'Ngòi nổ' cuộc xung đột Israel - Palestine

Bạo lực đã bùng nổ ở Jerusalem giữa người Palestine và Israel
Bạo lực đã bùng nổ ở Jerusalem giữa người Palestine và Israel
(PLO) -Ngày 6/12, trong một tuyên bố của Tổng thống Donald Trump tại Washington, Chính phủ Mỹ đã công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, và sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem. Dư luận quốc tế không khỏi xôn xao trước vấn đề này... 

Theo nhà báo Palestine, cựu giáo sư chuyên ngành báo chí tại Đại học Princeton của Mỹ, Daoud Kuttab, nhận định Trump muốn tiếp tục “chơi trò giao dịch”, để đặt cược thắng lớn, cố ý không ký văn bản miễn trừ thi hành “Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem” do Quốc hội Mỹ thông qua năm 1995, nhưng cuối cùng Trump cũng không nhận được gì nhiều. 

Tờ Atlantic Monthly của Mỹ đăng bài của phóng viên Emma Green, trên cơ sở tổng kết ý kiến của các bên về vấn đề Jerusalem, cho rằng tuyên bố của Trump về địa vị của Jerusalem có thể kích hoạt cuộc khủng hoảng bao trùm khắp Trung Đông. 

Jerusalem – “trò chơi nguy hiểm”

Daoud Kuttab viết cho kênh truyền hình Al Jazeera: Kể từ khi Chính phủ Mỹ công nhận Israel vào năm 1948 tới nay, tất cả mọi người đều biết Washington có lập trường ra sao trong cuộc xung đột Israel-Arập. Mặc dù Mỹ luôn ủng hộ Israel, nhưng ít nhất về mặt lý luận, trong quá trình giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine, nước này vẫn cố gắng tuân thủ luật pháp quốc tế và sự đồng thuận toàn cầu. 

Luật pháp quốc tế quy định Israel không được thay đổi địa vị của khu vực bằng biện pháp quân sự. Điều IV “Công ước Geneva” được lập ra nhằm quy định về việc chiếm đóng lâu dài, phản đối quốc gia chiếm đóng thay đổi địa vị của khu vực mình chiếm đóng. 

Trước đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua một số luật có lợi cho Israel trong vấn đề thường được gọi là “lãnh thổ chiếm đóng của Israel”, can thiệp vào quyền hiến định của cơ quan hành pháp trong chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, tổng thống các nhiệm kỳ của Mỹ luôn phản đối các luật này, và áp dụng quyền miễn trừ của tổng thống để trì hoãn việc thực thi nó.

“Đạo luật Đại sứ quán Jerusalem” ký năm 1995 chính là một trong số đó. Đạo luật này đe dọa rằng nếu Mỹ không chuyển đại sứ quán của nước này tới Jerusalem, bộ ngoại giao sẽ đánh mất khoản tiền được quốc hội cấp cho, nhưng đồng thời cho phép tổng thống cứ 6 tháng một lần ký văn bản miễn trừ thi hành để tránh đưa ra các quyết định gây kích động. Kể từ đó, mỗi tổng thống Mỹ đều định kỳ ký văn bản miễn trừ. Vào tháng 6, Tổng thống Trump đã ký văn bản miễn trừ này, động thái đó đã khiến con rể ông là Jared Kushner tập trung sức lực tìm cách “mang lại hòa bình cho khu vực Trung Đông”. 

Bạo lực đã bùng nổ ở Jerusalem giữa người Palestine và Israel
Bạo lực đã bùng nổ ở Jerusalem giữa người Palestine và Israel

Đảo lộn

Nhưng 6 tháng sau, Trump đã thay đổi ý định. Jared Kushner đã bị cuốn vào trung tâm của cuộc điều tra liên quan đến “bê bối với Nga” trong cuộc vận động tranh cử của Trump, ảnh hưởng trong Nhà Trắng không còn được như trước đó. Bên cạnh đó, Phó Tổng thống Mike Pence ngày càng có ảnh hưởng lên Trump và êkíp giúp việc của ông. Là một người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái Cơ đốc giáo, Mike lâu nay luôn ủng hộ việc dời đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem. Ngày 5/12, Mike có vẻ như đã có được những gì mình muốn. 

Nếu Trump thực hiện theo đúng tuyên bố của mình, Mỹ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên có đại sứ quán ở Jerusalem. Điều này sẽ làm đảo lộn sự đồng thuận quốc tế hết sức gây tranh cãi liên quan đến địa vị của thành phố này trong mấy chục năm qua, một nửa thành phố đã bị Israel chiếm lĩnh sau cuộc chiến tranh năm 1967. 

Vấn đề là nếu Trump gọi Jerusalem là thủ đô của Israel thì chắc chắn ông sẽ bị người Palestine xa lánh, những nỗ lực mang lại hòa bình cho khu vực Trung Đông của người con rể sẽ bị vứt bỏ. Câu hỏi tiếp theo là, ngoài việc để làm hài lòng cử tri, những gì Trump cuối cùng nhận được từ động thái này là gì? Không nhiều. 

Bất kỳ động thái nào của Trump đối với Jerusalem, cho dù đó là việc di dời đại sứ quán, hay chỉ thừa nhận thành phố này là thủ đô của Israel, đều cho thấy sự thiếu hiểu biết của ông đối với vai trò của Jerusalem. Jerusalem không chỉ là vấn đề của Palestine mà còn là vấn đề của thế giới Arập và Hồi giáo. Thành phố có ý nghĩa lịch sử này cũng là một biểu tượng quan trọng của tín đồ Cơ đốc giáo và trong con mắt những người yêu chuộng hòa bình của các tín ngưỡng khác trên thế giới. 

Ngay cả khi tổng thống Mỹ chuyển đại sứ quán của nước này đến Jerusalem, các quốc gia có tầm ảnh hưởng quan trọng khác trên thế giới cũng sẽ không đi theo bước chân của Trump. Liên minh châu Âu đã tuyên bố họ sẽ không ủng hộ quyết định đơn phương này. Liên đoàn Arập và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo cũng không ủng hộ quyết định định này.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đe dọa rằng nếu Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel. Ngoài ra, người Palestine và nhiều nhân vật có tiếng tăm của Israel cũng cảnh báo Trump không nên ngông cuồng trong vấn đề nhạy cảm như Jerusalem. Vì vậy, cả thế giới cho rằng Jerusalem không thể, cũng không nên phục tùng cho “trò chơi giao dịch” kiểu trò đùa của Trump. 

Tuy nhiên, nếu tổng thống Mỹ cam kết chuyển đại sứ quán Mỹ đến Jerusalem, có một phương thức đơn giản hơn và có thể chấp nhận: Chính quyền Trump có thể chính thức chấp nhận giải pháp hai nhà nước. Sau đó Trump có thể coi Tây Jerusalem là thủ đô của Israel, còn Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Một tuyên bố như vậy có thể khiến tổng thống thực hiện được cam kết của mình chuyển đại sứ quán đến Jerusalem trong chiến dịch tranh cử, đồng thời ủng hộ những nỗ lực đặt nền tảng cho thỏa thuận hòa bình lâu dài của phái viên hòa bình Kushner. Mọi thứ đều không thể chịu được thử thách của thời gian, công bằng và công lý. 

Thật không may, Trump vẻ đang lựa chọn chiến tranh chứ không phải là hòa bình, chọn bất công và chiếm lĩnh, chứ không phải là công lý, tự do và độc lập. 

Ngòi nổ

Trong bài trên tờ Atlantic Monthly, Emma Greene viết, trước khi các phương tiện thông tin truyền thông công bố thông tin về quyết định trên, các quan chức trong chính quyền đã dự liệu được sự hỗn loạn mà tuyên bố này có thể gây ra. Thông qua sớm xác định địa vị cuối cùng của Jerusalem, tuyên bố của Trump sẽ nghiền nát mọi hy vọng về tiến trình hòa bình Israel-Palestine, gây ra các cuộc biểu tình ở Trung Đông. 

Thánh địa Jerusalem
Thánh địa Jerusalem

Các nhà lãnh đạo thế giới Arập liên tục cảnh báo về các xung đột bạo lực tiềm tàng của Chính quyền Trump. Nhà vua Jordan Abdullah II nói với các nghị sỹ Mỹ rằng động thái này có thể  bị các phần tử khủng bố lợi dụng để kích động tâm lý căm phẫn trong khu vực. Saudi Arabia cũng lên án kế hoạch này. Tổng thư ký Tổ chức giải phóng Palestine (PLO), Saeb Erekat, cảnh báo động thái này sẽ “làm gia tăng trạng thái vô chính phủ trên thế giới, thiếu tôn trọng đối với các tổ chức toàn cầu và pháp luật”. 

Daniel Seidemann, một luật sư làm việc ở Jerusalem cho biết tuyên bố chuyển đại sứ quán của Trump có thể dẫn đến tình trạng bất ổn, trong đó rất dễ dẫn tới bạo lực, nhất là mối đe dọa đối với thánh địa Jerusalem. Các cuộc biểu tình và dung đột bạo lực cũng sẽ xảy ra trong thế giới Arab rộng lớn hơn…

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.