Những chuyện ít biết sau chuyến thăm Hiroshima của Tổng thống Mỹ

Đám mây bốc cao sau khi Hiroshima hứng chịu quả bom nguyên tử của Mỹ
Đám mây bốc cao sau khi Hiroshima hứng chịu quả bom nguyên tử của Mỹ
(PLO) -Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hiroshima trong tuần vừa qua đã làm nên lịch sử khi ông là Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên tới thăm thành phố đã từng phải hứng chịu quả bom nguyên tử của Mỹ hồi cuối Thế chiến II. 

Mỹ từng thả bom nguyên tử xuống Hiroshima năm 1945, làm khoảng 140.000 người chết trong những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Hai quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki đã khiến hơn 200.000 người Nhật thiệt mạng, và đến nay vẫn là đề tài tranh luận không có hồi kết trong dư luận Mỹ. 

Hậu họa lâu dài

Không chỉ dừng ở số người thiệt mạng, nỗi thống khổ mà những người sống sót và con cháu họ phải chịu đựng vì nhiễm độc phóng xạ là không thể kể xiết.

Lý do căn bản của Mỹ khi quyết định thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là nhằm nhanh chóng chấm dứt những năm tháng xâm lăng của Nhật và giảm bớt những tổn thất nhân mạng sẽ xảy ra trong trường hợp lính Mỹ phải đổ bộ lên nước Nhật. 

Các quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki đã kết thúc Thế chiến II, thế nhưng, cuộc chiến nối tiếp cuộc chiến khi quả bom này đã mang đến quá nhiều đau thương, mất mát cho không chỉ người Nhật, người Mỹ, mà rất nhiều dân tộc khác trên thế giới.

Và cũng kể từ đó cả thế giới đã phải sống với vô vàn rủi ro khi nguy cơ những vũ khí này có thể được sử dụng một lần nữa là hoàn toàn có thật.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida, trích lời một người sống sót sau Hiroshima: “Mối đe dọa của vũ khí hạt nhân được tạo ra bởi sự khôn ngoan của loài người; trái lại, nó đã biến thành mối đe dọa vô cùng nghiêm trọng đối với sự tồn vong của loài người mà chúng ta không thể bỏ qua dù chỉ một ngày." 

Năm 1946, Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc điều tra về mức độ ảnh hưởng của quả bọm nguyên tử và kết luận: " Không có lý lẽ nào mạnh mẽ hơn biện minh cho hòa bình khi nhìn thấy sự tàn phá không tưởng tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Là nhà sáng chế và phát triển ra loại vũ khí đáng ngại này, nước Mỹ nên có trách nhiệm với những gì đã xảy ra và người Mỹ không nên trốn tránh thực tế này. Người Mỹ cần hành động để có thể đi đầu trong việc thiết lập và thực hiện những đảm bảo mang tính quốc tế trong việc ngăn chặn sử dụng loại vũ khí này trong tương lai. "

Mary Popeo, một người trong nhóm giải trừ vũ khí hạt nhân Global Zero đã phải thốt lên: “Sau khi đã trải qua ba mùa hè ở Hiroshima và Nagasaki làm việc với các nạn nhân bom Nhật Bản và phong trào hòa bình Nhật Bản, tôi có thể nói rằng chuyến đi của ông Obama mang một ý nghĩa vô cùng to lớn!

Tổng thống nên tận dụng cơ hội lịch sử này để xây dựng sự ủng hộ cho các hiệp ước toàn cầu kết thúc thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) chính là chìa khóa để mở cánh cửa đến tương lai mà không có quốc gia nào phải đối mặt với nỗi lo mang tên “vũ khí hạt nhân”. Hiện nay, Hoa Kỳ, Israel, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan, Iran và Bắc Triều Tiên vẫn chưa phê chuẩn hiệp ước; do đó, nó đã không có hiệu lực trên toàn thế giới.

Hiệp ước này vẫn đang tiếp tục chờ đợi hành động của các nhà lãnh đạo thế giới. Đáng chú ý nhất là sự vắng mặt của Hoa Kỳ, quốc gia hàng đầu về sức mạnh hạt nhân”.

Nước Nhật không chờ đợi

Năm 1968, Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT) được thông qua, làm sơ sở cho việc thực hiện không phổ biến và giải trừ vũ khí hạt nhân.

Cũng trong năm đó, Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) bắt đầu được thảo luận nhưng không đạt kết quả. Ba thập kỷ sau, trong xu thế chính trị thuận lợi, CTBT lại được đặt lên bàn đàm phán một lần nữa và kết quả là CTBT đã được thông qua vào năm 1996, được hầu hết các quốc gia tham gia ký và phê chuẩn ngay trong ngày đầu tiên.

Sự ra đời Hiệp ước CTBT là một mốc quan trọng góp phần vào việc kìm hãm các quốc gia nổ thử hạt nhân và cùng với hiệp ước NPT,  hy vọng trong tương lai thế giới sẽ không còn vũ khí hạt nhân. 

Hiroshima tan hoang do sức công phá của bom hạt nhân
 Hiroshima tan hoang do sức công phá của bom hạt nhân

Lo ngại trước mối đe dọa từ hạt nhân, Nhật đã bắt đầu hành động, phê chuẩn và hỗ trợ cho các hiệp ước về hạt nhân. Là nước dẫn đầu Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện, Nhật nỗ lực thuyết phục tất cả các quốc gia trên thế giới tham gia Hiệp ước này. 

Nếu nhìn vào thực tế, cả thế giới nên lắng nghe từ người dân Nhật. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân của cả Hoa Kỳ và Liên Xô tăng lên nhanh chóng, đã gây ra mối lo ngại lớn đối với  cả thế giới. Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Dwight Eisenhower, trong nhiệm kỳ thứ hai, đã bị ảnh hưởng rất nhiều khi các cố vấn khoa học cho rằng cần có một lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân và điều này cần thiết cho an ninh quốc gia.

Eisenhower, trong một cuộc phỏng vấn năm 1961, nói rằng việc không đạt được một lệnh cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhận sẽ thực sự là “sự thất vọng lớn nhất của bất kỳ chính quyền nào – bất kỳ thời điểm nào và bất cứ một bên nào”. Ông cho rằng điều này vô cùng quan trọng để có thể giảm đi những gánh nặng mà nhân loại đang phải gánh trên lưng.

Những nỗ lực này cũng đã mang lại một hiệp ước hạn chế được Tổng thống Kennedy ký vào năm 1963 trong đó qui định cấm các vụ nổ trong khí quyển, dưới biển và ngoài không gian, nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ. 

Tìm cơ hội mới

Trên thực tế, Hoa Kỳ đã có cơ hội để phê chuẩn Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân toàn diện trong năm 1999 khi Bill Clinton là tổng thống. Cựu phụ tá Eisenhower và cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu - tướng Andrew Goodpaster - lúc đó đã viết thư cho Thượng viện kêu gọi bỏ phiếu ủng hộ hiệp ước  nhưng Hiệp ước này đã bị Thượng viện chối chỉ vào cuối năm 1999 khiến cả thế giới thất vọng.

Lúc đó người ta đã xem đây là một cú sốc lớn đối với việc kiểm soát vũ khí hạt nhân, giải trừ quân bị và mọi nỗ lực hòa bình. 

Hiện Hoa Kỳ và Nga vẫn đang sở hữu hàng ngàn các loại vũ khí hạt; Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác cũng được trang bị loại vũ khí này. Điều đó cũng có nghĩa, các quốc gia có thể thử nghiệm loại vũ khí chết người này bất cứ lúc nào và nguy cơ sẽ xảy ra một cuộc chạy đua vũ khí lớn là hoàn toàn có thật. 

Bên cạnh đó, theo ước tính của Tổ chức Global Zero, các quốc gia sẽ phải tiêu tốn tới một tỷ đô la vào vũ khí hạt nhân trong thập kỷ tới trong khi còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Vấn nạn bệnh tật và nghèo đói, dòng người tị nạn đang ngày càng gia tăng càng khó biện minh cho việc tiêu tốn một khoản chi phí khổng lồ như vậy. 

Thế nhưng, cắt giảm vũ khí hạt nhân rõ ràng không phải là việc có thể thực hiện trong một sớm một chiều, quan trọng và cần thiết nhất là xây dựng lòng tin. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng, Mỹ có thể ngay lập tức hành động bằng cách phê chuẩn Hiệp ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân toàn diện. Đảng Cộng hòa đang dẫn đầu Thượng viện có thể thông qua và trình lên Tổng thống Obama ký.

Tất cả có thể tin vào điều này khi Phó Tổng thống Joe Biden đã khẳng định rằng, hiện giờ “chúng ta không cần trực tiếp thử nghiệm vũ khí hạt nhân vì tất cả có thể nhờ vào công nghệ máy tính với độ tin cậy rất cao”. 

Nhật Bản muốn cùng Mỹ chấm dứt thử nghiệm hạt nhân và xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân. Chính vì vậy, chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Hiroshima tuần qua thực sự là một cơ hội tuyệt vời để thêm sinh lực cho những nỗ lực này.

Nhật Bản và Hoa Kỳ, dù đã từng phải đối mặt với nhau trong chiến tranh nhưng bây giờ có thể đi cùng nhau trong hòa bình. Điều này là hoàn toàn phù hợp với hai quốc gia đang dẫn đầu phong trào toàn cầu loại bỏ vũ khí hạt nhân.

Thế giới hi vọng, Hiroshima-nơi bắt đầu cũng sẽ là đặt dấu chấm hết cho cái gọi là “vũ khí hạt nhân” và dấu mốc ý nghĩa nhất sẽ chính là việc phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạ nhân toàn diện./. 

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.