Hạ màn kịch vụng 5000 tấn cá “nghiên cứu khoa học”/năm

Một con cá voi Minke bị đưa về Kushiro trên đảo Hokkaido, Nhật Bản, vào năm 2017
Một con cá voi Minke bị đưa về Kushiro trên đảo Hokkaido, Nhật Bản, vào năm 2017
(PLO) - Hôm 26/12, Chính phủ Nhật Bản cho biết đảo quốc này sẽ rút khỏi tổ chức Ủy ban quốc tế về đánh bắt cá voi (IWC) từ ngày 1/1 năm tới và sẽ khôi phục đánh bắt cá voi phục vụ mục đích thương mại từ đầu tháng 7/2019.

IWC được thành lập năm 1948 với mục đích hạn chế đánh bắt cá voi trên khắp thế giới để loại động vật đại dương đặc biệt này không bị diệt chủng. Từ năm 1987, IWC cấm triệt để việc đánh bắt cá voi để thương mại trên phạm vi toàn thế giới. Nhật Bản đã nhiều lần từ đó đến nay yêu cầu được đánh bắt cá voi nhưng không được chấp nhận.

Tuy nhiên, Nhật Bản hàng năm vẫn đánh bắt một lượng cá voi không hề nhỏ với lý do “nghiên cứu khoa học”, mà trong thực chất là để kinh doanh, hàng năm trung bình khoảng 5.000 tấn thịt cá voi, và đánh bắt cả tận nơi rất xa là Bắc Cực và Nam Cực.

Quy định của IWC được coi như luật pháp quốc tế và có giá trị hiệu lực phổ cập như luật pháp quốc tế nói chung. Như tất cả các quốc gia khác trên thế giới, Nhật Bản đã tham gia IWC thì đương nhiên phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định chung của IWC. Luật chung có giá trị và hiệu lực pháp lý quốc tế đối với tất cả. 

Vấn đề đối với Nhật Bản là vừa muốn tham gia IWC lại vừa muốn được đánh bắt cá voi để thương mại hoá. Không có chân trong IWC thì sẽ không thể tham gia được vào quá trình hoạch định chính sách của IWC và quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động của IWC, bị cô lập và trở thành mục tiêu tấn công trên phương diện này. Như thế vô cùng bất lợi cho Nhật Bản về pháp lý quốc tế cũng như về chính trị.

Thật ra, Nhật Bản vốn có chủ ý ra khỏi IWC từ lâu rồi nhưng còn chần chừ vì vừa muốn không bị coi là vi phạm luật chung kia vừa có thể tận lợi được từ cái lệ riêng. Mục đích bao trùm của Nhật Bản là đánh bắt cá voi để thương mại hoá.

Chẳng có công chuyện nghiên cứu khoa học nào cần đến khối lượng thịt cá voi lớn đến như vậy hàng năm. Cái lệ riêng này có hai nội hàm chính là lợi ích riêng quyết định tất cả và lợi ích riêng bất chấp tất cả. 

Cho nên một khi luật chung kia không còn có lợi nữa và cản trở lợi ích riêng thì cái lệ quyết định tất cả và chi phối mọi hành vi. Nhật Bản hiện nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục là thành viên IWC thì sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu theo đuổi. Chiêu thức “treo đầu dê bán thịt chó” với “đánh bắt cá voi để nghiên cứu khoa học” không còn thuyết phục được ai tin và trở thành trò kịch vụng.

Luật chung trong chuyện này bị thua lệ riêng. Lệ riêng đưa lại không chỉ lợi ích kinh tế và thương mại mà còn cả chính trị nữa. Ra khỏi IWC thì sẽ không còn bị IWC kiềm toả và chi phối, không bị bên ngoài dẫn dắt và ép buộc.

Điều này có tác động chính trị đối nội rất to lớn và quan trọng ở Nhật Bản cho dù không hợp thời trên thế giới. Thế giới ngày nay là thế giới của thời hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, thời luật pháp quốc tế đảm trách vai trò của trọng tài.

Thịt cá voi được bày bán tại một chợ cá ở Nhật Bản
Thịt cá voi được bày bán tại một chợ cá ở Nhật Bản

Quyết định nói trên của Nhật Bản cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất đều không khác gì nhiều định hướng chủ đạo và phương châm hành xử của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngay trong năm 2018 sắp qua này, ông Trump đã không ít lần thể hiện chúng. Thông điệp chung từ đó là hành xử theo lệ riêng như có thể được và tuân thủ luật pháp quốc tế chỉ như cần thiết. 

Những động thái như thế thật chẳng tốt lành chút nào đối với luật pháp quốc tế, nhưng xem ra lại rất thông dụng trong chính trị thế giới. Chuyện luật chung thua lệ riêng như thế này chẳng phải nhắc nhở rằng chỉ có luật pháp quốc tế không thôi thì chưa thể đủ để luật pháp quốc tế có hiệu lực trên thực tế. Và chừng nào còn tình trạng có lợi thì tham gia, bất lợi thì rút khỏi những thể chế đa phương chung, thì chừng đó luật pháp quốc tế vẫn chưa thể có hiệu lực bền vững.

Trong một thông báo chung được đưa ra bởi Ngoại trưởng Marise Payne và Bộ trưởng Môi trường Melissa Price, chính phủ Australia cho biết họ "cực kỳ thất vọng" trước quyết định rút khỏi IWC của Nhật Bản.

Trong khi đó, tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) cáo buộc Nhật Bản cố tình lựa chọn dịp cuối năm dể đưa ra tuyên bố này nhằm tránh sự chú ý và chỉ trích.

Giám đốc điều hành tổ chức này, ông Sam Annesley, nói: "Với công nghệ đánh bắt hiện đại, việc khai thác quá đà ở cả gần bờ Nhật Bản và những vùng biển sâu dẫn đến sự suy giảm của rất nhiều loài cá voi. Hầu hết số lượng các loài cá voi này đều chưa thể hồi phục, trong đó có những loài cá voi lớn như cá voi xanh, cá voi vây và cá voi sei", ông nói.

Sau thế chiến hai, thịt cá voi trở thành một nguồn dinh dưỡng chứa protein quan trọng đối với người dân Nhật Bản. Theo thống kê, vào những năm 1960, Nhật Bản tiêu thụ khoảng 200.000 tấn cá voi mỗi năm.  Con số này là khoảng 5.000 tấn trong những năm gần đây.

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.