Loạt thảm họa thiên tai càn quét châu Á năm nay

Động đất ở Indonesia gây thiệt hại nặng nề.
Động đất ở Indonesia gây thiệt hại nặng nề.
(PLO) - Theo AP, một chuỗi các thiên tai, gần đây nhất là trận động đất sóng thần ở Indonesia, đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về cả kinh tế lẫn cuộc sống con người khắp châu Á. 

Văn phòng Liên Hợp Quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNISDR) cho biết có đến hơn 1.6 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận động đất 7.5 độ richter tại khu vực trung tâm đảo Sulawesi của Indonesia.

Thiệt hại hàng năm từ thiên tai như bão, động đất, sóng thần trung bình từ 250 đến 300 tỷ đô la. Các tổn thất sau này còn có thể trầm trọng hơn các chi phí phải chịu trước mắt. Dưới đây là một số khu vực phải chịu thảm họa tồi tệ nhất trong vài tháng qua:

Động đất, sóng thần ở Sulawesi, Indonesia 

Số người chết do động đất sóng thần tấn công vào thành phố cảng Palu và các cộng đồng khác tính đến chiều thứ 2 là 844 người và dự kiến vẫn còn tăng. Mức độ thiệt hại chưa được xác nhận để tiếp tục tiếp cận các vùng sâu xa bị ảnh hưởng.

Động đất ở Hokkaido, Nhật Bản 

Trận động đất 6.7 độ richter trên hòn đảo chính ở cực bắc của Nhật Bản vào ngày 6/9 đã giết chết 41 người. Nó phá hỏng các con đường và nhà cửa ở Sapporo. Ước tính chi phí thiệt hại về cơ sở hạ tầng, nông lâm nghiệp ở mức 150 tỷ yên (1,3 tỷ USD).

Bão Mangkhut ở Philippines, Hong Kong và Trung Quốc 

Đây là một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất quét qua châu Á tính từ mùa bão năm nay. 

Ở Philippines, cơn bão kéo theo cả lũ lụt và sạt lở làm chết ít nhất 68 người. Ước tính thiệt hại mới nhất được chính phủ đưa ra là 33,7 tỷ peso (662 triệu USD) chỉ tính riêng Philippines, và  thêm hàng triệu USD ở Hong Kong và Trung Quốc.

Động đất ở Lombok - Indonesia

Các trận động đất tấn công Lombok ở miền đông Indonesia vào tháng 8 tuy không kèm theo sóng thần nhưng cũng gây ra thiệt hại lớn trên đảo và gần Bali làm thiệt mạng hơn 500 người. Ước tính thiệt hại hơn 500 triệu USD.

Vỡ đập thủy điện ở Lào 

Một con đập bị vỡ ở phía đông Lào ngày 24/7 đã làm 27 người thiệt mạng và 130 người mất tích vì lũ quét, phá hỏng các con đường và các vùng hạ lưu xa như Campuchia và Việt Nam. 

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.