Ông Donald Trump sẽ 'khôi phục giấc mơ Mỹ' cách nào?

Ông Donald Trump sẽ 'khôi phục giấc mơ Mỹ' cách nào?
Vị tỷ phú chiến thắng lẫy lừng trên chính trường Mỹ vừa bước qua tuổi 70, sẽ thành tổng tư lệnh quân đội Mỹ mà chưa từng có kinh nghiệm nào trong chính trường, dù ở nhánh hành pháp hay lập pháp.

Chính sách thắt chặt nhập cư là điểm nhấn quan trọng nhất của ông Trump. Dù bị nhiều chỉ trích là phi thực tế và tốn kém, ông khăng khăng đòi xây bức tường dài hàng nghìn cây số giữa biên giới Mỹ-Mexico để chống nhập cư trái phép. Donald Trump cũng đề xuất hạn chế số lượng nhập cư hợp pháp, đồng thời đẩy mạnh trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ.

Điều này được giải thích dựa trên phân tích nhóm cử tri nòng cốt của Trump: những người đàn ông da trắng ít học và bị tụt lại về mặt kinh tế những năm gần đây. Họ đổ lỗi cho người nhập cư đã chiếm công việc của họ.

Trong vấn đề về người tị nạn, Donald Trump từng chỉ trích việc Nhà Trắng tiếp nhận người tị nạn từ Trung Đông hoặc các quốc gia Hồi giáo "dấy lên mối đe dọa quan trọng đối với an ninh quốc gia". Trump cũng thường tấn công đối thủ của đảng Dân chủ về kế hoạch gia tăng hạn ngạch để tiếp nhận người tị nạn chạy trốn nội chiến Syria. "Ai mà biết trong số này bao nhiêu kẻ là phiến quân IS", Trump nói.

Về chính sách thuế, ông Trump chủ trương việc giảm thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Donald Trump nói sẽ giảm thuế liên bang cho doanh nghiệp từ 35% còn 15%, giảm thuế thu nhập liên bang từ 39,6% còn 33%. Ông trùm bất động sản tin rằng kế hoạch này sẽ giúp tăng tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ từ 2% lên 3,5% và tạo ra khoảng 25 triệu việc làm.

Trong khi đó, Công ty nghiên cứu kinh tế Oxford Economics dự đoán trong nhiệm kỳ của Donald Trump, Mỹ sẽ thất thoát 1.000 tỷ USD .

Cụ thể, tăng trưởng sẽ giảm dần và chạm 0 vào năm 2019, làm giảm chung GDP còn 17.500 tỷ trong năm 2021 (s với con số 18.500 tỷ USD nếu bà Clinton thắng). Còn Tax Foundation cũng tính toán top 1% giới siêu giàu của Mỹ sẽ có thu nhập tăng ở mức 2 con số nhờ vào chính sách của Trump.

Trong các thỏa thuận thương mại, ông Trump nói tất cả đều phải nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ. Trump kiên quyết chống lại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP); đồng thời tuyên bố đàm phán lại về các hiệp ước đã ký kết như Thỏa thuận Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Donald Trump nhiều lần gọi NAFTA là một "thảm họa", đe dọa sẽ rút khỏi nếu các yêu cầu của Mỹ không được đáp ứng.

Donald Trump cũng nhiều lần chỉ trích những đối tác thương mại của Mỹ như Mexico và Trung Quốc là giao thương không công bằng, thao túng tiền tệ, vi phạm sở hữu trí tuệ... Vị tỷ phú đe dọa áp đặt trừng phạt đơn phương bằng thuế quan và nhiều biện pháp khác nếu những nước này không chấn chỉnh.

Về chính sách đối ngoại, ông Trump tỏ ra là một người hâm mộ của Tổng thống Putin và nhiều lần ca ngợi nhà lãnh đạo Nga. Ông ủng hộ một mối quan hệ gắn bó hơn giữa Mỹ và Nga.

Trong khi đó, ông trùm bất động sản thường chỉ trích các đồng minh truyền thống của Mỹ như NATO, các đồng minh ở châu Âu và châu Á. Ông cho rằng nước Mỹ quá tốn kém và không công bằng khi phải gánh chịu nhiều phần chi phí hơn trong các kế hoạch quốc phòng. Do vậy, Donald Trump đề nghị các đồng minh phải chịu chia sẻ chi phí nhiều hơn.

Ông Trump tỏ ra cứng rắn đối với một số điểm nóng quốc tế như cuộc chiến chống IS ở Trung Đông. Ông nhiều lần khẳng định Mỹ nên gửi hàng vạn lính bộ binh đến Iraq để chiến đấu, cho rằng NATO cần nỗ lực nhiều hơn trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.