Người bị cáo buộc “tội phạm chiến tranh” thời phát xít Đức: Rắc rối chuyện dẫn độ

Ông Jakiw Palij
Ông Jakiw Palij
(PLO) - Trong cái ồn ào sôi động về những chiến dịch đẩy trả người tỵ nạn không được công nhận tỵ nạn ở nước Đức về đất nước quê hương của họ, vụ việc nước Đức nhận dẫn độ một người từ Mỹ gây sự đáng chú ý xét trên phương diện luật và lệ.

Đối với chuyện đẩy trả người không được công nhận tỵ nạn về đất nước quê hương của họ gần như chỉ có luật được vận dụng chứ không theo lệ. Luật pháp chung trong và cho EU cũng như luật pháp riêng của nước Đức đều có quy định cụ thể về việc đẩy trả diện người này về.

Trên phương diện này, luật pháp rõ ràng và nghiêm khắc, đồng thời lại còn cần thiết và hợp thời về chính trị nội bộ trong EU cũng như ở các nước thành viên của EU đến mức lệ không có chốn dung thân. Nhưng ở vụ việc nước Đức nhận một người bị dẫn độ từ Mỹ lại là câu chuyện về không có luật mà chỉ có lệ, nơi vô luật thì lệ độc tôn phát tác.

Người đàn ông bị Mỹ dẫn độ về Đức này tên là Jakiw Palij, năm nay đã 95 tuổi và sinh sống suốt từ sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 năm 1945 ở Mỹ. Trong thời kỳ chính quyền phát xít Đức chiếm đóng nhiều quốc gia châu  Âu, người này đã từng làm công việc quản giáo trong một trại lao tù của chính quyền quốc xã Đức và bị cáo buộc có liên quan đến vụ thảm sát 6.000 phụ nữ và trẻ em người Do Thái ngày 3/11/1943. Theo cáo buộc này thì Jakiw Palij là tội phạm chiến tranh và tội phạm chiến tranh bị trừng phạt bất kể chiến tranh đã kết thúc từ bao lâu. 

Đương nhiên là người này bác bỏ mọi cáo buộc, quả quyết rằng đã bị bắt buộc làm việc cho lực lượng SS của chính quyền nước Đức Quốc xã. Tuy nhiên, cho tới nay, ở Mỹ cũng như ở Đức, người này mới chỉ bị cáo buộc thôi chứ không bị đưa ra xét xử trước toà, đơn giản bởi vì không có đủ chứng cứ xác thực chứng minh người này có liên quan trực tiếp cũng như gián tiếp tới vụ thảm sát. 

Điều đặc biệt ở đây là người này hoàn toàn không phải người Đức và cũng chưa từng khi nào sống trên lãnh thổ của nước Đức Quốc xã khi xưa cũng như nước Đức ngày nay. Ông già ấy là người Ba Lan nhưng lại được sinh ra ở vùng lãnh thổ khi xưa vốn thuộc về Ba Lan nhưng sau chiến tranh thế giới thứ 3 trong thế kỷ trước thuộc về Ukraine ngày nay.

Hiện tại, không có luật nào cho phép Mỹ trục xuất người này và cũng chẳng có luật nào xử lý những trường hợp dẫn độ người nước này nhưng sinh ra ở trên lãnh thổ nước khác mà chuyện phân tách địa lý này là hệ luỵ của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Phía Ba Lan và Ukraine đều kiên quyết từ chối nhận lại người này.

Phía Đức hoàn toàn không có lý do và sự bức bách về phương diện pháp lý quốc tế để có trách nhiệm hay nghĩa vụ nhận về người này. Về tinh thần của luật pháp thì lẽ ra Ba Lan hoặc Ukraine phải nhận lại công dân của mình tuỳ thuộc theo cách quy định công dân theo quốc tịch gốc hay theo nơi chôn nhau cắt rốn. Nhưng vì không có luật pháp cụ thể nên hai nước này đã kiên quyết không nhận Jakiw Palij. Cái lệ ở đây là một khi đã vô luật thì tội gì tạo lệ bất lợi cho mình.

Đối với nước Đức thì lại là cái lệ khác. Cái lệ này không liên quan đến xuất xứ nhân thân của con người có tên gọi là Jakiw Palij mà liên quan đến những gì người này đã làm khi phục vụ chính quyền Đức Quốc xã khi xưa. Nước Đức tự nhận về trách nhiệm đạo lý trong vụ việc này. Đó là cái lệ hiện tại không được chối bỏ và phủ nhận quá khứ, là cái lệ về trách nhiệm đạo lý trước lịch sử. Ở cái lệ này bộc lộ sự khác biệt rất rõ về tầm vóc nhận thức về luật và lệ giữa nước Đức và hai nước châu Âu kia.  

Đọc thêm

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.