Nhà - nơi nguy hiểm nhất với phụ nữ?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Trong năm 2017 có tổng cộng 87.000 phụ nữ bị giết hại, trong đó khoảng 50.000 người (tương đương 58%), thiệt mạng dưới tay của chính đối tác hoặc thành viên trong gia đình. Con số này tương đương cứ mỗi giờ lại có 6 phụ nữ bị người thân quen giết hại, hay mỗi ngày có 137 phụ nữ thiệt mạng dưới tay chính những người thân của mình.

Thông tin trên được Văn phòng Liên Hợp quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) cho biết, trong một báo cáo được công bố nhân Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Dựa trên số liệu sẵn có về các vụ giết người, báo cáo đã phân tích các vụ giết người có liên quan đến giới nhằm vào phụ nữ và trẻ em gái, trong đó tập trung cụ thể vào các vụ giết người liên quan đến gia đình, đối tác của nạn nhân cũng như về vai trò của phụ nữ trong xã hội và trong gia đình.

Theo báo cáo, trong số các trường hợp tử vong dưới tay đối tác hay người thân trong gia đình, phụ nữ chiếm 64% số nạn nhân còn nam giới chiếm 34%. Tỉ lệ phụ nữ bị người thân sát hại tăng lên đến 82% khi xét các trường hợp tử vong do bị chồng/đối tác/bạn trai sát hại.

UNODC ước tính, trung bình cứ 100.000 phụ nữ trên thế giới có 1,3 người bị sát hại. Trong đó, về mặt phân bố địa lý, châu Phi và châu Mỹ là những khu vực mà người phụ nữ có nguy cơ bị đối tác hay những người thân trong gia đình sát hại cao nhất.

Ở châu Phi, tỉ lệ phụ nữ hứng chịu bạo lực gia đình dẫn tới tử vong  là 3,1/100.000 dân cư nữ, trong khi tỉ lệ này tại châu Mỹ là 1,6/100.000. Tại châu Đại Dương và châu Á, tỉ lệ nữ giới bị người thân sát hại trên 100.000 người là nữ lần lượt là 1,3 và 0,9. Tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận tại châu Âu, với mức trung bình là 0,7/100.000 phụ nữ.

Tuy nhiên, tính theo khu vực, châu Á mới là nơi có số nạn nhân nữ bị đối tác hay gia đình sát hại cao nhất trong năm qua, với tổng cộng 20.000 nạn nhân. Báo cáo cho hay, các vụ giết người vì danh dự là một phần lý do.

“Cái chết của những người bị sát hại bởi đối tác không phải là hành động bột phát hay ngẫu nhiên mà là đỉnh cao của bạo lực liên quan đến giới. Ghen tuông và sợ bị bỏ rơi cũng là những động cơ xuất hiện nhiều”, báo cáo cho hay.

Trong phát biểu công bố báo cáo, Giám đốc điều hành UNODC Yury Fedotov cho biết, dù đa số nạn nhân trong các vụ giết người xảy ra trên thế giới là nam giới nhưng phụ nữ vẫn tiếp tục là đối tượng phải trả giá cao nhất cho vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt giới và những định kiến tiêu cực.

“Họ cũng là đối tượng có khả năng bị chính người thân và người trong gia đình giết hại cao nhất”, ông nói và cho rằng việc nữ giới tiếp tục là đối tượng của bạo lực gia đình nhiều hơn nam giới cho thấy thế giới vẫn chưa có giải pháp thực sự hiệu quả cho vấn đề bất bình đẳng giới trong gia đình. 

Theo UNODC, trong những năm gần đây, mặc dù các nước đã có những điều luật và chương trình hành động nhằm xóa bỏ bạo lực đối với nữ giới nhưng nhìn chung thế giới vẫn chưa có được nhiều sự tiến bộ hữu hình trong việc bảo vệ và cứu sống những phụ nữ khỏi bị người thân và đối tác sát hại.

Để góp phần giảm thiểu tình hình trong thời gian tới, báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các giải pháp ngăn ngừa hiệu quả cũng như các biện pháp hình sự thích đáng đối với tội phạm bạo lực nhằm bảo vệ và tăng cường trao quyền phụ nữ song song với việc trừng phạt loại tội phạm này.

Báo cáo cũng kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ giữa cảnh sát và hệ thống tư pháp, các ngành y tế và xã hội; nhấn mạnh nam giới cần trở thành một phần của giải pháp, bắt đầu từ việc giáo dục sớm đối với nam giới về bảo vệ và tôn trọng phụ nữ. 

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.