Người hùng hai mặt: Công thần hay tội đồ?

 Phòng Tối của nước Mỹ - cuốn sách mang lại cho Yardley tiền tài, danh vọng.
Phòng Tối của nước Mỹ - cuốn sách mang lại cho Yardley tiền tài, danh vọng.
(PLO) -Một tay gây dựng, đào tạo cả một hệ thống nghe lén và giải mật cho nước Mỹ, Herbert Yardley đã giúp Mỹ nắm bắt và đương đầu với những mối đe dọa an ninh quốc gia. Thế nhưng, cống hiến của ông lại bị “phủ bóng”…

Những ngày đầu làm việc, bộ phận phụ trách giải mã mà Yardley lập ra không có một nhân sự nào ngoại trừ người đứng đầu. Mọi nhiệm vụ giải mật đều được chuyển tới một tư dinh ở ngoại ô Chicago thuộc sở hữu của George Fabyan- một gã lập dị giàu có. 

Người xuất sắc nhất trong số này là William Friedman, một nhà di truyền học trẻ tuổi. Nhân vật này đã viết ra những đoạn mã hóa mẫu kinh điển phục vụ việc đào tạo ngành mật mã, sau này nổi lên như là đối thủ chính của Yardley. 

Thủa ban đầu khó khăn

Về phần mình, Yardley nhanh chóng hoàn thiện bộ máy MI-8 trở thành một cơ quan chuyên mã hóa, giải mật mạnh với những công cụ và kỹ thuật thô sơ nhất. Các công đoạn đều được giải quyết bằng tay, vẫn qua các đoạn mã thử và mã lỗi. 

 Yardley cũng gặp phải những đề nghị oái ăm. Một lần Bộ Tư pháp chuyển cho MI-8 một con bồ câu đưa thư đã chết với yêu cầu tìm xem những chiếc lông bị đục lỗ của con chim có giấu thông điệp nào không.

Lần khác, người đứng đầu tình báo quân đội đưa một trang giấy trắng tinh tìm thấy dưới gót giầy của nghi phạm để kiểm tra xem có các chữ viết ẩn nào không. 

Tỷ lệ phát hiện thông tin có ích nhờ nghe lén và giải mã cũng thấp như việc tìm kiếm những nhân vật nghi vấn vượt biên hay kiểm tra hàng nghìn bức thư vô hại để tìm ra thông tin có ích. Một lần, một mảnh tài liệu mật mã tìm thấy trong ống tay áo của một mật vụ người Đức khả nghi đang cố vượt qua biên giới Mexico bằng hộ chiếu Nga.

Việc giải mã giúp lật tẩy danh tính của người “đưa thư” này là một điệp viên mật của Đức có tên là Lothar Witzke, có liên hệ với một vụ phá hoại tại một xưởng đóng tàu ở San Francisco năm 1917, và một vụ nổ chết người ở một xưởng đạn dược tại cảng New York tháng 6/1917.

Bản giải mật này là bằng chứng khiến Witzke bị Mỹ tuyên án tử hình trong suốt cuộc chiến, dù thực ra nhân vật này không bao giờ bị xử tử. 

Yardley thúc giục và Bộ Ngoại giao, Bộ Chiến tranh quyết định giải ngân khoảng 100.000 USD nữa (tức khoảng 1,4 triệu USD ngày nay) tài trợ cho một cơ quan dân sự bí mật. Yardley chuyển tới New York vào mùa hè năm 1919, thuê một tòa nhà văn phòng không có tên trên bản đồ.

Nhân viên của cơ quan này được dặn dò nếu có ai hỏi thì chỉ được nói đang làm việc cho “phòng biên dịch” của bộ Chiến tranh. Dưới lớp vỏ bọc đó, cơ sở mà Yardley đặt tên là “Phòng Tối” của nước Mỹ đã ra đời. 

Thăng trầm của “Phòng Tối”

Nhưng năng lực giải mã của “Phòng Tối” tụt hậu khá xa so với các nước Đồng minh. Những mật mã viên của Yardley chưa bao giờ vượt quá việc tìm kiếm các mẫu ký tự và số một cách thủ công. 

Thành tích ấn tượng nhất của Yardley là hóa giải một văn bản điện tín của Nhật Bản ngay trước một hội nghị giải trừ quân bị diễn ra tại Washington năm 1921.

Nước Nhật lúc đó đang nổi lên như là mối đe dọa với các cường quốc phương Tây với tiềm lực quốc phòng đáng kể trong khi hệ thống chữ tượng hình của họ lại là một rào cản với các nhân viên của “Phòng Tối”. Yardley bắt đầu bằng việc nghiên cứu hệ thống chuyển đổi chữ tượng hình sang bảng chữ cái Latin, còn cấp phó của ông nghiên cứu chính tiếng Nhật. 

Tại hội nghị năm đó, Mỹ và Anh hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận để quy định tỷ lệ về số lượng tàu chiến của hải quân Nhật so với các hạm đội của phương Tây. Các quan chức Mỹ dường như đã đi guốc trong bụng người Nhật với những bản giải mã các cuộc liên lạc từ “Phòng Tối”.

Một bức điện tín bị “bóc” vào tháng 11/1921 cho thấy chỉ đạo của lãnh đạo Nhật Bản. “Nếu bị ép, các nhà đàm phán Nhật nên thuận theo tỷ lệ mà khối Đồng minh đưa ra, bởi “nước Nhật cần tránh va chạm với Vương quốc Anh và nước Mỹ”.  

Nắm được giới hạn của đoàn đàm phán Nhật, nước Mỹ có thể rộng đường đưa cuộc đàm phán đi theo ý mình. “Ván bài sẽ dễ đánh hơn sau khi bạn biết được con chốt của đối thủ” - Yardley hả hê. 

Mặc dù bị cho là phản bội lại những bí mật của nước Mỹ, Herbert Yardley vẫn được coi là người sáng lập ra ngành mật mã, tiền thân của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA)

 Mặc dù bị cho là phản bội lại những bí mật của nước Mỹ, Herbert Yardley vẫn được coi là người sáng lập ra ngành mật mã, tiền thân của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA)

Năm 1922, Yardley được tặng thưởng Huân chương ghi nhận sự phục vụ xuất sắc. Đó cũng là đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Yardley bởi từ đây sự không may mắn bắt đầu theo đuổi ông. Ngay sau đó, Friedman, đối thủ của ông, đã giúp nước Mỹ chuẩn bị cho kỷ nguyên của những máy mật mã không thể vượt qua, bao gồm cả Enigma, chiếc máy đóng vai trò quyết định trong Thế chiến thứ Hai. 

Nhưng biến cố lớn nhất là việc chính phủ bất ngờ chấm dứt chương trình nghe lén. Năm 1929, Henry Stimson -Ngoại trưởng mới - bằng cách nào đó đã biết được sự tồn tại của “Phòng Tối”, tuyên bố cơ quan này là một sự vô đạo đức và đi ngược lại giá trị của nước Mỹ. “Những quý ông thì không được đọc thư của người khác”. Ngoại trưởng Hernry Stimson quyết định sa thải Yardley cùng toàn bộ nhân viên. 

Bán danh kiếm tiền

Việc giải tán “Phòng Tối” ngay trước khi nổ ra cuộc Đại suy thoái ở Mỹ. Các khoản tích cóp không đủ để trang trải cuộc sống gia đình buộc Yardley phải xoay xở đủ cách để kiếm tiền.

Năm 1930, ông tới gặp George Bye- một đại lý viết sách thuê ít kinh nghiệm ở New York - để bàn về một dự án làm ăn. Không mất nhiều thời gian, bản thảo một cuốn sách với tựa đề “Phòng Tối của nước Mỹ” ra đời với kỳ vọng của Yardley rằng nó sẽ giúp ông thuyết phục Chính phủ và công chúng Mỹ về tầm quan trọng của công việc mà ông làm. 

Nhà xuất bản sau đó đã phải tham khảo ý kiến luật sư và Yardley phải đổi tên cuốn sách vài lần, lược bỏ một số chi tiết để ông không vi phạm các bộ luật Liên bang. Là một “bom tấn” với nước Mỹ và thế giới, 18.000 bản sách đã được phát hành ở Mỹ và ít nhất 40.000 cuốn nữa được độc giả khắp thế giới tiêu thụ.

Yardley đã kiếm không dưới 10.000 USD tiền tác quyền. Đây cũng là cuốn bán chạy nhất ở Nhật nơi mà công chúng trút giận dữ vào nước Mỹ và cả chính phủ Nhật vì đã bị lừa phỉnh. Yardley lên đỉnh cao danh vọng mới như một ngôi sao giải trí, đi diễn thuyết khắp nước Mỹ.

Herbert Yardley cùng Rosalind Russell, người đóng vai nữ chính trong Rendezvous, bộ phim ra mắt năm 1935 dựa trên tác phẩm của ông -Nữ bá tước tóc vàng
Herbert Yardley cùng Rosalind Russell, người đóng vai nữ chính trong Rendezvous, bộ phim ra mắt năm 1935 dựa trên tác phẩm của ông -Nữ bá tước tóc vàng

Còn William Powell, một ngôi sao Hollywood, đảm nhận một vai lấy nguyên gốc từ ông trong cuốn phim “Rendezvous”. Nhiều người trong chính quyền rất “ngứa mắt” trước sự nổi lên của Yardley, trong đó có cả đối thủ Friedman.

Tờ New York Evening Post còn viết: “Chúng ta ước Theodore Roosevelt sống lại để nghe tác giả cuốn sách thuyết giảng về việc phản bội lại những bí mật của tổ quốc.” Nhưng Yardley chẳng hề hấn gì bởi chẳng có bằng chứng rõ ràng nào rằng ông vi phạm pháp luật. 

Năm 1938, Yardley tới Trùng Khánh, Trung Quốc với khoản thù lao 10.000 USD/năm để giúp xây dựng “Phòng Tối Trung Quốc”. Trở lại nước Mỹ một năm sau đó, Yardley tiếp tục đắt khách với một hợp đồng của chính phủ Canada để triển khai hệ thống phá mã trong thời chiến- công việc mà ông yêu thích- và cũng nhận được những lời nhận xét rất nhiệt tình từ các nhân viên Canada. Nhưng các quan chức Anh và Mỹ thì kiên quyết nói “không” với Yardley, đóng cửa vĩnh viễn công việc tình báo với ông. 

Sau khi ông qua đời năm 1958, các văn bản chính thức của Nhật hé lộ rằng ông đã bán những bí mật về giải mã của mình cho Tokyo. Một bản đánh giá của NSA sau đó kết luận ông có thể đã làm việc này vào năm 1930, một năm trước khi ra sách.

Vậy điều này có gây ra hậu quả gì cho nước Mỹ? Friedman thì giữ quan điểm Yardley đã đe dọa nghiêm trọng tới an ninh quốc gia, bởi ngay sau đó, Nhật Bản đã nâng cấp hệ thống mật mã của mình…/.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.