Dòng kênh chết ở nước Mỹ vì hứng chịu hàng chục nghìn chất thải hóa học

Ô nhiễm do chôn hóa chất độc hại trực tiếp xuống đất. Ảnh Internet
Ô nhiễm do chôn hóa chất độc hại trực tiếp xuống đất. Ảnh Internet
(PLO) -Trong suốt nhiều năm liền, hàng chục nghìn chất thải hóa học được đổ xuống một con kênh ở New York, Mỹ. Người dân sau đó cũng ung dung đến đây sinh sống, học tập mà không hề biết họ đang tự “chuốc vạ vào thân”…
 

Mộng lớn không thành

Vào đầu những năm 1890, một người đàn ông Mỹ tên William T. Love tới khu vực thác Niagara ở New York với một kế hoạch đầy tham vọng. Cụ thể, ông ta muốn xây dựng ở đây một khu đô thị rộng lớn và hoàn chỉnh, có thể xem là “thành phố kiểu mẫu” để các thành phố khác học theo.

Một khi được xây dựng xong, trong mường tượng của Love, đây sẽ là nơi có khu công nghiệp lớn với nhiều nhà máy hoạt động tấp nập và hàng triệu người dân sinh sống. Ông Love cũng lập kế hoạch dành hàng ngàn ha để xây dựng công viên tốn kém và đẹp nhất trên thế giới nhằm tạo không gian xanh cho thành phố.

Với lượng dân cư và các nhà máy như vậy, nhu cầu dùng điện sẽ là rất lớn. Nhận thức được vấn đề đó, Love dự tính cho người đào một kênh đào mới dài khoảng 11km, nối thượng và hạ nguồn sông Niagara. Trên con kênh này, ông ta dự định sẽ xây dựng các đập thủy điện nhằm tạo nguồn điện giá rẻ phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân tại thành phố trong mơ của ông.

Kế hoạch của ông Love thoạt nghe vô cùng hoàn hảo và trên thực tế nó cũng đã thuyết phục được nhiều người ủng hộ, thu hút được nhiều nhà đầu tư. Các công nhân sau đó đã bắt đầu thực hiện việc đào kênh dẫn nước, các tuyến phố và những ngôi nhà đầu tiên.

Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 năm kể từ khi bắt tay vào thực hiện, khi những công trình đầu tiên bắt đầu thành hình, kế hoạch của ông Love đã đổ bể nhanh chóng, khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Diễn biến bất ngờ này là tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết, những biến động của nền kinh tế khi đó đã khiến các nhà đầu tư lo sợ khi bỏ ra một số tiền tương đối lớn cho một kế hoạch quá nhiều tham vọng.

Thứ 2, vào thời điểm đó, Nikola Tesla đã phát hiện ra cách thức để truyền tải điện năng trên những khoảng cách lớn bằng cách sử dụng dòng điện xoay chiều, khiến cho kế hoạch xây dựng các đập thủy điện trên con kênh mà ông Love đang cho xây dựng trở nên không cần thiết.

Cùng thời điểm này, giới chức địa phương ra quy định cấm dịch chuyển dòng nước, cấm lấy nước từ sông Niagara nhằm bảo tồn thác Niagara. Do đó, việc xây dựng kênh đào làm đập thủy điện sẽ không thể thực hiện được.

Tất cả những yếu tố trên khiến hoạt động xây dựng thành phố kiểu mẫu của Love bị đình trệ lại. Đến năm 1910, giấc mơ của ông ta đã sụp đổ hoàn toàn. Tất cả những gì còn sót lại ở khu vực đó chỉ còn là một phần của con kênh đã được xây dựng. Với việc dự án bị bỏ hoang, con kênh dần được nước mưa lấp đầy. Mùa hè, đây là nơi trẻ con địa phương tụ tập học bơi còn đến mùa đông lại thành bãi tập trượt tuyết của chúng.

Quyết định tồi tệ

Con kênh nói trên về sau được đặt là Kênh Love theo tên của ông Love, người đã kiến tạo cho nó. Con kênh bị bỏ không suốt một thời gian dài cho đến khi nó được bán cho Niagara Falls – thành phố công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ ở gần đó mua lại với mục đích để chôn các chất thải hóa học.

Về sau, Công ty hóa chất và nhựa Hooker (hiện là công ty trực thuộc của Công ty hóa dầu Occidental) đã mua lại khu đất từ Niagara Falls cũng nhằm mục đích làm nơi chôn các loại hóa chất do họ thải ra trong quá trình sản xuất. Theo một ước tính sau này, tính đến năm 1953, công ty Hooker đã chôn gần 22.000 chất thải xuống con kênh đã được đào dang dở, khiến nó đầy đến mức không thể chứa thêm được nữa.

Khu vực nhiễm độc hóa chất hiện được rào lại.
 Khu vực nhiễm độc hóa chất hiện được rào lại.

Tại thời điểm đó, những mối nguy hại của các chất thải hóa học vẫn là điều mà người dân chưa biết đến nhiều. Không hề hoảng sợ hay thậm chí chỉ là hoài nghi khi sống ngay cạnh một nhà máy sản xuất hóa chất quy mô lớn, người dân thành phố thậm chí còn vui mừng vì sự phát triển về cơ sở hạ tầng, y tế mà ngành công nghiệp hóa chất mang đến cho họ.

Không ai mảy may nghĩ rằng những công ty hóa chất như vậy có thể gây hại đến họ. Người dân cứ ngang nhiên sống bên cạnh đống chất thải hóa chất chỉ được phủ đất sét và nhiều chất bẩn khác lên trên nhằm che phủ các chất thải hóa học bên dưới và tin vào lời của các chuyên gia của Hooker vốn nói rằng những chất thải đó an toàn.

Thực ra, trên thực tế, vào khoảng giữa những năm 1940, một bác sỹ ở địa phương tên Robert Mobbs trong quá trình nghiên cứu đã phát hiện mối liên hệ giữa thuốc trừ sâu và ung thư và cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn của việc chôn hóa chất ngay cạnh nơi con người sinh sống. Dù vậy nhưng cảnh báo của vị bác sỹ trên đã không được nhiều người chú ý.

Điều này thể hiện ở việc vào năm 1953, Hội đồng giáo dục thành phố Niagara Falls đã mua lại khu đất để xây dựng một trường tiểu học ở đây. Hooker ngay lập tức đồng ý và bán lại cả khu vực con kênh với giá chỉ 1 USD. Đây chính là căn nguyên khiến nhiều người về sau cho rằng công ty hóa chất Hooker thực chất không hề vô tình mà hoàn toàn đã nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn từ việc chôn hóa chất xuống đất nên đã vội vàng bán đi với mức giá như cho không như vậy.

Hậu quả thảm khốc

Năm 1955, 400 trẻ em bắt đầu vào học ở ngôi trường mới được xây dựng lên và khoảng 100 ngôi nhà cũng được xây ở các khu vực xung quanh đó. Dù hầu hết người dân ở Niagara Falls đều biết trước đó khu đất này được sử dụng vào mục đích chôn hóa chất nhưng họ lại không mấy quan tâm khi đến sống ở đây.

Do đó, chỉ ít lâu sau đó, những tác động trực tiếp của việc này đã hiển hiện rõ ràng. Người dân địa phương liên tục báo cáo về mùi hôi và những chất lạ xuất hiện quanh khu vực mà họ sinh sống, đặc biệt là ở những căn hầm của họ. Trẻ em khi đang học thì bị chất thải độc hại bốc cháy làm cháy da thịt. Dù có nhận được những thông tin này nhưng giới chức địa phương khi đó đã không có bất cứ hành động nào.

Năm 1976, nước từ những trận mưa to và bão tuyết kỷ lục bắt đầu khiến những hóa chất bị chôn vùi trong lòng đất được đẩy lên bề mặt, khiến cả khu dân cư bị nhiễm độc. Trong những năm sau sự kiện này, người dân địa phương vô cùng hoảng sợ khi số người bị sẩy thai hoặc thai chết lưu tăng cao, nhiều đứa trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, bị bệnh nặng.

Một số công trình nghiên cứu sau đó đã góp phần giải thích nguyên nhân của xu hướng đáng báo động này. Trong đó, nghiên cứu của Cơ quan đăng ký chất độc hại phát hiện có đến hơn 400 loại hóa chất trong không khí, nước và đất ở địa phương, trong đó có một số chất như benzene đã được xác định là nguyên nhân gây ung thư.

Cuối cùng, đến mùa xuân năm 1978, cơ quan y tế địa phương tuyên bố khu vực xung quanh Kênh Love độc hại và yêu cầu đóng cửa trường học, sơ tán hơn 1.000 gia đình đang sinh sống tại đây để phong tỏa cả khu vực. Nhưng điều đó cũng không thể đảo ngược được những hậu quả nghiêm trọng đã xảy đến.

Một nghiên cứu của cơ quan y tế địa phương được tiến hành vào năm 1979 cho thấy, trong số 33% cư dân địa phương được xét nghiệm bị tổn thương nhiễm sắc thể. Trong số 15 trẻ sinh ra ở khu vực này trong khoảng thời gian từ tháng 1/1979 đến 1/1980 chỉ có 2 trẻ khỏe mạnh.

Hàng trăm đơn kiện sau đó cũng đã được nộp lên nhưng về sau được giải quyết qua con đường dàn xếp do nhà chức trách cho rằng Công ty Hóa chất Hooker không hề hay biết nguy cơ có thể xảy đến khi đổ hóa chất xuống đất. Các cơ quan cấp bang và liên bang của Mỹ đã phải chi hàng trăm triệu USD để dọn dẹp sạch khu vực.

Người dân biểu tình phản đối vụ việc,
 Người dân biểu tình phản đối vụ việc,

Vụ việc đã thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận Mỹ. Người ta bắt đầu chỉ trích các công ty hóa chất đã cố tình phớt lờ sức khỏe, tính mạng của người dân vì lợi nhuận của mình. Sự việc trở thành căn nguyên của Luật trách nhiệm, bồi thường và phản ứng toàn diện về môi trường, còn được gọi là Luật “Superfund”.

Theo luật này, các công ty hóa chất và khí đốt sẽ phải nộp thuế làm ngân sách chi cho việc dọn dẹp các khu vực bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất chất hóa học, đồng thời buộc các công ty hóa chất phải có các phương án hoạt động an toàn hơn, thân thiện với môi trường hơn./.

Tin cùng chuyên mục

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.