Osama Bin Laden điều hành Al Qaeda như thế nào?

Trong quá trình lẩn trốn sự truy nã gắt gao của Mỹ và các đồng minh, trùm khủng bố Osama Bin Laden chỉ dùng những người đưa tin thân cận làm công cụ chỉ đạo và trao đổi thông tin với những “trùm sò” khác trong mạng lưới khủng bố Al Qaeda để tránh sự phát hiện của cơ quan tình báo. Vì đã cẩn thận đến vậy nên hẳn Bin Laden không bao giờ ngờ đến khả năng chính người đưa tin lại là người đã “dẫn đường” cho đặc nhiệm Mỹ đến nơi trú ẩn của mình.

Kỳ II: Người đưa tin – Con dao hai lưỡi đối với Bin Laden

Trong quá trình lẩn trốn sự truy nã gắt gao của Mỹ và các đồng minh, trùm khủng bố Osama Bin Laden chỉ dùng những người đưa tin thân cận làm công cụ chỉ đạo và trao đổi thông tin với những “trùm sò” khác trong mạng lưới khủng bố Al Qaeda để tránh sự phát hiện của cơ quan tình báo. Vì đã cẩn thận đến vậy nên hẳn Bin Laden không bao giờ ngờ đến khả năng chính người đưa tin lại là người đã “dẫn đường” cho đặc nhiệm Mỹ đến nơi trú ẩn của mình.

Sheikh Abu Ahmed. Ảnh Telegraph.

Sheikh Abu Ahmed. Ảnh Telegraph.

Geronimo – mật danh kết thúc chiến dịch truy bắt Bin Laden vang lên chỉ 40 phút kể từ khi nó được bắt đầu và kết thúc với thành quả được cho là mỹ mãn. Khám xét nơi trú ẩn của Bin Laden sau khi trùm khủng bố bị tiêu diệt hôm 1/5, các đặc vụ Mỹ đã không hề tìm thấy bất kỳ một thiết bị thông tin liên lạc đơn giản nào như điện thoại hay Internet tại ngôi nhà ở ngay thị trấn Abbottabad - đồn trú của quân đội Pakistan, cách thủ đô Islamabad hơn một giờ chạy xe. Nhưng qua khai thác thông tin từ máy tính và các thiết bị lưu trữ thu được tại nhà hắn, giới chức Mỹ đã đủ cơ sở để khẳng định việc Bin Laden không phải là một bù nhìn mà chính xác là người lãnh đạo cao nhất, kẻ định hướng và chỉ đạo các chiến dịch của Al Qaeda từ căn cứ bí mật của mình.

Bin Laden đã dùng mạng lưới những người đưa tin để giúp hắn duy trì vai trò kiểm soát và chỉ huy đối với tổ chức khủng bố của mình, mà không dùng đến bất kỳ phương tiện liên lạc khác như  điện thoại, Internet hay di động. Chính những người đưa tin ở căn cứ này đã giúp trùm khủng bố trao đổi thông  tin với các thành viên khác của Al Qaeda. Và đó chính xác là những gì đã “dẫn lối” cho lực lượng Mỹ đến nơi ẩn nấp của trùm khủng bố khét tiếng.

Thực ra, Mỹ từ lâu đã tích cực thu thập thông tin tình báo để tìm ra trùm khủng bố, trong đó manh mối trung tâm là một người đưa tin. Chỉ ít lâu sau vụ tấn công 11/9/2001, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã bắt tay vào việc thẩm vấn những nghi phạm của vụ tấn công đang bị giam giữ tại hệ thống nhà tù bí mật của Mỹ. Một số tù nhân do không chịu được các biện pháp hỏi cung của quân đội đã buộc phải hé lộ thông tin về một người đưa thư trung thành của Bin Laden có biệt danh là Abu Ahmed al-Kuwaiti. “Những tù nhân khai rằng người đàn ông này là một trong những người đưa tin mà trùm khủng bố tin tưởng nhất và rằng có thể hắn đang sống cùng hoặc đang bảo vệ Bin Laden” – một nguồn tin từ cơ quan tình báo Mỹ tiết lộ sau khi chiến dịch tiêu diệt Bin Laden đã kết thúc.

Ít lâu sau, Khalid Sheikh Mohammed, kẻ từng tham gia vào vụ tấn công ngày 11/9/2001 bị bắt tại thành phố Karachi của Pakistan . Khi bị thẩm vấn, Mohammed xác nhận có biết Abu Ahmed al-Kuwaiti nhưng phủ nhận việc mình hoạt động trong mạng lưới Al Qaeda. Tháng 2/2004, một nhân vật hàng đầu khác của Al Qaeda là Hassan Ghul bị bắt. Y khai nhận với các nhân viên thẩm vấn của CIA rằng Abu Ahmed al-Kuwaiti chính là một nhân vật quan trọng với Al Qaeda và thủ lĩnh Bin Laden. Đặc biệt, Ghul còn tiết lộ rằng người đưa thư cho Bin Laden cũng là chỗ thân cận với Abu Faraj al-Libi, người kế nhiệm Khalid Sheikh Mohammed mới sa lưới. Lời khai nhận của Ghul được cho là một trong nhưng điểm mấu chốt trong quá trình tìm kiếm người đưa tin của Bin Laden.

Cuối cùng, tháng 5/2005, đặc nhiệm Pakistan đã bắt được Faraj al-Libi. Tên này sau đó được Pakistan chuyển cho CIA. Tại đây, y khai nhận việc được chỉ định thăng chức thay thế Mohammed thông qua một “người đưa tin chính thức” của Bin Laden trong nội bộ tổ chức khủng bố tại Pakistan . Tuy nhiên, al-Libi lại khai ra một cái tên khác và phủ nhận việc mình có quen biết al-Kuwaiti. Hành động này, theo tình báo Mỹ, là nhằm bảo vệ người đưa tin của Bin Laden. Điều này cũng đã củng cố thêm giả thuyết rằng người đưa tin có vai trò rất quan trọng đối với Al Qaeda và rằng một khi tìm ra được al-Kuwaiti, họ sẽ có thể tìm được Bin Laden.

Tuy nhiên,  phải mất nhiều năm sau đó, mật vụ Mỹ mới có thể xác định được danh tính thực sự của al-Kuwaiti. Theo đó, tên thật của y là Sheikh Abu Ahmed, một người đàn ông Pakistan sinh ra tại Kuwai. Theo lời của các tù nhân bị giam giữ, Ahmed là một đối tượng thuộc hàng trung bình trong mạng lưới Al Qaeda. Chính Ahmed là người có trách nhiệm tìm ra “thiên đường an toàn” cho các thành viên Al Qaeda và gia đình của chúng. Nhưng đến lúc này thì CIA lại bị mất dấu hoàn toàn và không thể tìm được bất cứ manh mối nào về nơi cư trú của Ahmed. Thậm chí, có tù nhân tại nhà tù Guantanamo còn báo với các nhân viên thẩm vấn của Mỹ về việc Ahmed đã bị thương và chết trên tay của tù nhân này trong khi chạy trốn sự truy đuổi của Mỹ tại Afghanistan .

Trong khi cuộc truy tìm tung tích người đưa tin vẫn chưa đem đến kết quả thì năm 2010, tình báo Mỹ đã bất ngờ bắt được tín hiệu cuộc đối thoại giữa Ahmed với một đối tượng vốn đang bị nhân viên tình báo theo dõi. Nhờ cuộc đối thoại này, mật vụ Mỹ đã xác định được tung tích Ahmed và tiến hành theo dõi y. Tháng 8/2010, Al-Kuwaiti vô tình trở thành người dẫn đường cho các cơ quan tình báo đến nơi ẩn náu của Bin Laden ở Abbottabad, cách thủ đô Islamabad 56km về phía Bắc và chỉ cách Học viên Quân sự Pakistan khoảng 1 km. Cuối cùng, sau một thời gian dài theo dõi căn nhà ở Abbottabad, phân tích và cân nhắc tình hình, chính quyền của Tổng thống Obama đã quyết định thực hiện chiến dịch Geronimo – chiến dịch mang tên của một thủ lĩnh da đỏ từng khiến chính quyền Mỹ phải đau đầu hồi thế kỷ 19.

Kết quả thực tế đã chứng minh việc lần theo dấu vết người đưa tin là là nhân tố quyết định trong chiến dịch của Mỹ truy lùng trùm khủng bố tàn bạo nhất thế giới. Chiến dịch đột kích nơi trú ẩn của trùm khủng bố kết thúc một cách nhanh chóng. Ngoài Bin Laden, Ahmed – người đưa tin thân tín của Bin Laden và anh trai của người này cũng đã bị tiêu diệt tại căn cứ Abbotabad hôm 1/5.

Thanh Tùng (Theo Indiatoday, AP)

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.