Thách thức của tân Giám đốc FBI

Ông Christopher Wray vừa được đề cử vào chức Giám đốc FBI vào ngày 6-6
Ông Christopher Wray vừa được đề cử vào chức Giám đốc FBI vào ngày 6-6
(PLO) -Mặc dù chưa được Thượng viện thông qua và chưa tuyên thệ nhậm chức, nhưng với việc đề cử qua Twitter (trang mạng xã hội có gần 32 triệu người đăng ký nhận tin) của Tổng thống Donald Trump, luật sư Christopher Wray đã trở thành Giám đốc thứ 8 của FBI.

"Tôi sẽ bổ nhiệm ông Christopher Wray, một người hoàn hảo và hội đủ các điều kiện để trở thành tân Giám đốc FBI. Thông tin chi tiết sẽ được công bố sau", và việc này diễn ra trước khi cựu Giám đốc FBI James Comey (bị sa thải ngày 9-5) ra điều trần trước Ủy ban Tình báo của Thượng viện chỉ 1 ngày. 

Ông Christopher Wray từng là trợ lý cho Bộ trưởng Tư pháp phụ trách bộ phận hình sự trong giai đoạn 2003-2005 dưới thời Tổng thống George W.Bush. Ông Christopher Wray đã lấy bằng luật của Trường Yale năm 1992, từng làm việc cho Văn phòng luật sư quận Bắc George năm 1997, sau đó làm việc ở Bộ Tư pháp.

Trước khi lọt vào mắt xanh của Tổng thống Donald Trump, ông Christopher Wray làm việc cho Công ty Luật toàn cầu King & Spalding, chuyên trách vấn đề kiện tụng tại Washington và Atlanta. Theo tờ New York Times, ông Christopher Wray có thể sẽ làm giảm các mối lo ngại của quan chức FBI rằng, ông Donald Trump sẽ cố gắng “chính trị hóa” FBI.

Việc đề cử ông Christopher Wray diễn ra trong bối cảnh cựu Giám đốc FBI James Comey gửi bản khai tới Ủy ban Tình báo của Thượng viện, tố cáo Tổng thống Donald Trump 3 lần gây áp lực về cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử. Tại bữa tiệc tối ở Nhà Trắng hôm 26-1, Tổng thống Donald Trump đã hỏi ông James Comey có muốn ở lại làm Giám đốc FBI hay không, rồi nói “Tôi cần sự trung thành, tôi mong chờ sự trung thành”.

Ngày 14-2, sau buổi họp về chống khủng bố ở phòng Bầu dục tại Nhà Trắng, ông Donald Trump đã yêu cầu ông James Comey ở lại. “Khi cánh cửa đóng lại và chỉ còn 2 người, Tổng thống nói: Tôi muốn nói về Mike Flynn và hy vọng ông có thể bỏ qua chuyện đó. Ông ấy là người tốt”.

Ngày 30-3, ông Donald Trump gọi điện cho ông James Comey và hỏi “chúng tôi có thể làm gì để dẹp tan đám mây” xung quanh cuộc điều tra Nga của FBI. Ông Donald Trump nhiều lần chỉ trích cuộc điều tra của FBI, coi đó là “cuộc săn phù thủy”, và phàn nàn đã bị “đối xử bất công”.

Tờ The Washington Post từng đưa tin, ông Donald Trump đã đề nghị Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Dan Coats và Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia Mike Rogers can thiệp vào cuộc điều tra của FBI ngay sau khi ông James Comey xác nhận về sự tồn tại của cuộc điều tra này.

Cựu giám đốc Cục điều tra liên bang (FBI), ông James Comey
Cựu giám đốc Cục điều tra liên bang (FBI), ông James Comey

Giới chuyên môn khá quan tâm tới quyết định rút khỏi đề cử vào vị trí Giám đốc FBI của cựu Thượng nghị sỹ, cựu ứng cử viên Phó Tổng thống của đảng Dân chủ Joe Lieberman. Bởi ông Joe Lieberman đang làm việc cho một công ty luật ở New York do ông Marc Kasowitz đứng đầu.

Và ông Marc Kasowitz đã được Tổng thống Donald Trump chọn làm người đại diện trong các cuộc điều tra của Bộ Tư pháp và Quốc hội về những nghi ngờ xung quanh cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Trong bức thư gửi Tổng thống Donald Trump hôm 24-5, ông Joe Lieberman cho biết, xin rút khỏi đề cử vào chức Giám đốc FBI nhằm tránh xảy ra xung đột lợi ích với ông Marc Kasowitz. Theo tờ Washington Post và Kênh truyền hình NBC News, ông Jared Kushner, con rể của Tổng thống Donald Trump, cũng đang bị FBI đưa vào tầm ngắm trong cuộc điều tra liên quan với Nga. Ông Jared Kushner là quan chức Nhà Trắng duy nhất đang bị coi từng có các cuộc gặp với một số nhân vật quan trọng ở Moskva.

Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders vừa khẳng định, Tổng thống Donald Trump không phải người nói dối. Bởi sau phiên điều trần của ông James Comey, dư luận cho rằng, ông Donald Trump đã can thiệp để chấm dứt cuộc điều tra nhằm vào các quan hệ với Nga. Nhiều nghị sĩ đảng Dân chủ cho rằng, từ bản khai của ông James Comey có thể thấy ông Donald Trump đã can thiệp không thích hợp vào cuộc điều tra.

Và nguy cơ bị luận tội của ông Donald Trump đang tăng lên sau cuộc điều trần của ông James Comey. Nhiều người cho rằng, việc đề cử luật sư Christopher Wray, người chuyên trách vấn đề kiện tụng tại Công ty Luật toàn cầu King & Spalding, làm Giám đốc FBI cho thấy, ông Donald Trump đã chuẩn bị cho “phương án hai”.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.