Tình trạng khốn đốn của cộng đồng LGBT ở Indonesia

Người đàn ông đồng tính đã bị phạt đánh công khai trước đền thờ Hồi giáo Syuhada
Người đàn ông đồng tính đã bị phạt đánh công khai trước đền thờ Hồi giáo Syuhada
(PLO) - Trong vòng chưa đầy 18 tháng qua, những người đồng tính ở Indonesia đang phải sống trong tình trạng nguy hiểm không chỉ bị kỳ thị, họ còn bị cảnh sát đàn áp. 

Theo CNN, một đợt càn quét chưa từng có của cảnh sát, các vụ tấn công trong nhà tù vào các tội phạm đồng tính đã khiến nhiều người trong cộng đồng LGBT ở Indonesia sợ hãi và lo lắng cho sự an toàn của chính mình. 

“Những người đồng tính ở Indonesia đã kiệt sức và vô cùng khủng hoảng”, Kyle Knigh, nhà nghiên cứu LGBT tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW). Đây có thể nói là bối cảnh tối tăm nhất của một đất nước và trong hàng thập kỷ qua luôn tự hào là một xã hội đa dạng, mặc dù không đông dân. 

Rơi vào tình trạng khủng hoảng

Indonesia là quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới nhưng đây cũng là một đất nước thế tục.Trước nay, đất nước này luôn có truyền thống khoan dung tôn giáo từ lâu đời vẫn được ghi nhận trong Hiến pháp và đã được phương Tây xem như là một kiểu mẫu về dân chủ cho quốc gia Hồi giáo khác ở Trung Đông. Nhưng gần đây các nhóm nhỏ những người thuộc phe bảo thủ Hồi giáo đã trở nên ngày càng lớn tiếng ở Indonesia. Nó khiến cho Indonesia đang dần tụt ra khỏi danh sách các nước khoan dung về tôn giáo, và rằng phe theo đường lối cứng rắn đang dần ở thế thượng phong.

Tháng 5/2017, 2 người đàn ông đã bị phạt đánh 85 roi công khai trước đền thờ Hồi giáo Syuhada ở thủ phủ Banda Aceh tại tỉnh Aceh, vì quan hệ đồng tính. Họ mặc trang phụ màu trắng, đứng trên bục trong khi một nhóm đàn ông thay phiên nhau dùng gậy vụt vào lưng, họ nhắm chặt mắt trong đau đớn, trong khi đám đông xung quanh thì cổ vũ nhiệt tình. Trước đó vào hồi tháng 3/2016, cặp đôi này bị phát hiện đang thực hiện hành vi “quan hệ tình dục không lành mạnh” trên giường. Cảnh sát đã ập vào và ghi hình lại tất cả để làm bằng chứng. Những hình ảnh nhạy cảm trên sau đó đã được phát trên truyền thông. Vụ việc đã dấy lên làn sóng biểu tình của cộng đồng LGBT trên toàn Indonesia và thế giới. 

Được biết, năm 2014, bộ luật chống lại người đồng tính của tỉnh Aceh được duyệt và đi vào hiệu lực ngay năm sau. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên mà hình phạt được chính thức áp dụng.

Một sự kiện khác ngày 22/5/2017, cảnh sát Jakarta cho biết đã đột kích và bắt giữ 141 nam giới tham gia “bữa tiệc đồng tính” tại một khu nhà ở thủ đô của Indonesia. Theo thông báo của cảnh sát Jakarta, sẽ có khoảng 10 người bị bắt giữ với cáo buộc tổ chức hoạt động mang tính khiêu dâm trên vì có hoạt động biểu diễn thoát y. Số người còn lại bị thẩm vấn trong vai trò nhân chứng.

LGBT thường xuyên bị kỳ thị

Tại Indonesia, người LGBT vẫn thường xuyên đối diện với nạn kỳ thị và phân biệt đối xử nhưng tình trạng này đặc biệt tồi tệ tại tỉnh Aceh, vốn là một khu tự trị và áp dụng nghiêm ngặt luật Sharia của đạo Hồi. 

Hồi tuần trước, Cảnh sát trưởng Tây Java Anton Charliyan tuyên bố ông sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm đặc biệt để trấn áp cộng đồng LGBT. “Họ sẽ phải đối mặt với luật pháp và các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt, đồng thời sẽ không được xã hội chấp nhận”. 

Được biết, mặc dù là quốc gia Hồi giáo nhưng chỉ có một phần nhỏ chẳng hạn như tình Aceh là tuân theo luật Hồi giáo nghiêm ngặt. Tuy nhiên, quan hệ đồng tính chưa bao giờ được cho là hợp pháp. Năm 2013, trong một cuộc khảo sát của Trung Tâm Nghiên Cứu Pew (Mỹ) cho thấy, 93% người dân không chấp nhận đồng tính luyến ái. 

Jonta Saragih, một cựu hoạt động của LGBT từ Sumatra cho biết, gia đình anh không chấp nhận anh kể từ khi chào đời, người Indonesia thường có thái độ kỳ thị, khinh miệt đối với cộng đồng LGBT. “Cách đây vài năm khi tôi sống ở Jakarta, tình dục đồng giới không được pháp luật thừa nhận, nhưng cũng chẳng có một ai lên tiếng kêu gọi hay đòi quyền lợi cho người LGBT cả”, Jonta nói với CNN. 

Thường xuyên bị khinh miệt nhưng vấn đề càng trở nên căng thẳng bắt đầu từ năm 2016, khi một số bộ trưởng trong chính phủ có những hành động và lời nói tấn công cộng đồng LGBT ở Indonesia. Trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng  Ryamizard Ryacudu nói rằng, cuộc chiến chống lại phong trào LGBT của Indonesia còn nguy hiểm hơn cả “một cuộc chiến tranh hạt nhân”. “Nếu một quả bom nguyên tử rơi xuống Jakarta, thành phố Semarang chẳng bận gì, nhưng nếu LGBT ngày càng lan rộng, mọi thứ sẽ biến mất và đó thực sự là điều nguy hiểm”, ông Ryamizard nói. 

Ngay sau đó, các chuyên gia y tế của đất nước cũng tham gia vào vấn đề này. Hiệp hội Các nhà tâm thần học Indonesia còn đưa ra một tuyên bố hồi tháng 2/2017 rằng, người đồng tính hoặc lưỡng tính đều có “vấn đề về tâm thần”. 

Tình trạng miệt thị người đồng tính ngày càng lan tỏa, vào hồi cuối năm 2016, hàng chục ứng dụng hẹn hè đồng tính đã bị cấm, khiến cho cả đồng tính nam và đồng tính nữ khó khăn hơn trong việc giao tiếp với nhau. “Tôi có một vài người bạn tốt và chúng tôi thường thảo luận về vấn đề đồng tính trên mạng xã hội, nhiều người bạn khác của tôi tỏ ra không hài lòng, họ xóa facebook và nói rằng không muốn làm bạn với tôi nữa”, Jonta nói. 

Hồi tháng 8/2016, một nhóm các nhà hoạt động bảo thủ là luật sư đã kiện lên tòa án Hiến pháp nhằm kêu gọi đưa tình dục đồng giới là hoạt động bất hợp pháp ở Indonesia. Họ nhân danh 12 cá nhân đã tranh cãi tại Tòa án Hiến pháp Indonesia, đòi thay đổi bộ luật hình sự. Phát ngôn viên của nhóm pháp lý Feizal Syahmenan nói với CNN, họ muốn thay đổi 3 trong luật hình sự. Một là, cấm quan hệ tình dục ngoài hôn nhân; hai là, cấm hiếp dâm người đồng tính và ba là, cấm quan hệ tình dục đồng tính hoàn toàn. Ông Syahmenan nói rằng, 3 điều luật này hoàn toàn sai và chống lại các định mức và giá trị của Indonesia. 

Tổng thống không mấy quan tâm

Tình hình là như thế nhưng người đồng tính cảm thấy thất vọng vì dường như Tổng thống Indonesia Joko Widodo không hề quan tâm đến họ. Hồi tháng 10/2016, trong một cuộc đàn áp người đồng tính, Tổng thống Widodo chỉ nói rằng “không nên có sự phân biệt đối xử với bất cứ ai” và thêm rằng, cảnh sát phải hành động chống lại mọi cố gắng gây tổn hại đến cộng đồng LGBT. 

Nhà hoạt động nhân quyền Pawestri cho biết, nhiều người Indonesia đồng tính đã thất vọng vì sự bảo vệ mờ nhạt của ông Widodo về các quyền của họ. “Người dân LGBT nhận ra rằng sự im lặng của ông có nghĩa là không có sự bảo vệ từ chính phủ, và điều này là hoàn toàn bất công”, bà nói.

Tuy nhiên, những người chống lại người đồng tính như ông Feizal Syahmenan lại nói rằng cuộc chiến chống lại người đồng tính ở Indonesia là nhằm khẳng định “các chuẩn mực và giá trị của đất nước”. Những người đồng tính nam và đồng tính nữ là mối nguy hiểm với tương lai của đất nước, “trẻ con chúng thường hay bắt chước, và sao chép người lớn, nếu chúng thấy những hành vi tình dục đồng tính, chúng có thể sẽ nghĩ rằng đó là hành động vui vẻ và thú vị”, ông Feizal Syahmenan nói. 

Mặc dù tình hình hiện nay khá tồi tệ nhưng những người đồng tính như Jonta vẫn hy vọng về một tương lại tươi sáng với cộng đồng LGBT ở Indonesia. “Tôi sẵn sàng chiến đấu để có một Indonesia tốt đẹp hơn, chiến đấu cho sự bao dung. Chúng tôi đang bị áp bức, thậm chí bị ngăn chặn trên cả phương tiện truyền thông… nhưng chúng tôi vẫn lạc quan. Phải lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn”, Jonta chia sẻ. 

Theo hãng tin Reuters, hiện còn hơn 70 quốc gia và lãnh thổ xem việc thừa nhận bị đồng tính là phạm tội. Đặc biệt tình trạng này còn khá nặng ở các quốc gia thuộc châu Phi và châu Á. Báo cáo của Hiệp hội Gay và Les quốc tế cũng cho biết, vẫn còn 73 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới xử phạt những hành vi quan hệ tình dục của người nhóm giới tính LBGT. Con số trên dẫu sao cũng có giảm vì hai năm trước là 93 quốc gia. 

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.