Tình hình dịch bệnh ngày 16/8: Trên 21,6 triệu ca mắc COVID-19

Tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho một tình nguyện viên tại Hollywood, bang Florida, Mỹ, ngày 13/8/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tiêm vắcxin ngừa COVID-19 cho một tình nguyện viên tại Hollywood, bang Florida, Mỹ, ngày 13/8/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, với 5.529.789 ca mắc và 172.606 ca tử vong.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h45 ngày 16/8 9 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 21.600.638 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 768.603 ca tử vong. Số ca bình phục là 14.321.853 ca.

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19, với 5.529.789 ca mắc và 172.606 ca tử vong.

Tình hình dịch diễn biến phức tạp đã buộc một số trường học tại bang Arizona của Mỹ phải hủy bỏ các lớp học trực tiếp trong tuần tới, sau khi các giáo viên báo "nghỉ ốm" để phản đối những gì họ nói là điều kiện giảng dạy không an toàn trong đại dịch COVID-19.

Xếp sau Mỹ là Brazil, với 3.317.832 ca mắc COVID-19 và 107.297 ca tử vong. Theo số liệu của Bộ Y tế Brazil công bố ngày 16/8, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 41.576 ca bệnh và 709 ca tử vong.

Hiện Brazil là quốc gia có số ca bệnh và tử vong cao nhất ở khu vực Mỹ Latinh.

Sau Brazil là Ấn Độ với 2.589.208 ca mắc và 50.084 ca tử vong. Tiếp đến là Nga với 917.884 ca mắc và 15.617 ca tử vong, Nam Phi với 583.653 ca mắc và 11.677 ca tử vong.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố, từ ngày 17/8, nước này sẽ nới lỏng lệnh phong tỏa từ cấp độ 3 hiện tại xuống cấp độ 2 sau khi ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày tại nước này trên đà giảm mạnh trong những tuần qua.

Theo đó, ngoài việc cho phép người dân di chuyển liên tỉnh, gặp gỡ bạn bè và người thân, hầu hết các lĩnh vực kinh tế sẽ được phép hoạt động nếu tuân thủ các biện pháp vệ sinh phòng dịch theo quy định.

Tại châu Âu, số ca mắc COVID-19 tại Ireland đang gia tăng với mức độ "vô cùng lo ngại."

Trong ngày 15/8, nước này phát hiện thêm 200 ca mắc bệnh, mức cao nhất kể từ tháng 5 trở lại đây. Người đứng đầu nhóm đội ngũ chuyên gia y tế Ireland, ông Ronan Glynn, cho biết hiện nay dịch bệnh ở Ireland đang lây lan rộng trong cộng đồng tại một số khu vực, nhưng đều truy ra được nguồn lây nhiễm.

Gần 70% số ca mắc mới được phát hiện tại hai hạt cạnh nhau là Kildare và Dublin.

Ireland mở cửa lại nền kinh tế với tốc độ chậm hơn so với hầu hết các nước trong Liên minh châu Âu (EU), nhưng số ca nhiễm mới tại nước này không ngừng gia tăng trong tuần 2 tuần qua. Ireland phải tái áp dụng lệnh phong tỏa tại một số vùng từ tuần trước.

Những người đứng đầu y tế tại các vùng ở Ireland đang cân nhắc xem có thể dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại các khu vực Kildare, Laois và Offaly vào tuần tới hay không.

Những chuyên gia y tế cũng sẽ đưa ra những khuyến cáo với chính phủ về việc liệu có tiếp tục trì hoãn việc dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế, mở cửa hoàn toàn nền kinh tế trong tuần tới hay không.

Tại châu Á, Trung Quốc chỉ còn ghi nhận số ca mắc COVID-19 nhỏ trong cộng đồng. Theo Ủy ban Y tế quốc gia của Trung Quốc, trong ngày 15/8, nước này có thêm 19 ca mắc COVID-19, trong đó có 4 ca nội địa, đều ở Tân Cương, và 15 ca "nhập khẩu."

Trong ngày cũng có thêm 56 ca hồi phục. Hiện cơ quan y tế Trung Quốc đang điều trị cho 618 người, trong đó có 34 ca nặng. Bên cạnh đó, trong 24 giờ qua, Trung Quốc ghi nhận thêm 16 ca bệnh không triệu chứng, trong đó có 11 ca nhập khẩu; hiện đang theo dõi y tế đối với 319 ca mắc không triệu chứng, trong đó có 176 ca nhập khẩu.

Tính đến hết ngày 15/8, Trung Quốc có tổng cộng 84.827 ca mắc COVID-19, trong đó có 79.575 ca đã được chữa khỏi và 4.634 ca tử vong.

Hiện cơ quan y tế Trung Quốc vẫn đang theo dõi 19.933 trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh.

Tại châu Phi, bất chấp tình hình dịch diễn biến phức tạp, từ ngày 15/8, Chính phủ Algeria đã cho phép mở cửa trở lại các nhà thờ Hồi giáo và các địa điểm vui chơi, giải trí.

Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại các địa điểm trên phải tuân thủ một số điều kiện và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh do cơ quan chức năng áp đặt, đặc biệt là đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Đối với các nhà thờ Hồi giáo, việc tập trung tín đồ với số lượng lớn trong các buổi cầu nguyện vào thứ Sáu hằng tuần vẫn bị cấm, cho đến khi tình hình dịch bệnh COVID-19 được hoàn toàn kiểm soát trong cả nước.

Hiện tại, chỉ các nhà thờ có sức chứa dưới 1.000 người và thực sự đáp ứng tốt các quy định về phòng ngừa lây lan của dịch bệnh mới được phép hoạt động trở lại.

Tại các địa điểm vui chơi, giải trí công cộng, lực lượng an ninh sẽ được tăng cường triển khai để giám sát, nhắc nhở và đảm bảo người dân chấp hành đeo khẩu trang cũng như thực hiện giãn cách.

Trước đó, từ ngày 24/5, chính quyền Algeria đã bắt buộc người dân phải đeo khẩu trang tại các địa điểm công cộng.

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh tại cuộc họp.

Hoạt động mới của Tổng thống Ukraine Zelensky

(PLVN) - Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/3 đã gặp phái đoàn của nhóm Đổi mới châu Âu thuộc Nghị viện châu Âu do Chủ tịch nhóm Valérie Hayer đứng đầu, tờ Ukrinform dẫn thông tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.