Mỹ, New Zealand, Australia 'siết' thị thực lao động tay nghề cao

Ông Trump ký sắc lệnh điều hành mới
Ông Trump ký sắc lệnh điều hành mới
(PLO) - Chỉ một ngày sau khi Mỹ và Australia thông báo sẽ siết chặt việc cấp thị thực cho lao động trong các ngành nghề đòi hỏi chuyên môn cao, New Zealand ngày 19/4 cũng đưa ra tuyên bố tương tự.

Theo AP, sắc lệnh được gọi là “Mua hàng Mỹ và thuê người Mỹ” được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký tại trụ sở công ty chuyên sản xuất thiết bị Snap-on ở Kenosha, Wisconsin. Sắc lệnh này nhắm vào chương trình thị thực cho lao động có chuyên môn cao H-1B mà theo Nhà Trắng đã giúp đưa một lượng lớn lao động nước ngoài với giá thuê thấp hơn vào nước Mỹ, lấy đi công việc của người Mỹ và làm giảm giá nhân công ở nước này. “Chúng ta sẽ bảo vệ người lao động, bảo vệ công việc của chúng ta và cuối cùng là đặt nước Mỹ lên trên hết” – ông Trump tuyên bố. 

Tuy nhiên, tương tự một số sắc lệnh điều hành được đưa ra trước đó, sắc lệnh mới của ông Trump không đưa ra những quyết định thay đổi mà chỉ yêu cầu các cơ quan trong Chính phủ đề xuất những quy định để ngăn chặn tình trạng gian lận nhập cư và lạm dụng chương trình thị thực H-1B. Các cơ quan trong Chính phủ được yêu cầu nghiên cứu để đưa ra những đề xuất thay đổi đảm bảo thị thực H-1B chỉ được trao cho những người nộp đơn có chuyên môn cao nhất hay được trả lương cao nhất.

Mỗi năm, Chính phủ Mỹ cho phép 85.000 người nhập cư theo chương trình thị thực H-1B – thị thực được áp dụng cho những cá nhân người nước ngoài làm việc trong các ngành nghề đặc biệt. Phần lớn nhân công ngành công nghệ vào Mỹ theo diện này. Các công ty công nghệ của Mỹ cho rằng chương trình H-1B là cần thiết vì nó khuyến khích các sinh viên ở lại Mỹ sau khi được đào tạo các ngành kỹ thuật cao và vì họ không thể tìm được đủ số lao động người Mỹ có những kỹ năng mà họ cần. Trong năm nay, số yêu cầu được cấp thị thực H-1B ở Mỹ đã giảm 15%, tức gần 37.000 hồ sơ nhưng vẫn lên đến gần 200.000 hồ sơ, cao hơn nhiều so với giới hạn 85.000.

Sắc lệnh được ông Trump ký ngày 18/4 cũng yêu cầu thắt chặt các quy định để đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất ở Mỹ sẽ được dùng trong các dự án xây dựng liên bang nhất định và nhiều dự án giao thông vốn đã được luật định. Theo sắc lệnh này, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross sẽ tổng hợp các báo cáo và đánh giá về những biện pháp để lấp những lỗ hổng trong các quy định hiện có và đệ trình những khuyến nghị lên Tổng thống trong 220 ngày. 

Cũng trong ngày 18/4, theo Straits-Times, Australia đã bãi bỏ chương trình thị thực cho các lao động nước ngoài có tay nghề cao 457 và thay thế bằng 2 chương trình tạm thời có thời hạn là 2 năm và 4 năm. Không chỉ vậy, ứng viên cũng sẽ phải trải qua các cuộc kiểm tra tiếng Anh nghiêm ngặt hơn, phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm và phải trải qua quá trình xác nhận lý lịch của cảnh sát. Mức phí đối với các chương trình này cũng cao hơn. Việc khảo sát thị trường lao động ở Australia cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt hơn.

Theo Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, chương trình mới của nước này là để đảm bảo các công ty của Australia chỉ thuê những lao động nước ngoài để lấp khoảng trống kỹ năng của lao động trong nước. “Chúng ta sẽ đặt việc làm lên trên hết, đặt người Australia lên trên hết” – ông nhấn mạnh. Vẫn theo ông Turnbull, chương trình visa mới của Australia sẽ sớm được công bố và được thực hiện đầy đủ từ tháng 3/2018.

Một ngày sau đó, ngày 19/4, New Zealand cũng thông báo chính sách tương tự, theo Reuters. Theo Bộ trưởng Di trú New Zealand Michael Woodhouse, những thay đổi trong chính sách nhập cư của nước này sẽ được công bố vào cuối năm nay, trong đó bao gồm quy định về mức lương tối thiểu khiến các thành viên trong gia đình người có thị thực khó nhập cư hơn đồng thời hạn chế số lao động mùa vụ được phép ở lại nước này. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.