Rùng rợn chuyện hành quyết tử tù bằng ghế điện ở nhà tù New York

Ghế điện tại “Nhà thần chết” ở nhà tù Sing Sing (New York) vào năm 1923.
Ghế điện tại “Nhà thần chết” ở nhà tù Sing Sing (New York) vào năm 1923.
(PLO) -Đó là lúc 11 giờ khuya thứ Năm, ngày 17/9/1925 – “Ngày thứ Năm hắc ám” đối với các “cư dân” của nhà ngục Sing Sing ở thung lũng Hudson (New York). Đêm xuống, các buồng giam đều bị khóa chặt, riêng một tù nhân tên là Julius Miller đi cùng với 4 lính gác ngục, lặng lẽ đến phòng tiến hành quyết, còn có tên gọi là “Phòng khiêu vũ”, rồi từ đó đi đến nơi ám ảnh tội cùng: “Nhà thần chết”. 
 

Miller chậm rãi đến cạnh chiếc ghế điện thường được châm biếm gọi là “Old Sparky”. Viên cai ngục hỏi Miller những lời cuối cùng, hắn không hồi đáp. Lính ngục nhanh chóng đặt Miller ngồi vào ghế điện, cột quanh thân mình và tay chân hắn là những vòng dây da đen trùi trũi.

“Đao phủ ghế điện” John Hurlburt, tuổi trạc ngũ tuần, vận áo màu đen, đi giầy đen, bước lên phía trước, chuẩn bị tiễn tử tội sang thế giới bên kia. 

Bản án tử thứ 140

Hurlburt tỉ mẩn kiểm tra các điện cực gắn xung quanh chân phải của Julius Miller, với một miếng bọt biển được ngâm trong nước muối. Dù điềm tĩnh và cực kỳ chuyên nghiệp nhưng lúc ấy, Hurlburt đã phải nghiến răng, một vệt mồ hôi dài đổ trên khuôn mặt. Hurlburt không hề biết rằng, bản án tử hình số 140 này cũng là bản án tử cuối cùng. 

Hurlburt đội một cái mũi bằng da lên cái đầu được cạo trọc của tử tội Miller, trong mũ cũng được gắn một điện cực kèm một miếng bọt biển khác. Hurlburt kết nối cáp sao cho điện cực gắn sâu vào da.

Đôi mắt Miller bị che kín, nhưng Hurlburt còn phải cố làm như ông ta không trông thấy tử tội đang ngồi trước mặt. Điều mà “đao phủ ghế điện” mong muốn nhất là kỹ thuật phải phát huy tác dụng để ông có thể thanh thản rời nhà tù, về nhà. 

Hurlburt bước vài bước tới một cái hộc, nơi có sẵn các mạch điện. Viên cai ngục hạ lệnh rất nhanh, và Hurlburt ngay tức khắc đóng cầu dao. Một thứ âm thanh quái đản vang lên, run rẩy truyền đi khắp căn phòng tĩnh lặng. Miller giật người về phía trước rồi tung bắn lên trên như cố sức thoát khỏi đám dây cột.

Hurlburt theo dõi mọi diễn tiến, điều chỉnh điện áp tăng, giảm và đóng cầu dao thêm một lần nữa. Điện khiến tử tội liên tục co thắt người và té ngã, nhiều đám khói nhỏ túa ra từ đầu và chân của Miller. Hurlburt cúp điện, bác sĩ bước về phía trước, ống nghe cầm trong tay, tuyên bố: “Tôi tuyên bố anh ta đã chết”. 

Mùi thịt cháy khét lẹt lan tỏa mù mịt trong không khí, không gian vẫn hoàn toàn tĩnh mịch. Công lý đã được thực thi. 

Ghế điện tại “Nhà thần chết” ở nhà tù Sing Sing (New York) vào năm 1923.
Ghế điện tại “Nhà thần chết” ở nhà tù Sing Sing (New York) vào năm 1923.

“Đao phủ” & món nợ đời

Bản án tử hình đã tàn phá ghê gớm về mặt tâm lý cho các nhân viên nhà tù lẫn giới “đao phủ”. Trước và sau khi thực hiện các bản án, họ đã hứng chịu một chứng rối loạn trầm cảm hậu chấn thương, phải lạm dụng các chất gây nghiện và dính vào trầm cảm. 

John Hurlburt, “đao phủ” thứ hai trong số “5 đao phủ ghế điện” tại New York, là một nạn nhân như thế. Sinh ra ở Auburn, New York vào tháng 9/1867, buổi ban đầu Hurlburt được thuê làm thợ điện tại nhà tù Auburn- nhà tù đầu tiên ở Mỹ thi hành án tử hình bằng ghế điện.

Tử tội đầu tiên chịu án này là William Kemmler vào ngày 6/8/1890. Buổi hành quyết thành công, nhưng ám ảnh đến nỗi cả George Westinghouse, người tiên phong trong ngành công nghiệp điện và nhà bác học Thomas Edison đều thốt lên: “Đáng lẽ họ nên làm việc đó bằng một chiếc rìu”.

Cái chết kinh hoàng của Kemmler đã không ngăn được New York và các tiểu bang khác tiến hành hàng loạt vụ xử tử bằng ghế điện: ước tính khoảng hơn 4.300 kẻ thủ ác phải đền tội, trong đó có 695 tên ở New York.

Trong thời gian thi hành 140 bản án tử hình ở nhà tù Sing Sing, “đao phủ” Hurlburt đã bị tàn phá nghiêm trọng về thể chất lẫn tinh thần. Ngay tại nhà tù Auburn, Hurlburt gặp Edwin Davis, “đao phủ ghế điện” đầu tiên trên thế giới.

Cũng như Hurlbrt, Davis là người rất nghiêm khắc, điềm tĩnh và ít nói. Vô cùng bí mật về công việc của mình, chính tay Davis đã “tống tiễn” 240 tử tội trong khoảng thời gian năm 1890 và 1914 và trước khi nghỉ hưu, đã đào tạo nên 2 trợ lý là Hurlburt và Robert Greene Elliott.

Cả 2 “học trò” đã thực hiện vài buổi hành quyết dưới sự giám sát của “sư phụ” Davis và cũng chính Davis đã tạo nên sự kiện “Ngày thứ Năm hắc ám” tại nhà tù Sing Sing ngày 12/8/1912 khi tự tay “tiễn biệt” 7 tử tội- một kỷ lục thi hành án tử - chỉ trong 1 ngày! 7 tội nhân đã kiệt sức tại buồng giam và họ kinh hồn khiếp vía khi nhìn thấy các bạn tù lần lượt về chầu trời.

Một minh họa đăng tải hồi tháng 6 năm 1888 trên bìa tạp chí Scientific American, loan tin ghế điện là một phương pháp hành quyết mới.
Một minh họa đăng tải hồi tháng 6 năm 1888 trên bìa tạp chí Scientific American, loan tin ghế điện là một phương pháp hành quyết mới. 

Nỗi ám ảnh kinh khiếp cũng lưu lại trong tâm trí bác sĩ Amos Squire, ông mô tả: “Tất cả chúng tôi cùng có mặt tại phòng hành quyết, nghe rõ mồn một tiếng họ (tử tội) kêu gào. Cảm xúc như một cơn ác mộng, tàn bạo và khủng khiếp”. 

Hurlburt thay thế Davis, và Elliott lại thay thế Hurlburt, trong khi đó, tiểu bang New York đã giảm số lượng ghế điện hoặc không sử dụng. Khoảng năm 1915, Sing Sing có thêm một cơ sở an ninh được dùng để hành quyết những tội nhân án nặng ở New York, mang tên là “Buồng xử tội” và sau đó nổi tiếng khắp thế giới với tên gọi mới là “Nhà thần chết”; riêng các tù nhân tại Sing Sing gọi nó bằng cái tên “Lò mổ”.

Lần đầu tiên có mặt ở “Lò mổ”, Hurlburt phải thi hành 2 nhiệm vụ cùng lúc: Hành quyết George Coyer và Guiseppe DeGoia vào ngày 31/8/1914. Hurlburt được chi trả 150 USD/tử tội, và thêm 50 USD nếu lấy thêm một đầu người; riêng vụ hành quyết 2 tử tội cùng một lúc Hurlburt được trả tới 400 USD/đêm.

Giấu hành tung vì sợ trả thù

Mattie, vợ Hurlburt mắc bệnh mãn tính, hóa đơn y tế chất đống, do đó dù ghét cay ghét đắng cái việc đang làm, Hurlburt vẫn không tìm ra được nghề nào có thể thu nhập cao hơn để trang trải thuốc men cho vợ. Hurlburt giấu biệt nghề mình, không bao giờ nói chuyện với gia đình hay bạn bè. Ông cũng giấu nhẹm tên thật, mãi sau này mới công khai tên lên báo. 

Khi các mối quan tâm tăng lên, cũng giống như “sư phụ” Davis, Hurlburt luôn bí mật hành tung vì sợ bị trả thù, càng nhiều án tử càng đồng nghĩa là kẻ thù sẽ tăng lên. Nhưng ớn lạnh nhất là những buổi hành quyết bị hỏng:

Tử tội Charles Becker rất hung hăng khi ngực hắn ta bị ép, cơ thể rung giật dữ dội và phải mất đến 3 lần giật điện, hắn mới chết thật sự; vụ thứ hai diễn ra vào ngày 3/9/1915, thi hành án tử cho cả 5 tội nhân, và Hurlburt phải giật điện 5 lần. Còn có cả những sự việc rất dị thường, khi Hurlburt hành quyết Leo Jankowski và Walter Levandowski vào năm 1920, thì Jankowski ao ước hắn ta được “đi” nhanh hơn. 

Hóa đơn viện phí cho vợ đè nặng tâm tư của Hurlburt, vì thế ông phải phiêu bạt khắp nơi ở New York, New Jersey, Massachusetts và xa hơn; ở tiểu bang Nebraska vào năm 1920, Hurlburt đã “nướng chín” tử tội Alson Cole và Allen Grammer. Tính khí Hurlburt ngày càng trở nên tồi tệ, các nhân viên nhà tù báo cáo rằng họ thường xuyên thấy cảnh Hurlburt quăng đồ đạc tại “phòng ghế điện” trước các buổi hành quyết.

Vài giờ trước buổi thi hành án cho 3 tử tội vào ngày 30/4/1925, Hurlburt đổ sụp, phải nhập viện nguyên tuần tại Sing Sing. Sau 2 buổi xử án, Hurlburt đột ngột từ chức vào ngày 16/1/1926. Khi được hỏi tại sao lại bỏ nghề, Hurlburt cau mày: “Tôi chán ngán việc giết người”.

Ngày 29/1/2926, New York bổ nhiệm một “đệ tử” của Davis là Robert Elliott thế vào, với chứng chỉ thợ điện và có nhiều “kinh nghiệm”. Từ 150 ứng viên thợ điện, chỉ có mỗi Elliott trúng tuyển và cho đến năm 1939, Elliott đã “tiễn” 387 tử tội. Khi Elliott trở thành “đao phủ” sung mãn nhất, nổi tiếng nhất New York, thì Hurlburt lại đang tàn tạ.

Chân dung “đao phủ ghế điện” John Hurlburt
Chân dung “đao phủ ghế điện” John Hurlburt

Tháng 9/1925, bà Mattie qua đời thì ngày 22/2/1929, đầy nỗi ám ảnh và đau buồn, Hurlburt bước vào tầng hầm của ngôi nhà ở Auburn, trong tay cầm khẩu súng lục mà ông tìm thấy tại nhà tù Auburn từ 2 thập niên trước….

Vụ giật điện cuối cùng tại nhà tù Sing Sing được áp dụng với tên sát nhân Eddie Lee Mays, diễn ra vào tháng 8/1963. Ngày hôm nay, “Nhà thần chết” là một trung tâm dạy nghề, nơi các phạm nhân học nghề trước khi được tha bổng. Chiếc ghế điện “tử thần” giờ đây đang được triển lãm tại bảo tàng Newseum ở Washington, D.C…/.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.