Địa ngục đối với bé gái tị nạn Cộng hòa Trung Phi ở Cameroon

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Cô bé Koulsoumi, 14 tuổi, một mình phải chịu đựng cái đói và sự tổn thương nặng khi chứng kiến bố mẹ của mình chết vì cuộc chiến tại Cộng hòa Trung Phi, nhưng đối với cô bé, điều này không là gì so với hiện thực tồi tệ nhất mà cô bé đang phải trải qua từ lúc cô được đưa tới một gia đình ở Cameroon sau khi chạy trốn qua biên giới hồi năm ngoái. 

Địa ngục trần gian

Cô bé Koulsoumi là một trong 260.000 người tị nạn - trong đó một nửa là trẻ em - từ Cộng hòa Trung Phi đến sống ở miền đông Cameroon, một khu vực với dân số khoảng một triệu người. “Tôi phải cưới một người đàn ông ở ngôi làng này. Chẳng hạnh phúc gì nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác. Người chồng 18 tuổi của tôi rất nhiều lần lạm dụng tình dục và bạo lực đối với tôi”, Koulsoumi nói trong khi đang bồng đứa con nhỏ của mình, “Tôi rất yêu con tôi, thằng bé rất đẹp trai, nhưng cũng vì nó mà tôi không thể đi học”. 

Những đứa trẻ tị nạn luôn được các gia đình Tongo Gandima - một ngôi làng nhỏ ở Vùng Đông của Cameroon - chào đón nồng nhiệt. Nhưng đồng thời từ giây phút ấy, những đưa trẻ tị nạn này phải sống trong bóng tối địa ngục bởi những cuộc hôn nhân địa ngục.  

Cứ 10 người thì có khoảng 6 người vượt biên kể từ khi cuộc xung đột nội chiến ở Cộng hòa Trung Phi nổ ra vào năm  2013, khi phiến quân Seleka, với tên gọi nghĩa là “liên minh” được lập nên bởi các quân nhân Hồi giáo và chính trị gia bất mãn. Phiến quân bạo loạn nhanh chóng chiếm quyền kiểm soát thủ đô Bangui và cũng ngay lập tức gây ra các cuộc tấn công giết chóc bè phái, trả thù lực lượng dân quân Kitô giáo và tàn sát hầu hết dân cư Kitô giáo, thường là bằng cách thiêu sống. Từ đó, rất nhiều người dân Cộng hòa Trung Phi phải dời bỏ quê hương của mình để chạy trốn khỏi cuộc nội chiến tàn khốc này. 

Theo Ủy ban Quyền trẻ em Liên Hợp quốc (LHQ), dòng chảy người tị nạn càng ngày càng tăng đã khiến cho cơ quan tị nạn và người dân trên khắp miền đông Cameroon trở nên hỗn loạn. Hiện có tới hơn 90.000 trẻ em tị nạn bỏ học, trở thành con mồi cho bạo lực, lạm dụng tình dục và tình trạng tảo hôn.

Đại diện Quỹ Nhi đồng LHQ tại Cameroon Félicité Tchibindat cho biết: “Đây là cuộc khủng hoảng bị lãng quên, nhất là những bé gái. Chúng ta phải có biện pháp ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ họ khỏi những cuộc tảo hôn, khiến nhiều trẻ em gái phải sống một cuộc đời đầy đau khổ”.

Không được đi học 

Mặc dù trong các trại tị nạn có tổ chức dạy học miễn phí, nhưng phải đến 2/3 những người tị nạn, họ ở những ngôi làng gần đó đang phải vật lộn để có đủ tiền đóng lệ phí tuyển sinh lên đến 2,000 CFA francs (3 USD). Nhiều người không có tiền buộc phải cho con trai đi làm thêm, còn con gái phải đi lấy chồng.

Trong khi đó, sự suy giảm nguồn viện trợ nhân đạo cho Cameroon và viễn cảnh một làn sóng lớn người tị nạn từ Cộng hòa Trung Phi ập tới đã dẫn đến tình trạng hỗn loạn, khiến cơ quan viện trợ cảm thấy lo ngại cho tương lai của những đứa trẻ tị nạn này. 

Tại một trường công lập dành cho trẻ tị nạn gần trại tị nạn Gado Badzere ở Cameroon, những đứa trẻ bàn luận về việc kết hôn đã rất sôi nổi. Một cô bé 15 tuổi nói rằng: “Gia đình tôi muốn tôi kết hôn từ  lúc 14 tuổi, nhưng tôi nhất quyết không đồng ý và muốn được đi học”. Tuy nhiên, nhiều bé gái ở miền đông Cameroon, một khu vực mà khoảng một nửa trẻ em gái kết hôn dưới 18 tuổi, không được may mắn như vậy.

Những cô bé đến tầm 13,14 tuổi, chúng thường bị bố mẹ bắt phải đi lấy chồng. Do đó mà nhiều bé gái mặc dù vẫn đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng trong tâm trí họ không có suy nghĩ gì cho tương lai, mà chỉ chờ đợi để chuẩn bị kết hôn. 

Kêu gọi quốc tế

Từ năm 2013, trình độ giáo dục ở các trại tị nạn ở Cameroon đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng những lớp học tạm bợ trong các trại tị nạn ngày càng gia tăng và bị choáng ngợp bởi dòng người tị nạn đổ về ngày càng nhiều, khiến chất lượng giáo dục cũng không thể đảm bảo. Không những thế, số lượng giáo viên cũng rất hạn chế, vì nhiều người chỉ muốn làm việc ở thủ đô chứ không phải ở những khu vực nông thôn nghèo và trại tị nạn. 

Ngoài ra, các cơ quan cứu trợ cho biết, thiếu kinh phí chính là trở ngại lớn nhất trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường... Trong khi đó, kế hoạch ứng phó của chính phủ Cameroon cho năm 2016 chỉ có khoảng 77 triệu USD, giảm tới 1 nửa so với năm ngoái là 129 triệu USD. 

Những nhà hoạt động nhân đạo nói rằng, người tị nạn không chỉ là trách nhiệm của Cameroon mà là trách nhiệm của toàn thế giới và kêu gọi viện trợ từ cộng động quốc tế. Nếu không kịp thời, rất có thể sẽ còn có thêm nhiều trẻ em gái rơi vào hoàn cảnh đầy đau khổ như cô bé Koulsoumi. 

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TTXVN.

Thông tin về lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Putin

(PLVN) - Ông Andrey Klishas, Chủ tịch Ủy ban Lập pháp, Hiến pháp và xây dựng Nhà nước thuộc Hội đồng Liên bang, tức Thượng viện Nga cho biết, lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ diễn ra vào ngày 7/5 tới.

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.