Tiến thoái lưỡng nan - cơn ác mộng của những người di cư mắc kẹt ở Bosnia

(PLVN) - Bosnia là quốc gia trung chuyển dành cho những người di cư cố gắng đến Liên minh châu Âu, nhưng lúc này biên giới với bên ngoài của Liên minh châu Âu đã bị đóng, khiến hàng nghìn người di cư mắc kẹt. Hàng trăm người trong số họ đang phải ngủ trong những tòa nhà bỏ hoang, lều tạm và thậm chí trên những toa xe chở hàng cũ, trong nhiệt độ mùa đông ở mức dưới 0 độ ở Bosnia và Herzegovina...

Salman giải thích với phóng viên Hans von der Brelie của Euronews rằng một số người bạn đồng hành của anh ấy đã gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần trên hành trình từ Pakistan đến Bosnia. Các gia đình trung lưu tiết kiệm hàng nghìn euro để gửi con trai đến châu Âu. Nhưng bây giờ họ đang bị mắc kẹt giữa đường, không có đường tiến, không có đường lui, bị áp lực bởi mặc cảm thất bại của gia đình ở quê nhà.

Salman và các anh trai của mình là một phần của nhóm người di cư Pakistan bị mắc kẹt ở vùng Tuzla trong một năm rưỡi. Họ đã sống trong một toa xe hàng bỏ hoang được bảy tháng. Họ đã nhiều lần cố gắng vượt qua biên giới Bosnia-Croatia mà không thành công. Họ nói rằng họ sẽ cố gắng thêm một lần nữa và nếu thất bại, họ sẽ chọn hồi hương trở lại Pakistan. Theo họ, làm như vậy gia đình họ gặp rủi ro rất lớn. Mỗi người phải trả 3000 đến 4000 euro để có được chuyến đi này và nhiều gia đình đã phải vay nợ.

Những người di cư sống vạ vật trong những thùng hàng bỏ trống.
Những người di cư sống vạ vật trong những thùng hàng bỏ trống. 

Chính quyền địa phương từ chối mở trại di cư ở vùng Tuzla, nhưng thành phố vẫn là khu vực trung chuyển quan trọng giữa Serbia và Croatia.

Các tổ chức phi chính phủ, chẳng hạn như EMMAUS, đã can thiệp và cung cấp cho người di cư một nơi để sưởi ấm. Cùng với những người di cư từ Pakistan hoặc Bắc Phi, Brahim Radi và những người bạn của anh đến từ Algeria. Anh ấy đã cố gắng vượt qua biên giới vào Croatia nhiều lần. Anh ta chỉ cho phóng viên chiếc răng bị gãy sau một lần đụng lính biên phòng, nhưng anh ta còn là may, vì có người còn bị hỏng mắt hay gãy xương sườn sau những lần đó.

Tại các cơ sở EMMAUS, những người di cư có thể tắm và thay quần áo sạch sẽ. Dzeneta Delic-Sadikovic, một luật sư trẻ, là người quản lý EMMAUS ở Tuzla. Cô nói: “Bạo lực ở biên giới Croatia-Bosnia phải chấm dứt. Những người này không muốn ở lại đây, phải tìm ra được một giải pháp cho phép họ rời Bosnia và tiến về châu Âu”.

Brahim Radi đã bị gãy răng sau một lần đụng lính biên phòng khi cố vượt biên vào Croatia.
Brahim Radi đã bị gãy răng sau một lần đụng lính biên phòng khi cố vượt biên vào Croatia. 

Trại Lipa nằm ở miền tây Bosnia. Trại này đã bị cháy vào dịp Giáng sinh. Một cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành để xác định ai là người đã phóng hỏa.

Các trại Lipa được thành lập vào mùa hè. Chính quyền địa phương cũng không xây dựng các trại này phù hợp cho mùa Đông. Tổ chức Di cư Quốc tế đã nhận ra điều này và rút khỏi các hoạt động ở đó. Chính phủ Bosnia đã tìm được một địa điểm khác cho trại, gần Sarajevo. Nhưng các cuộc biểu tình tại địa phương khiến việc chuyển nhượng không thể thực hiện được. Để ngăn chặn tình trạng người di dân chết cóng, Bộ Nội vụ đã tiếp quản và dựng các lều sưởi.  

Một nhân viên EMMAUS ở Tuzla nói chuyện với người di cư.
 Một nhân viên EMMAUS ở Tuzla nói chuyện với người di cư.

Suleman Shahid là một người nhập cư từ Pakistan. Ở quê anh là kỹ sư xây dựng. Anh đã ở trại Lipa được bốn tháng rồi. Khi gặp nhóm phóng viên Euronews đang quay phim quanh trại , anh đã mời họ một số thức ăn tự chế biến. Anh kể phải đi bộ 2 km để có nước uống. Anh nói họ chỉ được cấp "ba chai nước mỗi ngày cho 33 đến 45 người".

Hiện có khoảng 9000 người di cư ở Bosnia và Herzegovina. Nhưng hiện tại, những người di cư buộc phải đến một con suối để tắm rửa. Ở đây không có nước nóng. Ziaullah Zaheer là một người di cư từ Afghanistan. Ông là một trong những người phát ngôn chính thức cho những người di cư tại Lipa. Anh nói rằng EU nên hành động nghiêm túc để giúp đỡ những người di cư. Zaheer rời Afghanistan do chiến tranh. Một trong những người anh em của ông bị mất một mắt vì bạo lực ở quê nhà. Anh ấy muốn đến châu Âu để có một cuộc sống an toàn hơn.

Những người di cư co ro tắm giữa trời lạnh.
Những người di cư co ro tắm giữa trời lạnh. 

Mỗi năm EU chuyển khoảng 20 triệu euro đến Bosnia và Herzegovina. Số tiền này được cho là để quản lý di cư, nhưng các cấu trúc nhà nước rối loạn khiến cho việc này thường gặp trở ngại. Các quyết định của chính phủ liên bang có thể bị chính quyền địa phương phớt lờ. Một số khu vực trong nước từ chối gánh vác bất kỳ gánh nặng nào liên quan đến việc tạm trú cho người di cư.

Trại Bihac gần với biên giới Croatia. Nơi đây đang có khoảng 1000 người di cư. Natasa Omerovic, làm việc cho tổ chức quốc tế, nói rằng “tình hình rất thảm khốc, nghiêm trọng và những người này đang cần những điều kiện sống cơ bản”.

Bihac trước đây là một nhà máy sản xuất tủ lạnh. Cho đến tháng 9 năm ngoái, nó được sử dụng như một trại tạm thời để chứa 2000 người di cư. Nhưng người dân địa phương rất khó chịu trước sự gia tăng của các vụ trộm cắp. Một người dân địa phương kể rằng anh ta bị những người di cư tấn công khi đang trồng khoai tây, khiến anh này bị thương.

Điều kiện sống khắc nghiệt ở trại Bihac - vốn không được trang bị để chống chọi với mùa Đông.
 Điều kiện sống khắc nghiệt ở trại Bihac - vốn không được trang bị để chống chọi với mùa Đông.

Vì thế, chính quyền bang Una –Sana, nơi có trại Bihac, tỏ ra khó chịu về tình trạng mất an ninh trật tự ở đây và giữ thái độ cứng rắn đối với trại Bihac. Một nhà ngoại gia cao cấp của bang nói với phóng viên rằng “ở bang Una Sana, thường xuyên có những cuộc ẩu đả giữa người Pashtun và người Hazaras, giữa người Shiite và người Sunnites. Trong ba năm qua, những người di cư đã phạm hơn 3200 tội danh, trong đó có những tội đặc biệt nghiêm trọng như hãm hiếp, giết người di cư, và một số âm mưu giết người dân địa phương, đột nhập nhà riêng. Tất cả những người di cư quanh thành phố của chúng tôi nên bị trục xuất, họ ở đây bất hợp pháp”. 

Lập trường của quan chức địa phương lý giải cho việc có những biểu ngữ ghi “Không trại” treo quanh lối vào trại, và người dân địa phương phản đối việc lập một trại được trang bị điều kiện sống.

Vào tháng 4 năm ngoái, tại Bihac đã diễn ra một cuộc ẩu đả lớn giữa các nhóm di cư, lôi kéo  450 người đã tham gia. Vào tháng 9, trại đã đóng cửa, nhưng toàn bộ cơ sở hạ tầng vẫn còn đó. Để giải quyết vấn đề cấp bách về người di cư ngủ ngoài trời giữa mùa đông, EU đề nghị mở lại cơ sở này. Nhưng nhà chức trách địa phương đã phủ quyết điều đó.

Đọc thêm

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.