Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đề cập đến vấn đề Ukraine

Hình ảnh tại phiên họp.
Hình ảnh tại phiên họp.
(PLVN) - Các nước thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc ủng hộ vai trò của của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) trong thúc đẩy đối thoại và hỗ trợ nhân đạo trên thực địa tại các điểm nóng có xung đột ở châu Âu, đặc biệt là vai trò hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện các Thoả thuận Minsk trong vấn đề Ukraine. 

Theo tin từ Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 6/2, tại trụ sở LHQ ở New York, Hội đồng Bảo an (HĐBA) đã tổ chức phiên họp nghe báo cáo về hoạt động của OSCE. 

Báo cáo tại cuộc họp, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề châu Âu của Albania - Chủ tịch OSCE 2020 - Edi Rama khẳng định OSCE và LHQ là các đối tác tự nhiên của nhau.

Chủ tịch OSCE 2020 cũng đã thông tin 3 nội dung ưu tiên của tổ chức này trong năm 2020 gồm thúc đẩy giải quyết xung đột trên thực địa, đặc biệt là khủng hoảng ở Ukraine, Transnistria, Georgia và Nagorno-Karabakh; thực hiện các cam kết của OSCE nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong tiến trình hòa bình và an ninh, chống tham nhũng, chống khủng bố, chống buôn lậu, chống phổ biến vũ khí, bảo đảm an ninh mạng…; và thiết lập ổn định ở khu vực thông qua đối thoại của OSCE với người dân, tổ chức xã hội dân sự… nhằm bảo đảm nhân quyền, quyền của các nhóm thiểu số, chống buôn người, chống phân biệt đối xử và chống phổ biến các phát ngôn thù địch.

Các nước thành viên HĐBA phát biểu ủng hộ hợp tác của OSCE với HĐBA, ủng hộ vai trò của tổ chức này trong thúc đẩy đối thoại và hỗ trợ nhân đạo trên thực địa tại các điểm nóng có xung đột ở châu Âu, đặc biệt là vai trò hỗ trợ và thúc đẩy thực hiện các Thoả thuận Minsk trong vấn đề Ukraine. 

Các nước cũng nhấn mạnh các lĩnh vực cần ưu tiên hợp tác như bảo đảm và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy quyền con người, tuân thủ pháp luật, bảo vệ thường dân trong khu vực xung đột, chống buôn người, chống khủng bố…

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ - hoan nghênh những hoạt động hỗ trợ nhân đạo, trung gian, hoà giải và thúc đẩy tiến trình hoà bình của OSCE tại các điểm nóng ở châu Âu; ủng hộ tăng cường hợp tác của OSCE với HĐBA phù hợp với Chương VIII Hiến chương LHQ. 

Đại sứ nhấn mạnh hoạt động của các tổ chức khu vực phải tuân thủ Hiến Chương LHQ; nêu vấn đề Phụ nữ, Hoà bình và An ninh (WPS) và một số hoạt động hợp tác có thể triển khai trong lĩnh vực này; ủng hộ vai trò của OSCE trong giám sát và hỗ trợ thực hiện các thoả thuận Minsk, nhắc lại nguyên tắc giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu), trước đây là Hội nghị về An ninh và Hợp tác ở châu Âu (CSCE) thành lập năm 1975, có tên gọi và phương thức hoạt động như hiện nay từ năm 1994. OSCE có 57 quốc gia thành viên từ Bắc Mỹ, châu Âu và Nam Á, trong đó có 4/5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (Anh, Mỹ, Nga, Pháp).

OSCE là một tổ chức hợp tác toàn diện về an ninh khu vực trong đó có ngăn ngừa xung đột, giải quyết khủng hoảng và tái thiết hậu xung đột. LHQ trao quy chế quan sát viên cho OSCE và ký Thỏa thuận khung Hợp tác và Phối hợp với OSCE năm 1993. HĐBA nghe báo cáo của Chủ tịch OSCE lần đầu tiên năm 2004 và duy trì cơ chế định kỳ hàng năm. 

Các thỏa thuận Minsk đat được giữa Nga, Ukraine, Pháp, Đức tại Minsk năm 2015 nhằm thiết lập lại ổn định tại miền Đông Ukraine.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.