Những cuộc xung đột sau tranh giành giữa taxi và Uber tại London

Những cuộc xung đột sau tranh giành giữa taxi và Uber tại London
(PLO) - Cuộc tranh giành giữa taxi và Uber trên những tuyến phố của thủ đô London không chỉ đơn thuần là sự đối đầu giữa truyền thống với một ứng dụng hay một mô hình kinh doanh mới mà sâu xa hơn, nó còn phản ánh tình trạng chia rẽ tại nước Anh hiện nay. 

Đối thủ không quen biết

Khoảng 6h00 sáng, bà Zahra Bakkali rón rén rời khỏi giường, cầu nguyện buổi sáng rồi chuẩn bị đồ ăn cho cả gia đình. Khi các con đã tới trường, bà mới xuống tầng hầm, lấy chiếc xe Toyota Prius màu trắng của gia đình, bật ứng dụng Uber và chờ đợi “cuốc xe” đầu tiên trong ngày.

Trong một căn nhà gỗ nhỏ ở đầu kia của thành phố, ông Paul Walsh ung dung ngồi uống café, ăn bánh mỳ và đọc báo. Sau đó, ông chào vợ và con trai, nổ máy chiếc taxi màu đen và khởi hành tới Sân bay Heathrow. Bà Bakkali và ông Walsh mỗi ngày đều đi trên cùng những tuyến phố. Họ là những người xa lạ nhưng đồng thời cũng là đối thủ của nhau trong cuộc xung đột đã trở nên quen thuộc trong thế kỷ 21: Công ty Uber và những công ty taxi truyền thống. 

Không chỉ vậy, sự đối đầu giữa taxi truyền thống và Uber ở London còn phản ánh cuộc xung đột văn hóa vốn được thổi bùng lên mạnh mẽ hơn tại Anh sau cuộc bỏ phiếu Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU): cuộc giằng co giữa người nhập cư và người bản xứ, giữa cái cũ và cái mới, giữa toàn cầu hoá và chủ nghĩa tự tôn quốc gia. 

Uber và taxi truyền thống

Taxi đen tại London ra đời từ năm 1634. Để có được huy hiệu, tài xế phải dành nhiều năm học thuộc được 25.000 con đường và 100.000 địa điểm trong thành phố để có thể vượt qua bài thi “The Knowledge” - bài thi taxi khó nhất thế giới. Phần lớn tài xế là người da trắng và người Anh. Uber du nhập vào Anh năm 2012, nhưng đã nhanh chóng có đến 40.000 tài xế vượt xa con số 21.000 người của taxi truyền thống. Tài xế Uber dùng định vị để tìm đường. Hầu hết họ không phải người da trắng, trong đó có nhiều người là người nhập cư như bà Bakkali. Giá cước Uber thấp hơn 30% so với taxi đen – sự chênh lệch mà các tài xế taxi truyền thống cho là hành động cố tình “giết chết” công việc của họ. 

Cuộc bỏ phiếu rời khỏi EU, được biết đến là Brexit, đã cho thấy sự chia rẽ giữa những người được hưởng lợi từ sự toàn cầu hoá và những người lo sợ nhập cư và tự động hóa. Có 6 trên 10 người London, trong đó có bà Makkali, không ủng hộ Brexit. Nhưng ông Walsh và phần lớn tài xế taxi đen đều bỏ phiếu ủng hộ việc chia tay này.

Bà Bakkali là con gái của một gia đình nông dân người Morocco còn ông Walsh là con trai của một công nhân xây dựng London gốc. Họ đều có chung ước muốn: tiến tới gia nhập tầng lớp trung lưu để con họ có được cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, họ lại đang ở những bên đối lập nhau trong một cuộc chiến trên những đường phố London. “Họ đi sát vào bạn, khiến bạn vô tình lấn qua vạch sơn khi đèn đã chuyển sang đỏ. Những người lái xe giơ ngón tay thối với tôi rồi hét lên những câu nhạo báng. Một số người thậm chí dán những biển hiệu châm biếm ra ngoài xe như “Ghét Uber”. Và dĩ nhiên họ không bao giờ nhường đường”, bà Bakkali kể về những tài xế taxi truyền thống mà bà từng gặp. 

Đối với bà Bakkali, taxi đen là điển hình của chủ nghĩa dân tuý và phân biệt chủng tộc. Còn với ông Walsh, Uber chính là từ viết tắt của tất cả những mặt trái của toàn cầu hoá và là bằng chứng cho thấy nhà nước đã không công bằng đối với những công dân chăm chỉ như ông. 

Bài thi khó nhằn

Theo ông Walsh, ở London, lái xe là một nghề, một phương tiện để kiếm sống. “Tại các thành phố khác, những nhóm người nhập cư đang chiếm việc làm của những lái taxi. Nhưng điều này không thể xảy ra ở đây”, ông nói. Trong suy nghĩ của ông Walsh, Uber đang không chỉ phá hoại một mô hình kinh doanh mà cả một nền văn hoá. Bởi, theo ông, để trở thành một lái xe taxi không hề đơn giản. “Đầu tiên bạn phải đầu tư nhiều năm học, xong sau đó đầu tư thêm 45.000 bảng Anh vào một chiếc xe”, ông nói và cho rằng “một London không có taxi đen cổ điển cũng giống như London không có Tháp Big Ben”.

Ông Walsh luôn tự hào về những tài xế ở London – những người vui tính và có thể buôn mọi chuyện về thành phố mình. Trong suy nghĩ của ông mà còn của nhiều người khác trước đây, nhận được huy hiệu lái xe taxi là một tấm vé để đi lên trong xã hội, bởi điều này đòi hỏi sự mài dũa để làm chủ được kiến thức. Tỉ lệ những người bỏ giữa chừng là 70%. Với Walsh, để có được tấm huy hiệu, ông đã phải đi lại khắp London 6 ngày/tuần để thuộc tất cả những con đường. Trong suốt quá trình đó, ông thường xuyên phải trải qua những cuộc kiểm tra kéo dài khoảng 20 phút. Walsh nói rằng, ông nhập tâm vào bài học đến mức thường xuyên mơ về London và bừng tỉnh giấc giữa đêm, đầm đìa mồ hôi. 

Cuối cùng, ông cũng nhận được huy hiệu vào cuối năm 1994. Tổng cộng ông đã mất gần 3 năm, sớm hơn 1 năm so với trung bình để lấy được tấm huy hiệu và ông rất tự hào về điều này. “3 năm đấy. Và giờ đây, Uber đã biến kiến thức thành một ứng dụng”, ông chua chát nói.

Còn Bakkali, bà bắt đầu nghĩ đến việc trở thành một tài xế vào năm 2010. Một buổi chiều mùa hè năm đó, khi đang mang bầu 8 tháng đứa con thứ 5, với 2 đứa con sinh đôi trong nôi và 2 đứa con mỗi bên cánh tay nhưng khi bước lên xe bus, bà vẫn bị người lái xe bus chửi rủa và trách móc bà chỉ đến đây để đẻ con. Ngay tối hôm đó, bà nói với chồng rằng họ cần mua một chiếc xe ô tô và chồng bà cần học lái, vì bà không bao giờ muốn đi phương tiện công cộng nữa. Nhưng vì người chồng sợ lái xe nên bà đã quyết định tự đi học lấy bằng lái. 

Sau khi đã có bằng, Bakkali rất thích lái xe và mong muốn trở thành tài xế xe bus. “Uber thì sao?”, người chồng gợi ý. Sau đó, họ lên mạng và đặt một cuộc hẹn vào sáng hôm sau. Đến trưa, bà đã đăng kí thành công với Uber, nghe thuyết trình và làm bài kiểm tra địa hình, nhận chứng chỉ từ công ty và nộp hồ sơ kiểm tra an ninh. Sau vài tuần, bà được nhận chứng chỉ lái xe.

Cuộc chiến trên đường phố

Theo ông Walsh, Rachel Whetstone – cựu Giám đốc điều hành của Uber – là vợ của Steve Hilton, một người bạn thân và từng là cố vấn của cựu Thủ tướng David Cameron. Ông Cameron lại ủng hộ Anh ở lại EU nên cánh tài xế muốn điều ngược lại nên đã bỏ phiếu phản đối Brexit. “Chính phủ và các doanh nghiệp đi đêm với nhau và người thiệt nhất là người lao động”, ông nói.

Một tối năm 2016, một đám đông tài xế ầm ỹ tại cửa chính của tòa nhà Quốc hội Anh. Các biển hiệu và slogan lên án các hành động sai trái của Uber, gồm ô nhiễm môi trường và tội hiếp dâm và cáo buộc chính phủ ủng hộ Uber. Sau đó, đám đông những người biểu tình tiếp tục tiến đến trụ sở Bộ Giao thông Anh ở thành phố London. Theo ông Walsh, Anh từng tiếp nhận nhiều người tị nạn nhưng người tị nạn khác những người nhập cư kinh tế hiện nay. “Họ đến đây và đẩy mức sống của chúng ta xuống vực”, ông cáo buộc. 

Theo ông này, việc làm của những lái xe truyền thống không phải là hành động phân biệt chủng tộc bởi trong số những tài xế taxi truyền thống có nhiều người là người Do Thái và Ireland. “Chúng ta đang nói về sự công bằng. 10 năm nay lương của mọi người đều không tăng”, ông Walsh cho hay.

Đâu là hồi kết?

Trong những ngày cao điểm, Bakkali nhận được khoảng 340 bảng Anh cho 20 giờ lái xe liên tục. Bà ấy trả người khách cuối cùng tại Weybridge, phía Tây London, lúc 6h30 sáng, sau đó đỗ xe, khoá cửa và chợp mắt một lúc trước khi bật lại ứng dụng và trở về nhà. Trung bình, bà kiếm được gần 300 bảng 1 tuần sau khi trả tiền bảo hiềm, xăng xe và 2 lần rửa xe. Việc có lương và tự chủ được tài chính khiến bà cảm thấy rất tự do. Nhưng tổng thu nhập của bà và chồng bà vẫn không đủ chi trả cho cuộc sống nên gia đình vẫn phải dựa vào các khoản trợ cấp của chính phủ, trong đó có trợ cấp nhà ở.

Năm ngoái, Uber nâng mức hoa hồng của hãng cho mỗi chuyến đi từ 20% lên 25% với tài xế mới. Động thái này đã khiến cánh lái xe Uber phản đối. Bà Bakkali cũng đã tham gia các cuộc họp để yêu cầu Uber cắt tiền hoa hồng về 20% nhưng không thành. Không chỉ vậy, sau khi bà nghỉ 2 tuần trong Lễ Phục sinh, bà nhận ra rằng bà nhận được ít chuyến xe hơn, thu nhập cũng giảm hẳn đi một nửa. “Uber trừng phạt bạn khi bạn không đi làm,” bà cho biết. 

Trong khi đó, một người tài xế taxi đen cũng đã phải bán xe vì không thể trang trải mọi chi phí. Sau đó, anh đi thuê một chiếc xe để chạy nhưng cuối cùng cũng sẽ phải từ bỏ. “Làm việc cả tuần nhưng gần như chỉ đủ nuôi miệng”, anh lý giải. 

Trước khi có Uber, ông Walsh chạy được khoảng 20 chuyến xe mỗi ngày. Hiện giờ thì con số chỉ tạm tới ngưỡng 5 cuốc một ngày. Theo ông này, Uber muốn đẩy giá thấp xuống để cho những người lái taxi bị loại khỏi thị trường và đến lúc nào đó họ sẽ nâng giá lên. “Đến một lúc nào đó, cả lái xe truyền thống và Uber sẽ đều chỉ là lịch sử”, ông chua chát. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.