đến nay.

Năm 1852, Hayes kết hôn với bà Lucy Ware Webb – từng tốt nghiệp trường Đại học nữ Wesleyan ở Cincinnati. Với thành tích đó, khi chồng lên nắm quyền, bà trở thành đệ nhất phu nhân đầu tiên của Mỹ tốt nghiệp đại học.

Nhắc đến Hayes, người ta cũng nhớ đến việc ông chính là người đã ký ban hành luật cho phép phụ nữ được ra bào chữa tại Tòa án tối cao của nước này.../.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.