Ly kỳ vụ tên lửa bị KGB đánh cắp gửi về nước qua đường… bưu điện

Ly kỳ vụ tên lửa bị KGB đánh cắp gửi về nước qua đường… bưu điện
(PLVN) - Tên lửa không đối không R-3S do Liên Xô sản xuất được cho là một bản sao của tên lửa AIM-9B Sidewinder do Mỹ nghiên cứu và sản xuất ra. Theo các nguồn tin, Moscow có được tên lửa này là nhờ một điệp viên của KGB đã đột nhập căn cứ không quân ở Đức để đánh cắp cả tên lửa rồi tháo dỡ ra và chuyển về Nga theo… đường bưu điện.

Vận may có một không hai

Mùa hè năm 1958, khi cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần hai đang ở giai đoạn căng thẳng, không quân Trung Quốc và không quân Đài Loan liên tục đối đầu nhau ở một số đảo gần Trung Quốc đại lục lúc bấy giờ đang do Đài Loan kiểm soát.

Dù vượt trội về số lượng và có trong tay các phi công có kỹ năng tốt nhưng các máy bay F-86 của Đài Loan vẫn không thể nào tiếp cận được các máy bay MiG-15 của Trung Quốc vốn có khả năng vận hành tốt và tầm hoạt động cao hơn. Nhờ đó mà phía Trung Quốc đã sớm chiếm được ưu thế trên bầu trời. 

Trước tình hình này, tháng 8/1958, để tăng cường lực lượng cho đồng minh, Mỹ đã quyết định trang bị cho phía Đài Loan một số máy bay chiến đấu F-86F Saber cải tiến từ các máy bay F-86. Đặc biệt, máy bay mới có thể mang các tên lửa AIM-9 Sidewinder, tên lửa không đối không được trang bị cảm biến hồng ngoại. Tại thời điểm đó, AIM-9 Sidewinder vẫn đang là một loại vũ khí hoàn toàn mới trong vòng siêu bí mật của Mỹ. 

Cuối tháng 8/1958, 40 chiếc tên lửa AIM-9 Sidewinder và 40 giá treo tên lửa đã được người Mỹ đưa trực tiếp từ kho vũ khí của lực lượng thủy quân lục chiến tới căn cứ không quân Hsinchu của Đài Loan. Cùng với các khí tài, phía Mỹ cũng đã điều 5 kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ phi đội 323 thuộc lực lượng thủy quân lục chiến tới để hỗ trợ việc lắp đặt.

Ngay sau khi đặt chân tới Đài Loan, nhóm kỹ thuật viên của Mỹ đã lắp các giá đỡ tên lửa mà họ mang theo lên 20 chiếc F-86F Saber. Bằng một số thao tác cải biến, việc lắp đặt đã bước đầu có kết quả. Ít nhất bốn chiếc máy bay F-86F Saber được trang bị tên lửa mới khi được điều động xuất kích đã phóng tên lửa thành công. 

Ngày 24/9/1958, 48 chiếc F-86F của Đài Loan được điều động quần thảo với 126 chiếc MiG-15 và MiG-17 của Trung Quốc. Với các tên lửa Sidewinder, các máy bay chiến đấu của Đài Loan dù tác chiến từ khoảng cách xa và ở vị trí thấp hơn nhiều so với các máy bay MiG của Trung Quốc nhưng đã bất ngờ giành được chiến thắng. Phía Đài Loan tuyên bố đã bắn hạ được 11 máy bay của Trung Quốc, nhưng chỉ có 9 chiếc được xác nhận, trong đó có sáu chiếc bị trúng tên lửa Sidewinder. Ngược lại, Đài Loan trận đó không mất một máy bay nào.

Tuy nhiên, một sự kiện hy hữu cũng đã xảy ra trong trận giao tranh đó, khi một tên lửa Sidewinder sau khi được khai hỏa đã rơi xuống phần chứa nhiên liệu của một chiếc MiG-17 của phía Trung Quốc nhưng không phát nổ.

Ly kỳ hơn, máy bay của Trung Quốc đã vẫn bay được về đến căn cứ với chiếc tên lửa còn mắc trên thân. Phía Trung Quốc sau đó đã cẩn thận tháo dỡ vũ khí mới và chuyển cho các chuyên gia Liên Xô nghiên cứu.

Sau khi được đưa tới Liên Xô, chiếc tên lửa Sidewinder đã được chuyển cho nhóm thiết kế vũ khí của Moscow do kỹ sư Ivan Toropov đứng đầu để họ tiến hành nghiên cứu. Theo như mô tả của một trong các kỹ sư người Nga, tên lửa của Mỹ đã khiến họ rất ngỡ ngàng vì tính mới lạ của nó. Ấn tượng bởi sự đơn giản và tính hiệu quả của thứ vũ khí do Mỹ sản xuất, năm 1960, các kỹ sư người Nga đã bắt tay vào nghiên cứu biến thể của tên lửa này. Kết quả của quá trình nghiên cứu và cải tiến của phía Liên Xô là sự ra đời của các tên lửa R-3S. 

Báo chí Đức đưa tin về vụ việc hi hữu.
Báo chí Đức đưa tin về vụ việc hi hữu.

Chỉ chưa đầy 10 năm sau đó, các tên lửa R-3S của Liên Xô đã được đưa vào biên chế của lực lượng không quân khoảng 20 nước trên thế giới. Song, đến lúc đó, các cuộc chiến ở khu vực Trung Đông và Đông Nam Á cho thấy vũ khí của Liên Xô lại đã trở nên lạc hậu. Vì vậy, người Nga đã nhanh chóng bắt tay vào việc tìm kiếm các biện pháp để cải tiến mẫu tên lửa cũ. 

Vụ trộm táo bạo

Trong khi các kỹ sư của Liên Xô vẫn đang loay hoay chưa tìm được ra mẫu tên lửa cải tiến phù hợp để có thể bắt kịp với sự phát triển của Mỹ thì một lần nữa vận may đã đến với họ. 

Lần này, nhờ một điệp viên KGB, Liên Xô đã có được một mẫu tên lửa cải tiến của tên lửa AIM-9 Sidewinder. Phi vụ đánh cắp tên lửa và chuyển về Liên Xô trót lọt của điệp viên này cũng vô cùng ly kỳ. Theo đó, vào đêm 22/10/1967, lợi dụng sương mù và sự bất cẩn của lính canh, điệp viên cơ quan tình báo KGB của Liên Xô tại Tây Đức Manfred Ramminger đã cùng lái xe người Ba Lan Josef Linowski và cựu phi công không quân người Đức Wolff-Diethard Knoppe luồn qua hàng rào dây thép gai, đột nhập vào căn cứ không quân Zell ở Neuburg an der Donau thuộc bang Bayern, Đức. 

Sau khi lọt được vào bên trong căn cứ, cả ba đã xông vào kho lưu trữ ở căn cứ, đánh cắp một tên lửa AIM-9 đời mới đang được triển khai ở căn cứ này rồi đưa lên một chiếc xe đẩy rồi đẩy dọc đường băng tới chiếc Mercedes đã được đỗ sẵn ở bên ngoài. Vì quả tên lửa dài đến 2,9m nên Ramminger đã phải đập vỡ kính sau của chiếc ô tô và dùng một tấm thảm để che phần tên lửa chìa ra phía sau xe. Để tránh bị cảnh sát để ý, viên điệp viên dùng một miếng vải đỏ để phủ lên phần thò ra bên ngoài theo đúng quy định của luật Đức đối với việc vận chuyển hàng hóa.

Sau khi đưa được chiếc tên lửa về tới nhà mà không gặp bất cứ rắc rối nào, Ramminger đã kiên nhẫn ngồi tháo tung cả tên lửa AIM-9 ra thành từng phần nhỏ. Phần ngòi nổ được ông ta trao tận tay cho đầu mối KGB của mình còn những phần còn lại của tên lửa được bỏ cả vào một chiếc thùng và mang tới bưu điện ở gần nhà nhất. Tại đây, ông ta làm thủ tục gửi thùng hàng được dán nhãn “hàng xuất khẩu thứ cấp” tới Moscow qua đường hàng không. 

Do quả tên lửa AIM-9 khá nặng nên Ramminger đã phải trả đến 79,25 USD tiền phí dịch vụ chuyển đồ, một số tiền khá cao lúc bấy giờ. Thời đó, việc bưu điện chuyển nhầm hàng xảy ra khá thường xuyên nên thùng hàng của Ramminger cũng không ngoại lệ. Nó được chuyển từ Frankfurt, Đức tới Paris, Pháp rồi tới Copenhagen, Đan Mạch và được trả về Düsseldorf, Đức rồi mới tới được Moscow, Liên Xô. Quá trình này kéo dài hơn 10 ngày so với dự kiến. 

Từ mẫu tên lửa nhận được, các kỹ sư Liên Xô lại tiếp tục mày mò để rồi vài năm sau đó họ đã cho ra đời mẫu tên lửa không đối không mới R-13M với hiệu suất đã được cải thiện đáng kể, trong đó có khả năng tấn công mục tiêu từ phía trước thay vì chỉ giới hạn tấn công từ phía sau như các mẫu tên lửa trước đó. Mẫu tên lửa này được cho là đã tạo nền tảng để Liên Xô về sau phát triển được các mẫu tên lửa đối không tầm gần có những tính năng được cho là vượt trội hơn cả những vũ khí cùng thời của Mỹ và phương Tây.

Về phía điệp viên đã thực hiện vụ trộm táo bạo Ramminger, cuối năm 1968, ông này và những người đã hỗ trợ thực hiện vụ trộm đã bị bắt. Đến ngày 9/10/1970, Ramminger và Josef Linowski bị tòa án Tây Đức kết án 4 năm tù giam còn Wolf Diethard Knoppe nhận án 3 năm 3 tháng tù vì tội đánh cắp quả tên lửa, đều thấp hơn mức án mà các công tố viên đề nghị. 

Trên thực tế, vụ trộm tên lửa nói trên không phải vụ trộm đầu tiên mà nhóm này thực hiện. Trước đó, vào năm 1967, cả 3 cũng đã tiến hành trót lọt vụ trộm một thiết bị điều hướng từ căn cứ không quân Zell ở miền nam nước Đức. Ramminger khi đó cũng đã cẩn thận gói “chiến lợi phẩm” vào vali và xách về Moscow bàn giao cho cấp trên.

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.