“Hồ ly” Lý Bình khiến Phó Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc “rơi vào” án tử như thế nào?

Thành Khắc Kiệt trước tòa
Thành Khắc Kiệt trước tòa
(PLO) -Trong lịch sử Trung Quốc kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập (1949) đến nay, có duy nhất một “người lãnh đạo đảng, nhà nước” phải nhận án tử hình vì tội tham nhũng. Đó là ông Thành Khắc Kiệt, người dân tộc Choang, từng giữ các chức UVTW Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 14, Phó Bí thư, Chủ tịch Khu tự trị (tỉnh) Quảng Tây, Phó Ủy viên trưởng Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 9 (Phó chủ tịch Quốc hội). 

Ngày 31/7/2000, Thành Khắc Kiệt bị Tòa án thành phố Bắc Kinh tuyên tử hình, tước quyền chính trị suốt đời, tịch thu toàn bộ tài sản về tội nhận hối lộ 41 triệu RMB (Nhân dân tệ); ngày 14/9/2000, ông ta bị hành hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Tấn bi kịch

Thành Khắc Kiệt quê huyện Thượng Lâm, Quảng Tây. Cha mẹ ông đều bị đấu tố đến chết trong “Cách mạng Văn hóa”; bản thân có 2 con trai thì một người bị cảnh sát đánh chết khi chống lệnh bắt, người còn lại nghiện ma túy; bà vợ mắc chứng trầm cảm do chồng ngoại tình rồi treo cổ tự tử.

Đổi lại, quan lộ của ông ta khá hanh thông, thuận lợi: Sinh năm 1933, tốt nghiệp khoa Quản lý, Học viện Đường sắt Bắc Kinh, Thành Khắc Kiệt về công tác tại Cục Đường sắt Liễu Châu (Quảng Tây), từ kỹ thuật viên lên Tổng công trình sư rồi Cục phó, Cục trưởng (1985).

Năm 1984 vào ĐCS Trung Quốc, 2 năm sau được bổ nhiệm giữ chức Phó chủ tịch Khu (tỉnh) Quảng Tây, năm 1989 là Phó bí thư khu ủy, 1990 là Chủ tịch Khu. Năm 1992 được bầu vào Ủy ban trung ương tại Đại hội 14; tháng 3/1998 được bầu làm Phó Ủy viên trưởng (Phó chủ tịch Quốc hội) khóa 9, trở thành “người lãnh đạo đảng, nhà nước” cấp phó.

Vụ việc của Thành Khắc Kiệt khởi đầu bởi việc đầu năm 1999, ông ta theo đoàn đại biểu Quảng Tây ra nước ngoài khảo sát; khi quá cảnh Makao, các thành viên trong đoàn tình cờ bắt gặp cảnh vị Phó chủ tịch Quốc hội âu yếm tình tứ với một phụ nữ trẻ ở quầy giải khát của khách sạn; khi đoàn rời Makao thì thấy người phụ nữ này đi từ phòng của Kiệt ra.

Sau khi về nước, một số thành viên trong đoàn báo cáo tình hình với trung ương. Ủy ban Kiểm tra kỷ luật T.Ư ĐCSTQ lập tức điều tra, xác minh người phụ nữ đó chính là Lý Bình, sinh 1954, người mà trước đó đã có đơn thư tố giác là người tình của Thành Khắc Kiệt. Qua điều tra cũng phát hiện hàng loạt vụ tham nhũng lớn liên quan đến 2 người. 

Lý Bình khi trẻ
Lý Bình khi trẻ

Tháng 8/1999, Trung ương chính thức quyết định giao UBKTKLTW điều tra về tội lỗi của Thành Khắc Kiệt; ngày 20/4/1999, Thành Khắc Kiệt bị khai trừ đảng, 5 ngày sau bị Viện kiểm sát tối cao phát lệnh bắt giữ về tội trực tiếp và thông qua người tình Lý Bình nhận hối lộ 41,09 triệu RMB trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch Quảng Tây từ 7/1994 đến 7/1997 để giúp các tập thể và cá nhân trong làm ăn, kinh doanh, thăng quan tiến chức. Phần lớn số tiền này đã được Lý Bình gửi vào các tài khoản ngân hàng ở nước ngoài.

Thành Khắc Kiệt bị Tòa án Bắc Kinh đưa ra xét xử trong các ngày 13, 14/7/2000. Ngày 31/7, Tòa án Bắc Kinh tuyên án, phạt Kiệt mức án tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản. Thành Khắc Kiệt chống án; ngày 22/8/2000, Tòa án Bắc Kinh mở phiên tòa phúc thẩm, bác bỏ đơn kháng cáo của Kiệt, giữ nguyên mức án tử hình.

Thành Khắc Kiệt tiếp tục chống án lên Tòa án tối cao, ngày 7/9/2000, Tòa án tối cao phê chuẩn án tử hình đối với Thành Khắc Kiệt; ngày 14/9/2000, ông ta bị hành hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại nhà tù Tần Thành.

Ngày 31/7/2000, khi phiên tòa sơ thẩm Thành Khắc Kiệt kết thúc thì người tình Lý Bình của ông ta cũng bị đưa ra xét xử trong một vụ án khác. Ngày 9/8/2000, Tòa án thành phố Bắc Kinh tuyên phạt Lý Bình, 46 tuổi, tù  chung thân vì các tội “hợp mưu với Thành Khắc Kiệt nhận hối lộ trong thời gian Thành Khắc Kiệt giữ chức Chủ tịch Quảng Tây và buôn lậu”; phạt tiền 400 ngàn RMB (48 ngàn USD) và tịch thu 27 triệu RMB (3,4 triệu USD) là tài sản cá nhân của Lý Bình.

Con dâu người tiền nhiệm

Một quan chức cấp cao cỡ chủ tịch tỉnh, phó chủ tịch Quốc hội như Thành Khắc Kiệt rốt cục vì sao lại gục ngã trước Lý Bình, biến thành quan tham điên cuồng kiếm tiền để đến nỗi đi vào con đường chết như thế? Nhà văn Tôn Xương Nham đã nhiều lần vào nhà tù gặp gỡ Lý Bình, nghe bà ta kể lại quá trình chinh phục và cùng Thành Khắc Kiệt phạm tội… rồi ghi lại trong thiên báo cáo văn học “Đại tường hồng trần”, đăng trên tạp chí "Đương đại”.

Lý Bình sinh năm 1954 tại Hồ Nam, cha bị đấu tố rồi cưỡng ép phải tự tử trong “Cách mạng Văn hóa”. Tuổi thơ sớm mồ côi khiến Lý Bình nếm đủ gian khổ và cũng khiến Bình sớm chín chắn. Trong khi các bạn cùng tuổi còn đang làm nũng với cha mẹ thì Lý Bình đã bắt đầu vất vả đi nhặt than ở bãi thải. Do vậy mà từ nhỏ Bình đã nuôi nguyện vọng mãnh liệt: Nhất định phải kiếm được thật nhiều tiền, sống sung sướng hơn người.

Lý Bình học xong trung học phổ thông thì về nông thôn lao động, sau đó tới Nam Ninh làm lái xe chở hàng ở Công ty xây dựng số 2. Bốn năm sau, Bình được điều về lái xe ở Đội xe Cục thương nghiệp Nam Ninh, được giao lái xe con cho lãnh đạo. Lý Bình mắt to mày rậm, vóc dáng cao ráo xinh đẹp, tính tình cởi mở, biết ăn nói, khéo giao tiếp.

Khi đó mua tủ lạnh, tivi màu hay tủ quần áo đều phải có phiếu, Cục thương nghiệp là đơn vị rất “có giá” thời đó, Lý Bình là lái xe cho lãnh đạo nên dễ dàng kiếm được phiếu mua các mặt hàng phải phân phối nên rất nhiều người tìm đến nhờ vả Lý Bình. Những người tìm đến thường rất cung kính khiến Lý Bình cảm nhận được giá trị của người “bậc trên”.

Ông Vi Thuần Thúc, bố chồng Lý Bình, sếp cũ của Thành Khắc Kiệt
Ông Vi Thuần Thúc, bố chồng Lý Bình, sếp cũ của Thành Khắc Kiệt

Đúng lúc đó, có người giới thiệu Lý Bình với con trai một vị lãnh đạo cấp cao của tỉnh. Lần đầu gặp mặt, Lý Bình dù không có cảm giác đặc biệt với đối tượng, nhưng biết rõ lấy người này địa vị xã hội sẽ thay đổi nên gật đầu đồng ý. Quả nhiên, sau đám cưới, từ một lái xe, Lý Bình đã được giao làm Giám đốc một khách sạn cao cấp ở Nam Ninh.

Thật tình cờ, bố chồng của Lý Bình - ông Vi Thuần Thúc, nguyên Chủ tịch Quảng Tây - là cấp trên trực tiếp, cũng là người tiền nhiệm của Thành Khắc Kiệt. Ông Vi Thuần Thúc giữ chức này từ tháng 4/1983 đến tháng 1/1990, sau khi bàn giao chức vụ cho Thành Khắc Kiệt thì trở thành Ủy viên Ủy ban Cố vấn trung ương.

Thành Khắc Kiệt đối với ông Vi Thuần Thúc nặng ân tình. Họ là hàng xóm sống cùng khu, ra khỏi cửa là gặp nhau, Thành Khắc Kiệt và Lý Bình ngày nào cũng gặp mặt, nhưng ban đầu chỉ gật đầu chào nhau mà thôi. 

Khách sạn của Lý Bình là đơn vị trực thuộc Văn phòng đối ngoại tỉnh Quảng Tây. Là chủ tịch tỉnh, Thành Khắc Kiệt thường xuyên tới đây tiếp khách nên tiếp xúc với “cô bé hàng xóm” Lý Bình rất nhiều. Từng lọc lõi trong quan hệ với lãnh đạo thời làm lái xe ở Cục thương nghiệp để kiếm lợi, nay quen biết một quan to như Thành Khắc Kiệt, Lý Bình thấy phải làm cú gì đó thật lớn.

Lúc đầu Lý Bình tìm đến Thành Khắc Kiệt chỉ để nhờ phê duyệt công văn, xác nhận chứng từ lặt vặt; Thành Khắc Kiệt cũng không có ý gì khác, chỉ giúp đỡ Lý Bình để tỏ ân nghĩa đối với người lãnh đạo cũ. Mỗi khi Lý Bình nhờ Kiệt giúp gì đó trong việc kinh doanh, ông ta lại nói với cấp dưới phụ trách việc này: “Đây là con dâu của đồng chí lãnh đạo cũ, các cậu giúp cô ấy nhé!”

Lần nào Lý Bình nhờ vả Thành Khắc Kiệt giúp đỡ cũng đều được việc, dần dà trong lòng nảy sinh tình cảm tốt đẹp, cảm thấy Kiệt là người trượng nghĩa nên đối xử rất nhiệt tình dù ban đầu, Thành Khắc Kiệt không có ý định sa ngã.

Trong cuộc sống tình cảm vợ chồng, giữa Thành Khắc Kiệt và vợ không thật gắn bó nồng thắm nên dần dà ông ta muốn tìm kiếm sự bù đắp từ người phụ nữ khác. Mỗi lần đến khách sạn ăn uống, ông ta đều thích gần gũi các nhân viên phục vụ, thậm chí thuộc hết tên họ.

Cũng có lúc ông ta cho gọi mấy cô trẻ đẹp đến để tiêu khiển, nhưng Kiệt nhanh chóng nhận ra những cô nàng trẻ đẹp này thực ra chẳng có tình cảm gì với mình, thứ họ cần chỉ là tiền chứ không có chút tình cảm thật. Ông muốn tìm kiếm một người tình, người phụ nữ tri kỷ có tình cảm thực sự với ông...

(Mời xem tiếp trên Pháp luật 4 phương số 78, ngày 7/11/2016)

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.