Đại dịch COVID-19 đang bắt thế giới phải làm những điều không mong muốn

Nước rửa tay sát khuẩn luôn khan hàng khi dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ và châu Âu. Ảnh: CNN
Nước rửa tay sát khuẩn luôn khan hàng khi dịch COVID-19 bùng phát ở Mỹ và châu Âu. Ảnh: CNN
(PLVN) - Xây lăng mộ tập thể, hãng thời trang chuyển sang sản xuất đồ bảo hộ, cảnh sát dọa bỏ việc vì không có khẩu trang, đánh cắp vật tư y tế từ chính bệnh viện...

Ecuador

TP Guayaquil phía Tây Ecuador là một trong những TP chịu hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19, đang có kế hoạch xây dựng một ngôi mộ tập thể khi chính quyền TP dự báo sự gia tăng các trường hợp tử vong vì virus corona.

Trả lời CNN, Giám đốc phụ trách vệ sinh của TP Gustavo Zuñiga cho biết TP "sẽ thực hiện một thỏa thuận để có thể xây dựng mộ ở một vị trí thích hợp". Ngôi mộ tập thể này có thể chứa khoảng 300 thi thể và một khu lăng cũng sẽ được TP xây dựng sau khi đóng cửa mộ. 

Có ít nhất 1.627 trường hợp nhiễm virus corona và 41 trường hợp đã tử vong ở Ecuador do COVID-19.

Tây Ban Nha

Trong khi đó, trước sự gia tăng các ca tử vong do COVID-19, chính quyền vùng Madrid lại đang phải chuẩn bị "nhà xác khổng lồ tạm thời". Nhà xác này được đặt tại Justice Campus - tòa nhà được thiết kê làm trụ sở cho Viện Pháp y Madrid với khoảng 200 khoang tủ chứa xác.

Cơ sở này sẽ "sẵn sàng trong vài ngày tới". Riêng ở Mandrid, Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố có hơn 2.400 trường hợp tử vong do virus corona.

"Đây là biện pháp ngoại lệ và tạm thời để giúp cho dịch vụ tang lễ, giảm bớt nỗi đau của các gia đình có người tử vong do COVID-19 và các tình huống xảy ra trong những bệnh viện của vùng"  - chính quyền vùng tuyên bố.
Khẩu trang - mặt hàng thiết yếu của mùa dịch.
 Khẩu trang - mặt hàng thiết yếu của mùa dịch.

Pháp

Chính phủ nước này thông báo sẽ cung cấp khẩu trang y tế cho các nhân viên công vụ sau khi 7 đơn vị cảnh sát đưa ra "cảnh báo nghiêm trọng" đến Bộ trưởng Nôi vụ Christophe Castaner về việc họ sẽ dừng thi hành các biện pháp phong tỏa nếu không được cung cấp khẩu trang để bảo vệ.

Phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Pháp Camille Chaize đã thông báo hơn 800 khẩu ttrang sẽ được phân phát cho lực lượng cảnh sát và 1 triệu chiếc khẩu trang nữa sẽ được cấp trong tuần này hoặc đầu tuần sau.

Bà Chaize cũng đã cảm ơn các dịch vụ bưu điện đã hỗ trợ 300.000 khẩu trang cho cảnh sát.

Mỹ

Trong nỗ lực phát hiện và điều trị COVID-19, Bệnh viện Emory Midtown ở Atlanta còn phải đối phó với tình trạng trộm cắp vật tư y tế. 

Thống đốc Pete Ricketts cho biết, 5 trường học ở Norfolk (Đông Bắc bang Nebraska) được chương trình sáng kiến tài năng mới tài trợ để thực hiện sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân bằng máy in 3D. Các thiết bị bảo hộ này dành cho nhân viên y tế tại Bệnh viện vùng Faith ở Norfolk. 

Sonja Reinert, một y tá sản khoa tại Bệnh viện này đã đăng 1 video trên facebook cá nhân, kêu gọi mọi người "ở nhà và dừng đánh cắp vật tư y tế".

Cô cho biết, Bệnh viện không có đủ thiết bị bảo hộ cá nhân hay những vật tư khác. Bệnh viện phải giấu từ găng tay, mũ bảo hộ đến nước sát khuẩn vì chúng thường bị đánh cắp.

Bộ phận hành chính của Bệnh viện đang phải làm mọi thứ để có được vật tư y tế cần thiết nhưng "nhiều người đã đến Bệnh viện và lấy cắp các vật tư y tế". Vì thế, Reinert kêu gọi cộng đồng ủng hộ mặt nạ và vật tư y tế. "Hãy ủng hộ những thứ đó vì Bệnh viện chúng tôi không có gì" - Reinert nói trong video.

Italy

Trong một tuyên bố trên Facebook, Hãng thời trang Armani cho biết, do dịch COVID-19, Hãng sẽ chuyển sang sản xuất bộ bảo hộ cho các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống lại virus corona.

Tập đoàn Armani cũng sẽ đóng các cửa hàng và khách sạn ở Milan từ 10/3 để giảm khả năng lây lan của virus corona.

Đồng thời, Hãng cũng ủng hộ 2 triệu euros cho Cơ quan Bảo vệ Công dân Italy và các bệnh viện chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch COVID-19.

Trong "bóng tối" của đại dịch, những nỗ lực bảo vệ sự sống vẫn được kiên trì thực hiện

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết,  thử nghiệm thuốc chữa COVID-19 sẽ được tiến hành ở Na Uy và Tây Ban Nha. Những bệnh nhân đầu tiên sẽ tham gia thử nghiệm tại Đại học Oslo ở Na Uy.

Đây là thử nghiệm mang tính lịch sử để giảm thời gian đưa ra những chứng cứ mạnh mẽ về loại thuốc nào có khả năng điều trị COVID-19. Hơn 45 quốc gia tham gia và quan tâm đến thử nghiệm. "Càng nhiều quốc gia tham gia chúng ta càng  nhanh có kết quả" - ông Tedros nói.

Trước đó, WHO thông báo đã tiến hành thử nghiệm phương pháp chống lại virus corona tại một số quốc gia và so sánh dữ liệu để tìm ra phương pháp điều trị nào có hiệu quả nhất. Nhiều quốc gia đã đồng ý tham gia thử nghiệm, bao gồm Argentina, Bahrain, Canada, Pháp, Iran, Na Uy, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Thái Lan.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.