Hệ thống y tế của Nhật Bản “đang trên bờ vực sụp đổ” trước sự tấn công của virus corona

Một bác sĩ đi ngang qua lều xét nghiệm virus corona tại bệnh viện ở Tokyo. Ảnh: Reuters
Một bác sĩ đi ngang qua lều xét nghiệm virus corona tại bệnh viện ở Tokyo. Ảnh: Reuters
(PLVN) - Ông Kentaro Iwata - Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Kobe - chỉ trích việc Nhật Bản không thay đổi chiến lược khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ khiến "hệ thống y tế đang trên bờ vực sụp đổ trên cả nước", nhất là khi Nhật Bản khó có khả năng kiểm soát virus vào mùa hè tới.

Cho đến nay đã có 247 trường hợp tử vong được ghi nhận tại Nhật Bản và 11.139 trường hợp nhiễm virus corona dù Nhật Bản đã áp dụng tình trạng khẩn cấp (kéo dài một tháng) trên toàn quốc.

Sự bùng phát dịch virus corona của Nhật Bản vẫn còn ít nghiêm trọng hơn ở các nước châu Âu đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ người nhiễm cao nhất châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ và gần bằng Hàn Quốc.

Ông Kentaro Iwata nói rằng thất bại của Nhật Bản là "không nghĩ đến kế hoạch B" do quan niệm "kế hoạch B là dấu hiệu thừa nhận thất bại của kế hoạch A". 

Trong giai đoạn 1, khi các ca nhiễm còn ít, Nhật Bản áp dụng chiến lược xét nghiệm hạn chế và theo dõi liên hệ chuyên sâu. Nhưng khi dịch bùng phát với qui mô rộng hơn, Nhật Bản vẫn không thay đổi chiến lược đó.

Theo Giáo sư Kentaro Iwata, "Chúng tôi cần chuẩn bị cho một khi tình hình thay đổi, một khi việc đuổi theo ổ dịch trở nên không hiệu quả và chúng tôi cần thay đổi chiến lược ngay lập tức", ông nói. "Nhưng theo truyền thống, lịch sử đã cho thấy Nhật Bản không giỏi trong việc thay đổi chiến lược", ông nói thêm.

Mặc dù Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi người dân hạn chế tham gia giao thông công cộng nhưng các biện pháp không ngăn cản người dân ra ngoài đường. Ngay cả khi các hiệp hội y tế cảnh báo hệ thống y tế của đất nước này đang phải vật lộn để đối phó với dịch virus corona thì nhiều cửa hàng, nhà hàng vẫn mở cửa kinh doanh.

Các biện pháp hạn chế giao tiếp xã hội không ngăn được người dân Nhật Bản ra đường. Ảnh: Reuters
 Các biện pháp hạn chế giao tiếp xã hội không ngăn được người dân Nhật Bản ra đường. Ảnh: Reuters

Chính phủ Nhật Bản lập luận rằng họ đã áp dụng tình trạng khẩn cấp để giảm lây lan, điều chỉnh chiến lược của mình, tăng cường năng lực xét nghiệm, thay đổi các quy tắc yêu cầu tất cả các trường hợp dương tính phải ở lại bệnh viện. Song chính điều đó đã khiến các khoa bệnh nhanh chóng chật cứng bệnh nhân. Và các chuyên gia y tế đánh giá đó là "các biện pháp là không đủ". 

"Với một số lượng lớn các trường hợp mới xuất hiện, giường cho bệnh nhân COVID-19 lúc nào cũng gần hết cho dù Hiệp hội đã tăng giường" - Haruo Ozaki, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Tokyo, cảnh báo tuần trước. "Chúng tôi đang cố gắng hết sức... nhưng các ca lây nhiễm lan nhanh hơn dự kiến", Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Tokyo nói thêm.

Bộ trưởng y tế đã thừa nhận rằng trong một số trường hợp, các bệnh viện đã từ chối các bệnh nhân nghi mắc virus corona cho dù đã được xe cứu thương đưa đến.

'Nhật Bản đã không xây dựng một hệ thống y tế mà trong đó các bệnh viện bình thường có thể tiếp nhận bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm trong trường hợp khẩn cấp. Vì thế, các bệnh viện được chỉ định đã không thể đối phó với tình huống có bệnh nhân COVID-19" - Haruo Ozaki nói hôm 24/4.

Không những thiếu năng lực tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19, các bệnh viện của Nhật còn phải  vật lộn với tình trạng thiếu thiết bị. Thị trưởng TP Osaka đã phải kêu gọi quyên góp áo mưa không sử dụng cho nhân viên y tế làm trang phục bảo hộ thay vì sử dụng túi đựng rác như hiện nay. 

Cả Giáo sư Kentaro Iwata và Haruo Ozaki đều cảnh báo rằng, duy trì tình trạng khẩn cấp đến ít nhất là ngày 6/5 trong điều kiện hiện nay của Nhật Bản cho là không đủ, nhất là trong điều kiện như Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Tokyo phàn nàn: "Trong khi họ (Chính phủ - PV) nói về kiểm soát biên giới và giảm liên lạc giữa người với người, họ lại để các cửa hàng mở cửa".

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.