Sẽ có “nhượng bộ sốc” tại thượng đỉnh liên Triều?

Triển lãm ảnh về lịch sử các cuộc gặp liên Triều.
Triển lãm ảnh về lịch sử các cuộc gặp liên Triều.
(PLO) - Hôm nay (18/9), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ tới Bình Nhưỡng và có các cuộc thảo luận với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tổng thống Hàn Quốc đã đặt cho mình một mục tiêu đầy tham vọng là thuyết phục nhà lãnh đạo Triều Tiên phải nhượng bộ đáng kể về phi hạt nhân hóa để đáp ứng yêu cầu của Mỹ, theo Sputnik.

Trước thềm hội nghị, hãng tin Sputnik dẫn lời ông Moon Chung-in - cố vấn đặc biệt cho Tổng thống Hàn Quốc về thống nhất, đối ngoại và an ninh quốc gia – cho biết, một trong những chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh lần này là việc thực hiện các cam kết được ghi trong Tuyên bố Panmunjom đạt được tại hội nghị thượng đỉnh giữa ông Moon và ông Kim hồi tháng 4 vừa qua.

Theo nhận định của ông Moon Chung-in, tại hội nghị lần này, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ quan tâm nhiều nhất đến việc thực hiện điều khoản đầu tiên liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ liên Triều, trong đó có hoạt động giao lưu, trao đổi, thăm viếng và hợp tác. 

Còn Tổng thống Hàn Quốc sẽ tập trung chú ý đến vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Trong bối cảnh cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng và Washington đang lâm vào bế tắc như hiện nay, ông Moon Jae-in sẽ cố gắng đóng vai trò trung gian.

“Tôi nghĩ rằng trong bối cảnh hiện nay, hai bên có khả năng sẽ đạt được thỏa thuận về bản tuyên bố kết thúc chiến tranh và danh sách các cơ sở hạt nhân cho thanh tra”, cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc cho biết.

Theo ông Moon Chung-in, đề xuất của Hàn Quốc về tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên bao gồm 4 yếu tố. Trước hết, đây là tuyên bố trực tiếp của hai miền Triều Tiên và Mỹ về việc chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài 65 năm liền kể từ khi ký kết hiệp ước đình chiến năm 1953. 

Yếu tố thứ hai là đưa ra tuyên bố chính trị và cam kết chấm dứt các quan hệ thù địch giữa tất cả các bên liên quan. 

Thứ ba là duy trì chế độ ngừng bắn hiện tại đến khi thỏa thuận hòa bình được ký kết. Điều này có nghĩa là duy trì Bộ chỉ huy Liên hợp quốc tại Hàn Quốc được dẫn dắt bởi một tướng Mỹ, duy trì khu vực giới tuyến quân sự và nhóm giám sát của các quốc gia trung lập được thành lập theo hiệp ước đình chiến.

Điểm cuối cùng là việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên để duy trì chế độ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

“Tất nhiên, Triều Tiên có thể yêu cầu thay đổi quy chế hiện diện của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc và liên minh Mỹ-Hàn Quốc. Nhưng, ông Kim Jong-un đã nói rõ rằng bản tuyên bố kết thúc chiến tranh Triều Tiên không liên quan đến sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Hàn Quốc và liên minh Mỹ-Hàn Quốc. Điều này có nghĩa là sẽ không có vấn đề lớn với việc ký kết tuyên bố kết thúc chiến tranh”, ông Moon Chung-in nhấn mạnh.

Nếu tuyên bố như vậy được thông qua thì Triều Tiên phải thực hiện những bước đi theo hướng giải trừ hạt nhân là cung cấp danh sách các cơ sở hạt nhân hoặc cho phép thực hiện các cuộc thanh tra quốc tế.

Theo cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc, cơ hội thuyết phục Triều Tiên đi theo hướng phi hạt nhân hóa là đang trở nên gần hơn bao giờ hết.

“Tôi nghĩ rằng Chủ tịch Kim thực sự muốn giải trừ vũ khí hạt nhân. Vấn đề duy nhất là với những điều kiện nào. Nói chung, chúng ta đang nói về các điều kiện giải trừ hạt nhân”, ông Moon Chung-in nói.

Theo cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc, giải trừ vũ khí hạt nhân cần rõ ràng bao gồm phải xóa bỏ tất cả các thành phần, từ cơ sở hạt nhân, vật liệu hạt nhân, đầu đạn và tên lửa hạt nhân tới tất cả những người tham gia phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân, tức các nhà khoa học hạt nhân và các chuyên gia kỹ thuật.

Tuy nhiên, quá trình này kéo dài rất lâu và các bên phải có một số cam kết. Do đó, trong quá trình phi hạt nhân hóa có thể có một số nhượng bộ.

“Cá nhân tôi muốn để Triều Tiên đưa ra những “nhượng bộ sốc” để Mỹ cũng làm như vậy. Trong trường hợp này, các bên có thể đưa ra tuyên bố, tổ chức các cuộc thanh tra và sau đó xác nhận điều đó”, cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc nói về khả năng đạt được nhượng bộ tại thượng đỉnh liên Triều lần 3.

Ông Moon Chung-un nhắc lại việc nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tuyên bố sẵn sàng hoàn thành quá trình phi hạt nhân hóa trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Trump. Song, việc này đòi hỏi những sáng kiến táo bạo, ví dụ như việc Triều Tiên cho phép đưa ra và tiêu hủy ít nhất một phần kho vũ khí hạt nhân của họ.

Đổi lại, Mỹ sẽ cung cấp Triều Tiên những đảm bảo chính trị và quân sự nhất định, chẳng hạn như hiệp ước không xâm lược lẫn nhau và bảo lãnh kinh tế, dỡ bỏ lệnh cấm vận và hỗ trợ để Triều Tiên trở thành một thành viên thường xuyên của cộng đồng quốc tế…

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.