Cựu Tổng thống Saakashvili không chốn nương thân

Saakashvili khoe thẻ công dân Ukraina
Saakashvili khoe thẻ công dân Ukraina
(PLO) -Ngày 26/7 vừa qua, Tổng thống Ukraina Petro Oleksiyovych Poroshenko đã ký mệnh lệnh quyết định hủy bỏ quốc tịch Ukraina của ông Mikheil Saakashvili – cựu Tổng thống Cộng hòa Georgia (hay Gruzia), cựu tỉnh trưởng Odessa của Ukraina vì đã gian dối khi cung cấp thông tin cá nhân để được nhập quốc tịch Ukraina. 

Cùng ngày, người phát ngôn Văn phòng Tổng viện kiểm sát Georgia xác nhận với giới truyền thông: chính họ đã cung cấp cho phía Ukraina những chứng cứ về việc ông Saakashvili đã gian dối các thông tin cá nhân không có thực để có được quốc tịch Ukraina.

Đây đã là lần thứ hai ông Saakashvili bị hủy bỏ quốc tịch. Tháng 5/2015, ông Saakashvili được chính phủ Ukraina cho phép nhập quốc tịch nước này. Ngày 4/12/2015, Tổng thống Georgia Giorgi Margvelashvili đã quyết định hủy bỏ quốc tịch Georgia của Saakashvili với lý do ông này đã gia nhập quốc tịch Ukraina.

Tổng thống Giorgi Margvelashvili còn tuyên bố: “Saakashvili để được làm quan chức ở Ukraina đã từ bỏ quốc tịch Georgia thiêng liêng, cách làm đó thật vô cùng mất thể diện”.

Chính khách trẻ cấp tiến “lên voi” rồi “xuống chó”

Ông Saakashvili sinh ngày 21/12/1967 tại Tbilisi, thủ đô Georgia trong một gia đình cha là bác sĩ, mẹ là nhà nghiên cứu lịch sử dưới chính thể Liên Xô cũ. Năm 1992, ông tốt nghiệp khoa Quốc tế Đại học Kiev, đến 1994 thì đỗ bằng Thạc sĩ Luật tại Đại học Colombia (Mỹ).

Tháng 12/1995 ông đại diện cho Liên minh Công dân Georgia ra tranh cử và trúng cử vào Quốc hội Georgia, Tháng 10/2000 Saakashvili được bổ nhiệm là Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ của Tổng thống Eduard Shevardnadze; đến ngày 5/9/2001 thì ông tuyên bố từ chức vì bất mãn với nạn tham nhũng nghiêm trọng trong nội các.

Ông Saakashvili khi còn là Tổng thống Georgia
Ông Saakashvili khi còn là Tổng thống Georgia

Tháng 10/2001, ông Saakashvili đứng ra thành lập Đảng Phong trào dân tộc thống nhất; tháng 6/2002 ông ra tranh cử rồi trở thành Chủ tịch Hội đồng thành phố Tbilisi. Tháng 11/2003, ông Saakashvili đã phát động “Cuộc cách mạng Hoa Hồng” ép Tổng thống Eduard Shevardnadze phải từ chức.

Ngày 4/1/2004, trong cuộc tổng tuyển cử sau khi chính phủ cũ bị lật đổ, ông Saakashvili đã trúng cử Tổng thống Georgia với tỷ lệ phiếu tới 96,27%. Thắng lợi của ông Saakashvili đã mở ra kỷ nguyên Georgia theo đuổi chính sách thân Mỹ và thân phương Tây. Chính phủ do ông lãnh đạo chủ trương đưa Georgia gia nhập NATO và Cộng đồng châu Âu.

Ngày 25/11/2007, ông Saakashvili từ bỏ chức vụ Tổng thống, nữ Chủ tịch Quốc hội Nino Burjanadze đảm nhiệm vai trò Quyền Tổng thống. Tại cuộc tổng tuyển cử 5/1/2008, ông Saakashvili ra tranh cử và lại trúng cử, chính thức nhậm chức từ ngày 20/1 cùng năm. Sau khi quay lại nắm quyền, chính phủ của ông Saakashvili dần dần trở nên chuyên chế, tham nhũng nghiêm trọng và thẳng tay đàn áp những người thân Nga khiến quan hệ Georgia với Nga trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.

Ngày 8/8, ông Saakashvili đã cho quân đội tiến vào khu vực người Nga đóng quân ở Ossetia, gây nên cuộc xung đột vũ trang với quân đội Nga. Cuộc chiến đẫm máu này đã kết thúc bằng việc Nam Ossetia và Abkhazia thành lập các nước cộng hòa, tuyên bố độc lập và tách ra khỏi Georgia.

Ông Saakashvili từng tích cực tham gia hàng ngũ ủng hộ Tổng thống Petro Poroshenko
Ông Saakashvili từng tích cực tham gia hàng ngũ ủng hộ Tổng thống Petro Poroshenko

Sau đó ông Saakashvili cho sửa đổi Hiến pháp, theo đó từ năm 2014, phần lớn quyền lực từ tay Tổng thống sẽ được chuyển giao sang cho Thủ tướng, đổi thành chế độ nghị viện để chuẩn bị cho việc sau khi rời bỏ chức vụ Tổng thống vẫn tiếp tục nắm quyền với vai trò là Thủ tướng.

Nhưng trong cuộc bầu cử nghị viện năm 2012, Đảng phong trào dân tộc thống nhất của ông đã thảm bại trước Liên minh Giấc mơ Georgia với tỷ lệ 65:85 ghế, Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2013, ứng cử viên của Liên minh Giấc mơ Georgia đã thắng cử, Saakashvili rời khỏi ghế Tổng thống, kết thúc 10 năm nắm quyền lãnh đạo đất nước Georgia.

Bất ngờ trở thành chính khách Ukraina

Sau khi rời khỏi Phủ tổng thống, ông Saakashvili bị chính phủ mới cáo buộc tham nhũng và lạm dụng chức quyền nên chạy sang Mỹ rồi tới Ukraina sống lưu vong. Tại đây, ông Saakashvili đã tích cực tham gia ủng hộ phe đối lập chống lại Tổng thống thân Nga Viktor Fedorovych Yanukovych.

Tháng 2/2014, sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko đã bổ nhiệm Saakashvili làm Cố vấn Tổng thống và Chủ tịch Ủy ban tư vấn chính phủ. Trong khi đó, chính phủ mới ở Georgia tháng 8/2014 đã phát lệnh truy nã ông Saakashvili về tội tham nhũng 4,75 triệu USD và lạm dụng quyền lực, yêu cầu chính phủ Ukraina dẫn độ ông về để xét xử, nhưng yêu cầu của này của phía Georgia đã bị chính phủ Ukraina cự tuyệt.

Thể hiện quyết tâm bảo vệ ông Saakashvili, ngày 29/5/2015, Tổng thống Petro Poroshenko đã trao quyền công dân Ukraina cho Saakashvili và 1 ngày sau (30/5/2015) đã bổ nhiệm ông làm Tỉnh trưởng Odessa. Ngay sau đó, ông Saakashvili tuyên bố từ bỏ quốc tịch Georgia. Ngày 4/12 cùng năm, Tổng thống Georgia ký Lệnh Tổng thống tước bỏ vĩnh viễn quyền công dân của Saakashvili.

Tuy nhiên tuần trăng mật của ông Saakashvili với chính phủ Ukraina không kéo dài được lâu, sau khi được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Odessa một thời gian, ông Saakashvili đã dần dần bộc lộ những bất đồng với chính phủ trung ương và công khai chống đối quyết liệt.

Ngày 14/12/2015, tại kỳ họp của Verkhovna Rada (Nghị viện tối cao) Ukraina, ông Saakashvili đã tranh cãi gay gắt với Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov, sau đó lớn tiếng chửi bới, chỉ trích đối phương là “tham nhũng thối nát”, Arsen Avakov tức giận vớ lấy cốc nước nhằm ông Saakashvili ném và chửi: “thằng lưu vong ở nhờ hãy cút khỏi đất nước chúng tao”.

Hình ảnh Saakashvili sợ hãi ẩn nấp khi nghe tiếng máy bay Nga ở Ossetia từng là đề tài giễu cợt của dân chúng Georgia
Hình ảnh Saakashvili sợ hãi ẩn nấp khi nghe tiếng máy bay Nga ở Ossetia từng là đề tài giễu cợt của dân chúng Georgia

Sau vụ xung đột trên nghị trường này, tháng 11/2016, ông Saakashvili đã xin từ chức Tỉnh trưởng Odessa với lý do “chính phủ Ukraina không kiên định chính sách chống tham nhũng”; đồng thời tách khỏi đội ngũ những người ủng hộ Tổng thống Petro Poroshenko, tuyên bố thành lập chính đảng mới. Ông tuyên bố tại cuộc họp báo do ông tổ chức:

“Trước tình hình phức tạp hiện nay, tôi quyết định từ chức. Tuy Ukraina đã xảy ra chuyển giao quyền lực, nhưng tình trạng tham nhũng vẫn không thay đổi; những tệ nạn trộm cướp trước đây, nay vẫn y nguyên”. Saakashvili còn lớn tiếng phê phán Tổng thống Petro Poroshenko chỉ dùng người theo tình thân khiến người bạn cũ đã ra tay cưu mang ông này rất tức giận. Thực tế quan hệ đồng minh và bạn bè giữa họ đã chấm dứt.

Không chốn nương thân

Ngày 19/7/2017 vừa qua, Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko đã sang thăm Georgia. Khi có người nhắc lại việc chính phủ Georgia yêu cầu dẫn độ ông Saakashvili về nước hồi năm 2015, ông Poroshenko bày tỏ không hay biết gì; đồng thời nhấn mạnh: trong tương lai nếu chính phủ Georgia lại nêu yêu cầu dẫn độ Saakashvili thì Viện Kiểm sát tối cao và các cơ quan pháp luật của Ukraina sẵn sàng phối hợp. Ông khẳng định: “Dù tội phạm là ai, Ukraina đều phối hợp với Georgia bắt giữ, xử lý theo pháp luật”.

Theo hãng tin Ukraina UNIAN, sau khi biết tin này, ông Saakashvili đã viết bài đăng trên mạng xã hội chỉ trích phát biểu đó của Tổng thống Poroshenko “chả khác nào đem bán công dân Ukraina cho người khác, là sự vi phạm Hiến pháp Ukraina và luật pháp quốc tế”.

Dĩ nhiên điều đó chỉ đúng khi ông Saakashvili còn mang quốc tịch Ukraina. Sau chuyến đi thăm Georgia về, Tổng thống Petro Poroshenko đã ký lệnh hủy bỏ quốc tịch của Saakashvili. Sau khi báo chí đưa tin ông không còn là công dân Ukraina, Saakashvili khi trả lời phóng viên vẫn cứng cỏi: dù có còn mang quốc tịch Ukraina nữa hay không đều không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của ông, ông vẫn cư trú ở Kiev.

Ông Saakashvili khẩu chiến với Bộ trưởng Nội vụ tại nghị viện
Ông Saakashvili khẩu chiến với Bộ trưởng Nội vụ tại nghị viện

Ông thậm chí viết trên Facebook cá nhân: “Tôi chỉ có một nhân thân, đó là người Ukraina và sẽ không bao giờ từ bỏ điều này. Giờ đây, kẻ cầm quyền do động cơ chính trị âm mưu biến tôi trở thành một nạn dân; âm mưu của nhóm người đó sẽ không thể thành hiện thực. Tôi sẽ quyết chiến đấu đến cùng vì quyền công dân Ukraina của mình!”.

Tuy nhiên, một ngày sau, ông Saakashvili đã nhanh chóng rời Ukraina sang Mỹ để tỵ nạn, trở thành một kẻ lưu vong không quốc tịch. Một nghị sĩ Ukraina cho báo chí biết: căn cứ Luật di dân Ukraina, do cung cấp những thông tin giả về bản thân nên Saakashvili không được phép quay trở lại Ukraina nữa!.

Tin cùng chuyên mục

Máy bay ném bom Tu-160 của Nga.

Tiết lộ sức mạnh vũ khí 'độc nhất vô nhị' của Nga

(PLVN) - Máy bay ném bom Tu-160M2 của Nga “vượt mặt” các loại sản phẩm đối thủ của các nước khác nên đang gây lo ngại nghiêm trọng ở các nước phương Tây, hãng tin Sputnik dẫn lại thông tin từ tờ National Interest khẳng định.

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.