Dịch Covid-19 sáng 1/9: Các nước mở cửa thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến thảm họa lây lan SARS-CoV-2

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo số liệu thống kê của trang Worldometers, cập nhật đến sáng 1/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn cầu là 25.621.968 ca, trong đó có 854.235 người thiệt mạng.

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (68.770 ca), Brazil (45.961 ca) và Mỹ (35.277 ca); trong khi đó Ấn Độ (với 818 ca), Brazil (485 ca), Mỹ (445 ca) và Mexico (339 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

WHO: Các nước mở cửa thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến thảm họa lây lan SARS-CoV-2

Ngày 31/8, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này kêu gọi các nước duy trì các biện pháp hạn chế nhằm đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đồng thời cho rằng việc mở cửa một cách thiếu kiểm soát trước sự lây lan của virus SARS-CoV-2 sẽ là "cách làm dẫn tới thảm họa".

Ông Tedros thừa nhận rằng nhiều người đã mệt mỏi trước các biện pháp hạn chế và muốn quay trở lại trạng thái bình thường sau 8 tháng bùng phát dịch Covid-19. 

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
 Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, người đứng đầu WHO khẳng định: "Chúng tôi muốn thấy trẻ em được trở lại trường học và người dân trở lại với nơi làm việc, song chúng tôi muốn thực hiện điều này một cách an toàn. Không một quốc gia nào nên giả bộ như đại dịch đã kết thúc. Thực tế là virus SARS-CoV-2 lây lan vô cùng dễ dàng. Mở cửa mà thiếu kiểm soát là một cách làm dẫn tới thảm họa".

Nga nói phương Tây học theo cách tiếp cận về vắc-xin Covid-19

Quan chức Nga nói rằng bình luận của giám đốc FDA và động thái của Anh cho thấy phương Tây đã chấp nhận rằng Nga đúng đắn khi phê duyệt vắc-xin sớm.

Đầu tháng này, Nga trở thành quốc gia đầu tiên cấp phép vắc-xin Covid-19 sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người, khiến một số chuyên gia phương Tây lo ngại Nga "đốt cháy giai đoạn", đặt câu hỏi về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin này.

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sau đó cho biết ông sẵn sàng bỏ qua quy trình phê duyệt thông thường để cấp phép vắc-xin Covid-19, miễn là các quan chức tin rằng lợi ích nhiều hơn rủi ro.

Cận cảnh loại vắc-xin ngừa Covid-19 “Sputnik V” do Nga sản xuất. Ảnh: AFP.
Cận cảnh loại vắc-xin ngừa Covid-19 “Sputnik V” do Nga sản xuất. Ảnh: AFP. 

Chính phủ Anh tuần trước cũng đưa ra kế hoạch cho phép cơ quan quản lý y tế cấp phép tạm thời cho bất kỳ loại vắc-xin Covid-19 tiềm năng nào trước khi nó nhận được giấy phép chính thức, nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.

Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga, cơ quan tham gia nhiều vào chương trình vắc-xin, ngày 31/8 nói tại Moscow rằng Mỹ và Anh đang "học theo Nga".

"Phương Tây bị sốc trước thành công của Nga trong việc sản xuấtvắc-xin tiềm năng và phải trải qua 4 giai đoạn để chấp nhận một điều dĩ nhiên: bác bỏ, giận dữ, buồn rầu và cuối cùng là đành phải chấp nhận", ông nói, "Những tuyên bố gần đây cho thấy họ đã vượt qua giai đoạn buồn rầu và chấp nhận cách tiếp cận của Nga là đúng đắn".

Nga đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn ba vắc-xin Sputnik V để kiểm tra mức độ hiệu quả với một nhóm tình nguyện viên quy mô lớn. Họ cũng chuẩn bị phê duyệt vắc-xin Covid-19 thứ hai vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10. Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko hôm nay cho biết việc tiêm chủng hàng loạt nhóm dân số có nguy cơ nhiễm nCoV cao sẽ bắt đầu vào tháng 11-12.

Cách đại học Trung Quốc mở cửa giữa Covid-19

Các trường đại học Trung Quốc đã mở lại lớp học trực tiếp cho học kỳ mùa thu này sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn Covid-19 lây lan. Sinh viên ở Bắc Kinh, Nam Kinh và Thượng Hải cho biết khi trở lại trường, họ phải nộp báo cáo lịch trình di chuyển chi tiết và chỉ được ở trong khuôn viên trường.

Hồ sơ mua sắm của chính phủ Trung Quốc cho thấy hàng chục trường đại học đã mua các hệ thống giám sát "kiểm soát đại dịch" dựa trên công nghệ nhận dạng gương mặt, truy vết tiếp xúc và kiểm tra thân nhiệt để áp dụng với sinh viên.

Sinh viên đi qua cổng có camera nhận diện gương mặt để vào đại học Bắc Kinh hôm 31/8. Ảnh: Reuters.
 Sinh viên đi qua cổng có camera nhận diện gương mặt để vào đại học Bắc Kinh hôm 31/8. Ảnh: Reuters.

Nhiều hệ thống với hàng chục camera có thể thu thập dữ liệu gương mặt và nhiệt độ, cũng như yêu cầu sinh viên nhập thông tin nhiều lần mỗi ngày.

Một hệ thống trị giá 429.000 tệ (hơn 62.000 USD) tại Đại học Khoa học và Công nghệ Liêu Ninh sử dụng camera cảm ứng nhiệt, nhận diện gương mặt hiện đại, có thể phát hiện người không đeo khẩu trang. Hệ thống này còn xây dựng "báo cáo thân nhiệt" hàng ngày và lưu trữ lịch sử thân nhiệt của sinh viên trong 30 ngày.

Đại học Nam Xương ở tỉnh Giang Tây cũng chi 158.000 tệ (23.000 USD) đầu tư một hệ thống theo dõi và lưu dữ liệu về lịch trình đi lại của sinh viên bằng cách sử dụng số thẻ căn cước và nhận dạng khuôn mặt của họ.

Hệ thống giám sát tại đại học Sư phạm Thiên Tân thu thập thông tin chi tiết về gia đình của sinh viên, địa chỉ những nơi họ đến ngoài khuôn viên trường và cách họ đến trường đại học. Hệ thống này cũng có thể gửi lời nhắc nhở tới sinh viên và giáo viên, và những người không tuân thủ quy định có thể bị nhân viên nhà trường đánh dấu.

Hong Kong bắt đầu xét nghiệm diện rộng

Hãng tin AFP cho biết Hong Kong sẽ bắt đầu xét nghiệm Covid-19 trên diện rộng trong hôm nay (1/9). Kể từ lúc đơn đăng ký mở cuối tuần trước, đã có 510.000 người - chiếm khoảng 7% trong số 7,5 triệu dân Hong Kong - đăng ký tham gia.

Các xét nghiệm tình nguyện này nằm một phần trong nỗ lực dập tắt làn sóng dịch COVID-19 thứ ba đã xuất hiện ở Hong Kong hồi tháng 6, buộc thành phố có cư dân đông đúc này phải áp dụng các biện pháp gây ảnh hưởng nặng cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, sự tham gia của các công ty xét nghiệm và bác sĩ đến từ Trung Quốc đại lục vào kế hoạch xét nghiệm trên đã khiến một số người dân Hong Kong lo sợ, chẳng hạn về việc Bắc Kinh có thể thu thập dữ liệu sinh trắc học để giám sát họ.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.