Sức mạnh internet trong cuộc biểu tình chấn động dư luận

Qua internet, có thời điểm hàng trăm ngàn người Áo vàng đã tập trung
Qua internet, có thời điểm hàng trăm ngàn người Áo vàng đã tập trung
(PLO) -Nhiều người nhận định cuộc khủng hoảng Áo vàng là một trong những vấn đề gây bùng nổ nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Emmanuel Macron. Vậy, thực chất phong trào Áo vàng xuất phát từ đâu, được tổ chức như thế nào, có gì khác biệt với các phong trào đấu tranh xã hội trước đây tại Pháp?

Khởi nguồn từ mạng xã hội 

Trước tiên, nói về nguồn gốc, nhiều người vẫn nghĩ ngày 17/11/2018 là thời điểm khởi đầu của phong trào đấu tranh Áo vàng chống tăng thuế xăng dầu, nhưng thực chất đó là ngày thứ Bảy đầu tiên diễn ra tổng biểu tình và phong tỏa các trục lộ giao thông, kho xăng dầu, với sự tham gia của gần 288.000 người. 

Lùi xa hơn nữa, vào tháng 5/2018, cô Priscilla Ludosky, 32 tuổi, sống ở vùng ngoại ô Paris Seine-et-Marne, quản lý một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm trên mạng internet, nhận thấy giá xăng dầu tăng vọt.

Cô tìm hiểu trên mạng internet và phát hiện ra rằng 2/3 giá xăng dầu là do thuế. Và Priscilla Ludosky tung đơn kiến nghị lên mạng xã hội Facebook, nhưng ý tưởng của cô gần như không được chú ý nhiều. 

Cho tới mùa thu, khi một phóng viên của báo địa phương La République de Seine-et-Marne liên hệ với Priscilla Ludosky để viết về kiến nghị của cô, đơn kiến nghị của Priscilla Ludosky trên Facebook mới thu được 700 chữ ký ủng hộ, trong khi cô hy vọng đạt được 1.500 chữ ký. 

Trong khi đó, cũng ở vùng Seine-et-Marne, Eric Drouet, một lái xe đường dài 33 tuổi, chán ngán về tình trạng xăng dầu tăng giá, đã quyết định cùng hiệp hội tài xế Muster Crew tập hợp người đấu tranh bằng cách tổ chức một chuyến đi bằng xe cơ giới trên các đường vành đai Paris vào ngày thứ Bảy 17/11.

Vợ của của Eric Drouet tình cờ đọc được bài báo viết về Priscilla Ludosky trên báo La République de Seine-et-Marne và kể cho anh nghe. Ngay lập tức, họ liên lạc với Priscilla Ludosky và chia sẻ kiến nghị của cô trên trang Facebook của mình. Rồi Eric Drouet và Priscilla Ludosky quyết định tổ chức một phong trào đấu tranh chung. 

Ngày 21/10/2018, tờ Le Parisien viết bài về ý tưởng chung của Eric Drouet và Priscilla Ludosky. Các báo khác chia sẻ thông tin từ báo Le Parisien. Hiệu ứng “quả cầu tuyết” bắt đầu. Eric Drouet kể là chỉ trong hai ngày nghỉ cuối tuần đó, trên Facebook số người đăng ký tham gia biểu tình ngày 17/11 tăng từ 13.000 người lên thành 93.000.

Cũng chỉ trong vài ngày, số người ký đơn kiến nghị chống tăng thuế xăng dầu tăng từ 10.000 người lên thành 200.000 người.

Tại sao phong trào mang tên Áo vàng “Gilets jaunes”? “Gilets jaunes” là những chiếc áo phản quang màu vàng mà mọi lái xe ở Pháp phải có sẵn trong xe phòng khi xảy ra tai nạn trên đường thì mặc vào, ra khỏi xe để các tài xế khác dễ nhìn thấy, kể cả ban đêm, để giúp đỡ và cũng để tránh đâm vào họ.

Như vậy, nói một cách hình ảnh, chiếc Áo vàng tượng trưng cho điểm chung của các tài xế, những người đi đầu phong trào đấu tranh tập hợp tại các giao lộ, đòi chống tăng giá xăng dầu và cũng là để truyền tải thông điệp về những khó khăn của họ. 

Do không thể tổ chức cho hàng trăm ngàn người lái xe đến tận Paris, hơn nữa, nhiều người trong nhóm cũng không có đủ tiền mua xăng đi 600 km đến tận thủ đô, nên nhiều người tham gia phong trào tranh đấu quyết định tiếp tục tổ chức phong tỏa một số trục lộ trong địa bàn tỉnh thành nơi họ sinh sống. 

Các ''youtuber bất đắc dĩ''

Không chỉ lan tỏa trên mạng xã hội Facebook, các thành viên phong trào Áo vàng còn tận dụng Youtube làm công cụ đấu tranh. Ông Fabien, một nông dân tham gia phong tỏa trạm thu phí xa lộ ở Saint-Germain-Laval, tỉnh Loire, quyết định ghi hình vidéo gửi tới tổng thống Emmanuel Macron. Trong vidéo, ông Fabien ngồi trong chiếc xe máy kéo và mời chủ nhân điện Elysée tới thăm trang trại của ông để biết cuộc sống hàng ngày của người nông dân cực khổ thế nào. 

Theo gót ông, hàng trăm người khác trở thành “youtuber bất đắc dĩ”. Họ kể về nỗi mệt mỏi, chán chường khi phải đối mặt với cuộc sống đầy khó khăn, rồi đăng tải vidéo lên các trang mạng xã hội. 

Ngày 18/10, bà Jacline Mouraud, 51 tuổi, sống ở vùng Bratagne, đăng tải trên trang Facebook của bà đoạn băng vidéo tố cáo tổng thống Macron “vây dồn tài xế”, ý nói đến việc tổng thống cho tăng thuế xăng dầu, đẩy người đi xe cơ giới vào tình trạng khó khăn.

Những người Áo vàng tập trung biểu tình hôm 24/11
Những người Áo vàng tập trung biểu tình hôm 24/11

Vidéo của bà Mouraud được 6 triệu lượt người xem, con số cao ngoài sức tưởng tượng đã đưa Jacline Mouraud trở thành một gương mặt nổi bật của phong trào. Bà được mời tới nhiều chương trình của các kênh truyền hình khiến Bộ trưởng Môi trường Pháp, Emmanuelle Wargon, cũng phải chọn cách đối đáp tương tự: Ngày 4/11, nữ bộ trưởng tự quay và đăng tải vidéo lên mạng Twitter. 

Từ một phong trào tự phát do vài công dân khởi xướng để chống tăng thuế xăng dầu, khởi nguồn từ mạng xã hội, Áo vàng đã nhanh chóng trở thành một phong trào đấu tranh quy mô quốc gia với hàng loạt yêu sách trên nhiều lĩnh vực.

Giờ đây, sau một số ngày thứ Bảy biểu tình rầm rộ, gây rúng động toàn nước Pháp, không ai có thể phủ nhận chính Internet và mạng xã hội đã góp phần giúp phong trào Áo vàng được duy trì và lan tỏa trong những tuần qua, cho dù đây là phong trào không có người lãnh đạo, không có sự dẫn dắt của các nghiệp đoàn. 

Không người lãnh đạo, liệu Áo vàng có giành chiến thắng? 

Phong trào tự phát của công dân, phi chính trị và cũng không có sự dẫn dắt của các nghiệp đoàn, không người lãnh đạo và cũng không có đại diện chính thức, đó là những nét chính của phong trào Áo vàng.

Ngoài những thiệt hại kinh tế nặng nề do phong trào đấu tranh Áo vàng gây ra, báo chí cũng như giới chuyên gia trong những ngày qua cũng tập trung phân tích rất nhiều về những khác biệt nói trên của Áo vàng so với các phong trào đấu tranh xã hội kiểu truyền thống ở Pháp. 

Nhiều thành viên phong trào khẳng định họ đấu tranh chống lại giới tinh hoa chính trị, chống các đảng phái chính trị, họ đấu tranh với tư cách công dân, để thể hiện sự chán ngán của công dân, để chống chính sách của tổng thống Macron, chứ không phải để ủng hộ một đảng phái chính trị nào.

Chính vì thế, có cả những người là thành viên đảng cực hữu hoặc cực tả, nhưng kể cả những người này cũng cho biết họ đấu tranh với tư cách là công dân chứ không phải với tư cách thành viên các đảng phái chính trị. 

Nhiều người mới chỉ lần đầu tiên tham gia phong trào xã hội, một số khác quay trở lại phong trào xã hội sau một thời gian rất dài vắng bóng. Giải thích về “sự thức tỉnh” này cho dù phong trào thiếu vắng người lãnh đạo và nghiệp đoàn, ông Romain Pasquier, giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Pháp CNRS, chuyên gia về các phong trào xã hội, cho biết: 

“Tôi nghĩ rằng, chúng ta thực ra đang sống trong một xã hội mà các tổ chức mang tính trung gian đã suy yếu trong những năm qua, kể cả ở cộng đồng phi tôn giáo hay Công giáo, vai trò của các tổ chức nghiệp đoàn ở Pháp yếu hơn so với nhiều nước khác.

Chính vì thế, nhiều người tìm thấy trong phong trào này những điểm tích cực và lợi ích của việc thể hiện thái độ rõ rệt. Đơn giản là việc thể hiện thái độ rõ rệt tạo lập các mối liên kết, và bằng một cách nào đó tạo ra tình đoàn kết”. 

Nhưng theo chuyên gia Romain Pasquier thì có một vấn đề: Trên truyền hình, ở mỗi cuộc phỏng vấn, lại có một đại diện khác nhau của phong trào Áo vàng phát biểu, chứ không phải cùng là những gương mặt nhất định và thường xuyên có sự tranh cãi về người đại diện cho phong trào.

Và chuyện này sẽ gây khó khăn nếu phong trào Áo vàng muốn “thoát ra trong danh dự”, hay muốn những yêu sách chủ chốt của họ được đáp ứng: 

“Cho đến nay, không có những cuộc thảo luận thực thụ trong nội bộ phong trào để họ xem những tư tưởng then chốt thực sự của họ là gì. Như vậy, họ vừa có những vấn đề liên quan đến các yêu sách, đòi hỏi, họ lại gặp vấn đề về thiếu người lãnh đạo.

Nếu họ không giải quyết được những vấn đề trên, cho dù là đây là một lực lượng xã hội mạnh mẽ, thì vẫn có nguy cơ do tính tự phát rất cao của phong trào, những người đấu tranh cuối cùng sẽ mệt mỏi trong những ngày hay những tháng tới đây. 

Theo một cách nào đó, phong trào có thể tan biến nhanh cũng như khi nó xuất hiện. Hiện giờ thì chưa phải như vậy, vì thực ra thì hiện thời việc có lực lượng tham gia đông đảo và duy trì được lực lượng và triển vọng của việc có khả năng gây thêm sức ép cho chính phủ đang tạo ra tình đoàn kết. Họ đang tự nhủ rằng chiến thắng là điều có thể”. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.