Tổng thống duy nhất của Mỹ từ chức

Tổng thống thứ 37 của Mỹ Nixon
Tổng thống thứ 37 của Mỹ Nixon
(PLO) -Với việc từ chức khi đang ở nhiệm kỳ thứ 2, cho đến nay, Richard Nixon – tổng thống thứ 37 của nước Mỹ - vẫn là người đầu tiên và duy nhất từng từ chức khi đang tại nhiệm.

5 tên trộm bí ẩn

Trước khi trở thành tổng thống Mỹ, Nixon từng có 8 năm làm Phó Tổng thống dưới thời Dwight D. Eisenhower và 1 lần ra tranh cử thất bại. Phải đến năm 1968, khi chính phủ của đảng Dân chủ mất đi sự ủng hộ của người dân do nước Mỹ lún sâu vào cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam, Nixon mới giành được chiến thắng sít sao trước đối thủ để trở thành tổng thống thứ 34 của nước Mỹ.

Chính phủ của Nixon đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn thịnh vượng kéo dài của Mỹ sau Chiến tranh thế giới II và khởi động giai đoạn lạm phát cùng tỉ lệ thất nghiệp luôn “cao ngất”.

Tuy nhiên, đó không phải là điểm khiến người ta thất vọng nhất, cũng không phải là nguyên nhân khiến Nixon phải từ chức mà xuất phát từ vụ bê bối cho đến nay được cho là bê bối chính trị lớn nhất trong lịch sử của Mỹ - vụ bê bối Watergate.

Vụ việc bắt đầu vào rạng sáng 17/6/1972, khi 5 tên trộm đột nhập vào văn phòng của Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ ở khu phức hợp văn phòng Watergate tại Washington nhưng bị nhân viên bảo vệ phát và bị cảnh sát bắt giữ vào lúc 2h30. 

Trong quá trình điều tra, các điều tra viên phát hiện những mảnh giấy ghi số liên lạc của Ủy ban vận động tái tranh cử của Tổng thống Nixon trong số đồ đạc của toán trộm.

Tuy nhiên, một người phát ngôn của Nhà Trắng sau đó đã bác bỏ việc có liên quan, khăng khăng cho rằng đó chỉ là một vụ trộm bình thường. Tháng 8/1972, Tổng thống Nixon tuyên bố với các phóng viên rằng “không một nhân viên nào trong Nhà Trắng, không một người nào trong chính quyền liên quan đến vụ việc”.

Bê bối bùng nổ

Nhưng trên thực tế, vụ bắt giữ những tên trộm ở Watergate đã đánh dấu sự khởi đầu của một chuỗi các sự kiện mà trong đó Tổng thống Nixon và những cố vấn hàng đầu của ông ngày càng dính sâu vào vụ bê bối che giấu và các hành vi bất hợp pháp khác. 

Ngay sau vụ phát hiện toán trộm, 2 phóng viên trẻ của tờ Washington Post là Bob Woodward và Carl Bernstein đã bắt đầu điều tra về sự thật xung quanh vụ đột nhập. Để rồi, họ phát hiện trong số những tên trộm có cựu nhân viên CIA James W. McCord – khi đó đang là điều phối an ninh cho chiến dịch tái tranh cử của Nixon.

Họ cũng phát hiện chiến dịch vận động tranh cử của tổng thống gửi 25.000 USD vào tài khoản của một trong những tên trộm, để từ đó lần ra việc Bộ trưởng Tư pháp John Mitchell đã kiểm soát một khoản quỹ bí mật chuyên chi tiền do các chiến dịch do thám chính trị và các trò bẩn nhằm vào các ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ nhằm phục vụ cho nỗ lực tái tranh cử của tổng thống.

Không chỉ vậy, người ta còn phát hiện các hành động bất hợp pháp của tổng thống thực chất đã bắt đầu vào năm 1970, khi tờ New York Times tiết lộ về một chiến dịch đánh bom bí mật tại Campuchia nhằm thúc đẩy cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Sau vụ việc, Nixon đã chỉ đạo cấp dưới nghe lén các phóng viên và các nhân viên trong chính phủ để tìm nguồn làm rò rỉ thông tin. 

Đến năm 1971, đến lượt Hồ sơ Lầu Năm Góc được công bố trên The New York Times, trong đó nêu chi tiết lịch sử bí mật cuộc chiến ở Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ 2 nhiệm kỳ trước Nixon.

Ngay sau đó, Nixon đã chỉ đạo cho các cố vấn tại Nhà Trắng lập đơn vị “Những người thợ sửa ống nước” với mục đích duy nhất là thu thập thông tin tình báo chính trị để phát hiện bất cứ âm mưu nào nhằm vào ông ta và phá hủy những âm mưu đó trước khi nó hủy hoại ông ta. 

Tòa nhà Watergate.
Tòa nhà Watergate.

Từ chức

Tháng 2/1973, Thượng viện Mỹ thành lập một ủy ban do Thượng nghị sỹ Sam Ervin đứng đầu để điều tra về các sự kiện xung quanh vụ Watergate và các cáo buộc về do thám chính trị và phá hoại được thực hiện dưới danh nghĩa ủy ban vận động tái cử của tổng thống. 

Quãng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4/1973 là thời điểm việc che giấu các sai phạm của Nixon bắt đầu được tiết lộ. Ngày 23/3, James W. McCord - một trong 5 tên trộm bị buộc tội sau vụ đột nhập vào Watergate – khai với Thẩm phán John J. Sirica rằng hắn đã bị gây áp lực buộc phải im lặng.

Đến ngày 20/4, quyền Giám đốc FBI L. Patrick Gray từ chức sau khi thừa nhận đã phá hủy bằng chứng trong vụ Watergate dưới sự thúc ép của các cố vấn của Nixon.

10 ngày sau, 4 quan chức hàng đầu của Tổng thống cũng từ bỏ vị trí của mình, bao gồm Chánh văn phòng H.R. Haldeman; Trợ lý các vấn đề đối nội John Ehrlichman; Bộ trưởng Tư pháp Richard Kleindienst và cố vấn Tổng thống John Dean.

Từ ngày 17/5/1973, Ủy ban của Thượng viện Mỹ bắt đầu các phiên điều trần được truyền hình trực tiếp. Một tháng sau đó, cố vấn tổng thống John Dean thừa nhận Nhà Trắng đang che giấu các sai phạm và rằng cá nhân Tổng thống Nixon có liên quan đến việc chi tiền cho 5 tên trộm và 2 hoạt động khác liên quan đến việc lập kế hoạch đột nhập Watergate.

3 tuần trôi qua, lại thêm một cố vấn khác của Nixon tiết lộ Tổng thống đã yêu cầu lắp các thiết bị nghe lén vào Phòng bầu dục từ mùa xuân năm 1971 và rằng hầu hết các cuộc thảo luận từ đó đều đã bị ghi lại. 

Cuộc tranh giành những cuộc băng ghi lại các cuộc hội thoại tại phòng Bầu Dục giữa 3 nhánh quyền lực ở Mỹ kéo dài suốt 1 năm sau đó. Tháng 10/1973, công tố viên đặc biệt vụ Watergate Archibald Cox tuyên bố sẽ yêu cầu chính phủ bàn giao những đoạn băng ghi lại các cuộc hội thoại tại Nhà Trắng bất chấp sự phản đối của Nixon. Ông Cox thậm chí đưa vụ việc lên Tòa án tối cao và Tòa này đã ra phán quyết buộc Tổng thống Nixon phải bàn giao các đoạn băng. 

Động thái trên đã dẫn tới sự kiện “Ác mộng tối thứ 7” ngày 20/20/1973, khi Nixon đòi sa thải Cox nhưng Bộ trưởng Tư pháp Elliot Richardson và cấp phó William Ruckelshaus đều từ chối. Thay vào đó, họ quyết định từ chức.

Người thay thế Robert Bork sau đó đồng ý thực hiện chỉ thị của tổng thống và sa thải ông Cox. Chuỗi sự kiện này đã được truyền hình Mỹ truyền hình trực tiếp từ lúc 20h30 và đã khiến cả nước Mỹ chấn động, đồng thời dấy lên những kêu gọi luận tội tổng thống. 

10 ngày sau, tiến trình luận tội tổng thống bắt đầu ở Hạ viện Mỹ với việc Ủy ban tư pháp của Hạ viện bắt đầu cuộc điều tra riêng của cơ quan này. Trước sự giận dữ của công chúng, Nixon sau đó đồng ý bàn giao một số đoạn băng.

Nhưng, 2 trong số những đoạn băng được phát hiện đã bị hủy và một đoạn băng khác cũng bị mất đi 18 phút quan trọng ghi lại cuộc hội thoại giữa Tổng thống và ông Haldeman 3 ngày sau vụ đột nhập Watergate, mà về sau được cho là do thư ký của tổng thống gây ra. 

Để tránh phải nộp tất cả 42 đoạn băng cho Ủy ban tư pháp Hạ viện, Nixon thay vào đó công bố 1,254 trang gỡ băng đã được chỉnh sửa. Những đoạn gỡ băng này cũng khiến người dân Mỹ ngỡ ngàng khi phát hiện ra một Tổng thống Nixon đa nghi và tục tĩu ẩn sau vẻ ngoài cẩn thận mà ông ta dày công gây dựng.

Ngày 27/7/1974, Ủy ban tư pháp Hạ viện Mỹ phê chuẩn việc luận tội Tổng thống Nixon về tội cản trở công lý. 2 ngày sau, Ủy ban này tiếp tục thông qua việc truy tố tổng thống về tội lạm quyền. Ngày tiếp theo, điều khoản luận tội thứ 3 – coi thường Quốc hội – cũng được phê chuẩn. 

Đến ngày 5/8/1974, đoạn video tiết lộ Tổng thống Nixon liên quan đến việc che giấu các sai phạm và ra lệnh cho ông Haldeman dừng cuộc điều tra của FBI sau vụ đột nhập của FBI cuối cùng cũng được tiết lộ, khiến những người ủng hộ Nixon trong Quốc hội buộc phải đổi ý.

4 ngày sau, Tổng thống Nixon từ chức để tránh nguy cơ phải hầu tòa, trở thành tổng thống đầu tiên và duy nhất của Mỹ từ chức khi đang tại nhiệm. Theo đúng Hiến pháp Mỹ, Phó Tổng thống Gerald R. Ford lên tiếp quản quyền lực và 1 tháng sau đó đã quyết định ân xá tất cả các tội danh mà Nixon có thể đã phạm phải khi làm tổng thống. 

Tính đến khi từ chức, Richard Nixon đã có 2.026 ngày là tổng thống thứ 37 của Mỹ. Ông ta rời nhiệm sở khi đã mới đi được 1,5 năm của nhiệm kỳ thứ 2. Tổng cộng 25 quan chức trong chính quyền của ông ta sau đó đã bị buộc tội và bị tống giam vì nhiều tội danh khác nhau liên quan đến vụ bê bối này.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.