Nhật bồi thường cho hàng nghìn nạn nhân bị ép triệt sản

Nhật bồi thường cho hàng nghìn nạn nhân bị ép triệt sản
(PLVN) - Nhật Bản mới đây chính thức xin lỗi hàng chục ngàn nạn nhân bị ép buộc triệt sản theo Luật Bảo vệ Ưu sinh được mô tả là nhằm ngăn chặn những đứa trẻ “hạ cấp” chào đời, đồng thời cam kết sẽ bồi thường. Động thái này được cho là bước tiến đáng hoan nghênh sau nhiều năm im lặng của chính phủ nước này.

Trong một bài phát biểu, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga đã bày tỏ “sự hối hận chân thành và lời xin lỗi từ đáy lòng” tới các nạn nhân. Lời xin lỗi được đưa ra ngay sau khi Quốc hội nước này ban hành một đạo luật nhằm cung cấp các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm khoản bồi thường 3,2 triệu yen (tương đương hơn 660 triệu đồng) cho mỗi nạn nhân. Luật khắc phục hậu quả mới này được thông qua đã thừa nhận rằng nhiều người đã bị buộc phải phẫu thuật để loại bỏ các cơ quan sinh sản hoặc điều trị bức xạ để triệt sản, khiến họ đau đớn cả về tinh thần và thể xác. 

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi và nói rằng, mọi nỗ lực sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng xã hội Nhật sẽ tránh xa sự phân biệt đối xử với những người khuyết tật. “Trong thời kỳ luật này có hiệu lực, nhiều người đã phải trải qua các hoạt động khiến họ không thể có con dựa trên tình trạng khuyết tật hoặc một căn bệnh mãn tính khác, khiến họ đau khổ. Là chính phủ thực hiện luật này, sau khi tự vấn sâu sắc, tôi muốn xin lỗi từ tận đáy lòng”, ông Abe nói.

Trước đó, một làn sóng kêu gọi bồi thường cho các nạn nhân đã bùng nổ khi họ bắt đầu khởi kiện Chính phủ Nhật Bản. Các nạn nhân và nhiều người ủng hộ cáo buộc rằng việc chính phủ thực thi Luật Bảo vệ Ưu sinh đã vi phạm quyền tự quyết, sức khỏe sinh sản và quyền bình đẳng của công dân. Họ đòi quyền lợi rằng gói bồi thường nói trên không thỏa đáng so với những đau khổ họ phải chịu đựng. 

“Các cá nhân này đã bị vi phạm quyền sinh con và nuôi con của mình, vì vậy khoản tiền 3,2 triệu yen thanh toán một lần sẽ không có nghĩa lý gì so với thiệt hại của họ”, ông Paji Niisato, luật sư đại diện cho một số nạn nhân nói với tờ Guardian. 

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, ước tính khoảng 165.000 người Nhật Bản, trong đó có phần lớn là phụ nữ bị khuyết tật, đã bị ép buộc triệt sản khi Luật Bảo vệ Ưu sinh được áp dụng từ năm 1948 đến tận năm 1996. Luật pháp khi đó cho phép các bác sĩ triệt sản, những người bị khuyết tật về trí tuệ do di truyền cũng như các bệnh mãn tính khác như bệnh phong nhằm “ngăn việc tạo ra con cháu có chất lượng thấp”. 

Theo giới chức Nhật, khoảng 8.500 người đồng ý triệt sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hoài nghi đó là những trường hợp “bắt buộc” vì áp lực mà họ phải đối mặt. Số ca triệt sản bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh cao với 1.362 vụ triệt sản trong chỉ một năm vào giữa thập niên 1950. Khoảng 70% các trường hợp liên quan đến phụ nữ hoặc trẻ em gái và những nạn nhân trẻ nhất chỉ mới 9 hoặc 10 tuổi. 

Sau đó vào năm 1972, chính phủ đưa ra một đề xuất sửa đổi gây tranh cãi trong Luật Ưu sinh, cho phép phụ nữ mang thai mà thai nhi bị khuyết tật được quyền sinh nở. Tới năm 1996, Luật Ưu sinh bị bãi bỏ khi thái độ của người dân thay đổi. 

Bên cạnh đó trong lần bồi thường này, Chính phủ Nhật Bản cũng đã đề nghị bồi thường và xin lỗi khoảng 10.000 bệnh nhân phong, từng bị giam cầm trong các cơ sở biệt lập cho đến năm 1996, khi Luật Phòng chống bệnh phong cũng bị bãi bỏ.

Đọc thêm

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.