Tiết lộ tài liệu mật về bi kịch ở Hiroshima

Đại tá Paul Tibbets bên chiếc Enola Gay thực thi việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
Đại tá Paul Tibbets bên chiếc Enola Gay thực thi việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima
(PLO) -Năm 2015 đánh dấu 70 năm ngày Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (Nhật). Những chuyện xảy ra ngay buổi sáng của ngày 6/8/1945 ấy có lẽ là khoảnh khắc không bao giờ quên về một lực hủy diệt siêu tàn khốc mà cả thế giới chưa từng ai chứng kiến từ trước đó, ngoại trừ vụ thử nghiệm Trinity bí mật được thực nghiệm hai tuần trước đó ngay trong lòng hoang mạc Jornada del Muerto ở New Mexico. 

Đơn giản là cả thế giới chưa ai hình dung ra thứ kinh khủng, thứ đại loại hay từng nhìn thấy về nó. Trong nhiều năm qua, đã có không ít tài liệu đề cập đến Dự án Manhattan nói về việc chế tạo những quả bom hạt nhân thế hệ đầu tiên cũng như những hậu quả khủng khiếp mà người dân Hiroshima phải gánh chịu.

Những thay đổi bất thường của thời tiết trong buổi sáng tháng Tám năm ấy đã “phong kín” định mệnh của 4 đô thị Nhật Bản: 3 thành phố đã vực dậy sau thảm kịch, 1 thành phố bị xóa sạch.

Buổi sáng định mệnh

Vào khoảng 2h45 phút rạng sáng 6/8/1945, Đại tá Paul Tibbets của Không lực Hoa Kỳ (USAF) đã lái chiếc siêu pháo đài bay Boeing B-29 màu bạc hướng về góc cuối của đường băng “A” tại North Field, đảo Tinian ở Mariana (thuộc Khối thịnh vượng chung quần đảo Bắc Mariana).

Một chiếc máy bay ném bom khổng lồ được đặt tên “Enola Gay” ở ngay phía sau Paul Tibbets, tiếp góc cuối đường băng và xoay một góc 90 độ rồi cất cánh trực chỉ bay thẳng về phía quần đảo Nhật Bản nằm cách đó chỉ 6 giờ bay. 

Đại tá Paul Tibbets
Đại tá Paul Tibbets

Tibbets và phụ lái Robert Lewis cẩn thận kiểm soát 4 động cơ Wright R-3350 trong tiếng gầm mạnh mẽ của cỗ máy, từ từ cất cánh rời đường băng dài 2.500m. Chiếc Enola Gay nặng 7.500 kg do chở theo thùng nhiên liệu nặng nề cũng như sức nặng của mệnh lệnh mà nó phải thực hiện ngay buổi sáng ngày hôm đó. 

Cỡ 32 giây sau khi mệnh lệnh số 35 yêu cầu tấn công của USAF tung ra, chiếc Enola Gay đã tăng tốc, biến mất vào trong màn đêm tối đen của bầu trời Bắc Thái Bình Dương trong chuyến bay đầu tiên trực chỉ Iwo Jima, nơi nó sẽ thực hiện sứ mạng “hộ tống” hàng không cho “một thứ xảy ra chỉ vài giờ sắp tới mà khung cảnh hết sức xi nê”. 3 chiếc máy bay hộ tống B-29 khác cũng đã rời đảo Tinian cách đó 1 giờ để tiến hành việc giám sát thời tiết trên những mục tiêu đã định ngay trên lãnh thổ Nhật Bản. 

Từ Iwo Jima, chiếc Enola Gay và 2 máy bay hộ tống khác đánh lạc hướng sang hướng Đông tiến vào đảo Honshu,  tăng tốc bay lên độ cao 9.500m rồi duy trì tốc độ bay đạt 200 hải lý/giờ. 

“Chú nhóc”

Điều mà nhiều người đã không nhận ra là vào khoảng giữa thời điểm thực hiện sứ mạng bí mật này, có một máy bay của Enola Gay đã không biết đích xác mục tiêu của họ là gì. Trên máy bay này khi đó có một thứ “đồ chơi” – một quả bom duy nhất có biệt danh “Chú nhóc” - nhưng họ còn có 3 mục tiêu thay thế khác nếu có thể.

Mặc dù mục tiêu chính là Hiroshima ngay vào những giờ đầu tiên của ngày 6/8/1945, nhưng quả bom nguyên tử đầu tiên dùng cho chiến trận cũng rất có thể thả ở đâu đó khác. Nếu Hiroshima có quá nhiều gió vào buổi sáng ngày hôm đó thì quả bom có thể sẽ được thả ở Yokohama, Niigata hay Kokura, cả 3 thành phố này được lên kế hoạch là những mục tiêu có thể được “thay thế”. 

Hai mẹ con may mắn sống sót sau khi bom phát nổ
Hai mẹ con may mắn sống sót sau khi bom phát nổ 

Bay trên thành phố Hiroshima khoảng 7 giờ sáng, một trong những chiếc máy bay hộ tống gọi là Straight Flush đã gửi đi một bức thông điệp vô tuyến, và đối tượng nhận sẽ là chiếc Enola Gay. Bức điện tín ngắn gọn: “Mây bay không đầy 3/10 ở tất cả các cao độ. Lời khuyên: Thả bom”. 

Trên mặt đất, một tiếng còi báo động vang lên giòn giã. Rất nhiều người dân Hiroshima vẫn điềm nhiên tiếp tục công việc thường nhật của họ như không hề có chuyện gì xảy ra: Vẫn đi học, ăn sáng, mở của hiệu, đón xe điện đi làm.

Trong mắt người Nhật, ngày 6/8/1945 vẫn là ngày bình thường như bao ngày. Hai trăm hải lý bay trên vùng biển Thái Bình Dương, chiếc Enola Gay đã có mục tiêu cụ thể, lúc đó là 7 giờ 30 phút sáng: Mục tiêu là cây cầu hình chữ T có tên Aoio nằm ở quận thương mại trung tâm của Hiroshima.

Khoảng 8 giờ 10 phút sáng cùng ngày, chiếc Enola Gay chuẩn bị việc thả bom và đại tá Paul Tibbets đã chuyển sang thao tác lái tự động. Quyền kiểm soát sứ mạng tại thời điểm này được giao cho pháo thủ máy bay là Thiếu tá Thomas Ferebee, người ấn nút thả bom. Chỉ 5 phút sau đó, chiếc Enola Gay đã bay đến độ cao đã định là 9.470m. 

Cơn bão lửa

Thomas Ferebee định vị cây cầu Aoio và bắt đầu ấn nút thả bom, đó là lúc 8 giờ 15 phút sáng, giờ địa phương. “Thằng Nhóc” tung ra chỉ 43 giây và rơi tự do, địa điểm phát nổ là 600m bên trên mục tiêu đã định.

Ở độ cao đó, thiết bị kích khí áp sẽ tương tác với cơ chế bắn và làm nổ tung một đầu đạn bên trong chiếc hộp thép của “Thằng Nhóc”, một vũ khí nguyên tử dạng súng uranium có chứa 64 kg uranium được làm giàu.

Ngay tức khắc lúc xảy ra vụ nổ, không khí được làm nóng bởi tia X đã tạo ra một quả cầu lửa khổng lồ nóng tới 6.000°C trong vòng đường kính 400m, hình thành một dạng sóng áp lực lên gấp 5 lần Psi (năng lượng vật lý) với tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh, xòe đi khắp mọi hướng.

Nói đơn giản là sau vụ nổ tại vị trí đã định, con người bị “bốc hơi”, tàn tích về họ là một cái bóng bị cháy tại khối bê tông nơi họ đứng. “Thằng Nhóc” hủy diệt mọi thứ trong tầm hoạt động của nó trong vòng bán kính 1.600m và tạo ra một cơn bão lửa có đường kính tới 3km. 

Hơn 70% các tòa nhà trong khu vực bị ảnh hưởng vào khoảng 12km2 đã bị xóa sổ. Xấp xỉ 70.000 người đã tức bằng 1/3 dân số Hiroshima thời đó đã bị chết ngay tức khắc khi họ bị ảnh hưởng trực tiếp của vụ nổ Hiroshima, trong đó có 60% các trường hợp chết ngay tức khắc do bị bão lửa.

Khoảng 50.000 người bị thiệt mạng, nhiều nhất là người già và trẻ em, hơn 70.000 người bị chấn thương, nhiều người bị nhiễm các liều lượng bức xạ hạt nhân cực độc và bị chết chỉ vài tháng hoặc các năm sau đó.

Vụ nổ bom nguyên tử đã thổi bay cả thành phố Hiroshima bên dưới
Vụ nổ bom nguyên tử đã thổi bay cả thành phố Hiroshima bên dưới 

Chỉ trong vòng 43 giây sau khi “Thằng Nhóc” được ném ra đến vị trí phát nổ và khi chiếc Enola Gay đã bay xa 18,5km từ vị trí số 0, các thành viên tổ bay vẫn cảm nhận rõ mồn một sóng xung kích làm máy bay rung lên bần bật.

Khi đó, Đại tá Paul Tibbets đã dùng điện đàm trên máy bay để báo: “Xong. Thằng Nhóc đã làm nên cú đại thắng khi thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử”.  

Khi máy bay bay vượt qua biển Thái Bình Dương để đến quần đảo Mariana, họ vẫn thấy trên bầu trời xanh thẫm, trong sáng là hình ảnh một đám mây hình nấm nổi nhô cao bên trên bầu trời thành phố Hiroshima, đạt độ cao 13.000m và cách máy bay tới 360km.

Sau 12 giờ thực thi sứ mạng, chiếc Enola Gay và đội bay đã hạ cánh xuống đường băng “A” ở đảo Tinian đúng 3 khuya ngày hôm sau. Chiến dịch “Mệnh lệnh số 35” của Không lực Hoa Kỳ đã hoàn thành. 3 ngày sau đó, quả bom nguyên tử thứ hai mang biệt danh “Gã béo” đã được thả ở thành phố Nagasaki trên đảo Kyushu đã gây ra nhiều tổn thất to lớn về người và của. 

Thật kinh khủng để chấm dứt một cuộc chiến tranh tàn bạo mà có lẽ không ai muốn lập lại thêm lần nào nữa, song chắc chắn chúng ta sẽ nhớ mãi.../.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.