Thế giới ngày càng ưa chuộng tàu ngầm năng lượng nguyên tử

Tàu ngầm ngày càng được nhiều nước ưa chuộng
Tàu ngầm ngày càng được nhiều nước ưa chuộng
(PLO) -Phần nào bị xem thường sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, tàu ngầm nay đang trở thành một lực lượng chủ lực của hải quân nhiều nước trên thế giới. Đó là nhận định của một chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Quốc phòng (Center for Strategic and Budgetary Assessments, CSBA).

Quân đội của nhiều nước châu Á, của Nga và của Mỹ đang nỗ lực đẩy nhanh phát triển, mua và triển khai các tàu ngầm, bởi vì theo lời ông Bryan Clark, thuộc CSBA, các nước này nay nhận thấy rằng những chiến hạm mặt nước hay chiến đấu cơ, dù có tối tân đến đâu cũng khó mà tránh được các tên lửa diệt hạm và tên lửa phòng không. Cho nên, hải quân nhiều nước nay tăng cường lực lượng tàu ngầm để tiến hành một số chiến dịch tấn công.

Khi xảy ra chiến sự, tàu ngầm có thể tiêu diệt cả một hạm đội, còn tàu ngầm có trang bị tên lửa hành trình có thể tấn công những mục tiêu trên đất liền. Ngoài khả năng quân sự quan trọng, tàu ngầm còn có thể thu thập tin tình báo, tổng hợp dữ liệu về các hạm đội của đối phương, thậm chí có thể giám sát những gì đang diễn ra trên đất liền.

Xu hướng phát triển đội tàu ngầm thành lực lượng chủ lực nói trên càng rõ nét ở châu Á. Trung Quốc hiện có nhiều phương tiện phòng thủ trên biển và nhiều chiến đấu cơ tối tân để ngăn chặn các tàu của đối phương. Bắc Kinh cũng đã nỗ lực xây dựng một đội tàu ngầm tấn công và nay đang có trong tay 5 chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel và 5 chiếc chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Trước tình hình đó, nhiều nước buộc phải tăng cường lực lượng tàu ngầm. Nước Úc gần đây đã ký hợp đồng mua 12 tàu ngầm tấn công Barracuda (loại không chạy bằng năng lượng nguyên tử) của Pháp. Nhật Bản thì đang dự trù tăng số tàu ngầm từ 18 chiếc chạy bằng diesel lên 22 chiếc vào năm 2018. Ấn Độ, Indonesia và Malaysia cũng phát triển lực lượng tàu ngầm.

Ngay cả Hoa Kỳ nay cũng phải xem xét lại thực lực của họ về tàu ngầm. Tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris gần đây đã cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự và cho rằng Mỹ cần có thêm tàu ngầm tấn công ở khu vực này.

Về phần tướng Philip Breedlove, nguyên tư lệnh lực lượng Mỹ ở châu Âu, cũng ra lời cảnh báo tương tự về việc Nga những năm gần đây đã phát triển trở lại đội tàu ngầm.

Trước tình hình đó, hải quân Hoa Kỳ dự trù không tiếp tục cắt giảm số tàu ngầm tấn công nguyên tử. Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dẫn đầu thế giới về công nghệ, bảo đảm thế thượng phong cho đội tàu ngầm của họ.

Hải quân Mỹ đang dự trù trang bị cho tàu ngầm lớp Virginia một module đặc biệt mới vào năm 2019 để tàu ngầm này có thể phóng và thu hồi các tàu ngầm không người lái, một phương tiện quân sự được dự báo là sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai.

Trước xu thế này, cũng đã có những lời cảnh báo về hệ lụy môi trường. Ở các nước mà khoa học quân sự cực kỳ phát triển, tàu ngầm hạt nhân từ lâu đã là chủ đề được yêu thích.

Chúng cũng thường xuyên được miêu tả là những công cụ địa chính trị tuyệt vời, với khả năng thực hiện các nhiệm vụ bí mật một cách thầm lặng. Tuy nhiên đến cuối đời, tàu ngầm hạt nhân trở thành những mối nguy trôi nổi trên biển.

Trong những năm qua, hải quân các nước đã phải tốn nhiều công sức để xử lý những chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo có từ thời Chiến Tranh Lạnh. Điều này đã tạo ra những nghĩa địa công nghiệp kỳ lạ nhất trên thế giới, trải dài từ Tây Bắc Thái Bình Dương đến thành phố Vladivostok của Nga.

Nghĩa địa tàu ngầm ở Vịnh Olenya, phía tây bắc bán đảo Kola của Nga, được cho là một cảnh tượng dễ gây kinh ngạc: Những lớp vỏ rỉ sét thủng nhiều lỗ, để lộ những bệ phóng ngư lôi phía trong, những buồng chỉ huy bị méo mó đến dị dạng và những phần thân bị gãy lìa, như những chiếc vỏ trai bị đập vỡ trên đá.

Liên Xô đã biến Biển Kara thành một "bể chứa rác thải phóng xạ," Quỹ Bellona của Na Uy, một tổ chức bảo vệ môi trường, nhận xét. Lòng biển chứa khoảng 17.000 container chất thải phóng xạ, 16 lò phản ứng hạt nhân và 5 tàu ngầm hạt nhân - trong đó một chiếc vẫn còn chứa đầy nhiên liệu.

Biển Kara giờ đây là mục tiêu của các công ty dầu khí, và bất cứ mũi khoan nào đâm trúng những bãi rác thải này cũng có thể dẫn dến nguy cơ làm chất phóng xạ bị lan ra các khu vực đánh bắt cá, ông Nils Bohmer, giám đốc điều hành của Quỹ Bellona, cảnh báo.

Những nghĩa địa tàu ngầm chính thức thì dễ nhìn thấy hơn. Bạn có thể tìm chúng trên Google Maps hay Google Earth, chỉ cần zoom vào bãi rác thải hạt nhân lớn nhất của Hoa Kỳ tại Hanford, Vịnh Sayda, Washington hay các hải cảng gần thành phố Vladivostok.

Đó là những hộp kim loại khổng lồ dài 12m được xếp nối tiếp nhau trên Vịnh Sayda, hoặc được neo trôi nổi trên biển gần căn cứ tàu nầm Pavlovks gần Vladivostok. 

Những hộp kim loại này là những gì còn lại của hàng trăm tàu ngầm hạt nhân, sau những quy trình xử lý tinh vi. Trước hết, các tàu ngầm không còn được sử dụng được kéo về cảng, nơi toàn bộ nhiên liệu bên trong được hút ra ngoài. Lượng nhiên liệu này sau đó được đưa lên tàu lửa để chuyển đến các nhà máy xử lý chất thải.

Xác tàu, dù không còn chứa nhiên liệu, nhưng chất liệu kim loại bên trong vẫn còn nhiễm phòng xạ và vì vậy, chúng sẽ được tách rời khỏi thân tàu.

Tuy nhiên cách thức này không phải khi nào cũng dễ thực hiện, ông Bohmer nói. Một số tàu ngầm của Liên Xô có lò phản ứng được làm lạnh bằng kim loại lỏng. Khi các lò phản ứng ngưng hoạt động, chất bismuth đóng băng, biến chúng thành những khối cồng kềnh.

Bohmer nói vẫn có hai tàu ngầm như vậy chưa được xử lý và phải được di chuyển tới hai cảng hẻo lánh ở Vịnh Gremikha, Bán đảo Kola, vì lý do an toàn.

Cho đến nay Nga đã xử lý được 120 tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội phương Bắc và 75 tàu từ Hạm đội Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng đã tháo gỡ 125 tàu ngầm thời Chiến Tranh Lạnh.

Các tổ chức bảo vệ môi trường từ lâu đã bày tỏ lo ngại về việc bảo quản nhiên liệu hạt nhân ở Hoa Kỳ. Phòng Thí nghiệm Quốc gia Idaho là điểm đến của tất cả các nhiên liệu cao cấp không còn được sử dụng của Hải quân Hoa Kỳ kể từ khi tàu ngầm hạt nhân đầu tiên, USS Nautilus, đi vào hoạt động năm 1953.

"Lò phản ứng của USS Nautilus được thử nghiệm tại INL và từ đó, tất cả nhiên liệu đã qua sử dụng của các tàu hạt nhân của hải quân đều được đưa về Idaho", bà Beatrice Brailsford, từ Snake River Alliance, một tổ chức bảo vệ môi trường, nói.

"Số nhiên liệu đã qua sử dụng này được trữ trên mặt đất, nhưng những chất thải còn lại được chôn phía trên tầng ngậm nước. Điều này đang khiến nhiều người dân ở Idaho lo ngại", bà nói thêm.

Ngay cả khi được bảo quản tốt, chất phóng xạ vẫn có thể rò rỉ. Ví dụ như ở INL và Hanford, cây bụi bên ngoài rơi vào các bể làm nguội, dính nước phóng xạ và sau đó bị gió thổi bay ra bên ngoài.

Các quy trình xử lý tốn kém có vẻ như không làm cho các nhà chiến lược quân sự ngừng chế tạo thêm tàu chiến. "Hải quân Hoa Kỳ tin rằng các tàu ngầm hạt nhân là một thành công lớn và hiện những lớp tàu ngầm chính đang được thay thế", ông Edwin Lyman, một nhà phân tích chính sách hạt nhân từ Cambridge, nhận định.

Không chỉ có Hoa Kỳ, Nga cũng đang chế tạo 4 tàu ngầm hạt nhân mới tại Severodvinsk và có thể chế tạo thêm 8 chiếc nữa trước năm 2020. Và có vẻ như các nghĩa địa tàu ngầm sẽ còn khá bận rộn trong tương lai.

(theo báo nước ngoài)

Đọc thêm

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Ảnh minh họa: Người dân Lào đón Tết cổ truyền Bun Pi May.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp Tết Bun Pi May của Lào và Tết Chol Chhnam Thmey của Campuchia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng tới Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni; Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou và Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany.