Cựu Tổng thống Manuel Noriega mang xuống mồ nhiều bí mật

Ông Manuel Noriega vui mừng sau khi thoát khỏi vụ đảo chính hụt tháng 10/1989
Ông Manuel Noriega vui mừng sau khi thoát khỏi vụ đảo chính hụt tháng 10/1989
(PLO) -“Cái chết của Manuel Noriega đã kết thúc một trang sử của nước ta”, Tổng thống Juan Carlos Varela đã viết như vậy trên Twitter sau khi cựu Tổng thống Manuel Noriega qua đời đêm 29/5 (theo giờ địa phương), thọ 83 tuổi. 

Tổng thống Juan Carlos Varela cũng từng cho biết, ông Manuel Noriega bị hôn mê do xuất huyết não nghiêm trọng sau khi trải qua cuộc giải phẫu để lấy khối u hôm 7/3.

Cựu Tổng thống Manuel Noriega qua đời sau khi được giải phẫu một khối u trong não gần 3 tháng trước và chết khi đang phải chấp hành án tù bởi trách nhiệm trong những vụ mất tích và sát hại các nhà đối lập dưới thời ông nắm quyền (1983-1989). Gia đình ông Manuel Noriega đã nhiều lần xin được quản thúc tại gia bởi cựu Tổng thống mắc nhiều bệnh nặng, nhưng bất thành.

Nhiều câu hỏi chưa lời giải

Dư luận và giới truyền thông cho rằng, ông Manuel Noriega ra đi để lại nhiều bí mật chưa được tiết lộ, trong đó đáng chú ý là vụ “thảm án Albrook”. Bởi nhiều sỹ quan quân đội Panama tham gia đảo chính bất thành đã bị sát hại dã man. 6 năm trước (2011-2017), khi ông Manuel Noriega bị dẫn độ từ Pháp về Panama để xét xử về những tội danh phạm phải trong thời gian cầm quyền.

Và từ những lời khai của ông Manuel Noriega, người có biệt danh “người đàn ông thép của Panama” và các cộng sự gần gũi với nhà độc tài này, đã dấy lên nhiều nghi ngờ rằng, cựu Tổng thống không phải là chủ mưu thực sự trong vụ “thảm án Albrook”, mà rất có thể là do CIA.

Ông Manuel Noriega khi nắm quyền
Ông Manuel Noriega khi nắm quyền

Điều đáng nói là tuy bị Mỹ lật đổ năm 1989, nhưng ông Manuel Noriega chưa bao giờ tiết lộ về kẻ chủ mưu thật sự trong vụ “thảm án Albrook”, và luôn phủ nhận trách nhiệm của mình. 

Gần 3 tháng trước (8/3), Tòa án Tối cao Panama thông cáo, bắt đầu mở lại các hồ sơ dữ liệu của mình để tổng hợp chính xác số nạn nhân nước này chết trong cuộc tấn công quân sự và chiếm đóng tạm thời của Mỹ tại Panama năm 1989. Chánh án Tòa án Tối cao Jose Ayu Prado cho biết, các hồ sơ dữ liệu chứa thông tin quý giá vẫn được lưu giữ nguyên vẹn và không bị hư hỏng.

Theo ông Jose Ayu Prado, một ủy ban đặc biệt có tên “Ủy ban 20 tháng 12”, do Chính phủ Panama thành lập, sẽ được phép tiếp cận và rà soát lại các hồ sơ được lưu giữ trong các tòa án thuộc Quận Tư pháp chính của Panama. “Ủy ban 20 tháng 12” gồm 5 thành viên là chuyên gia người Panama, có nhiệm vụ làm rõ sự thật về những vi phạm nhân quyền, cũng như Luật Nhân đạo tại Panama từ ngày 19-12-1989 cho tới khi các lực lượng vũ trang Mỹ rút khỏi nước này.

Ngoài ra, họ còn xem xét về việc có tuyên bố “20/12 là ngày quốc tang của Panama” hay không, cũng như đưa ra những đề xuất, với sự hỗ trợ của các luật gia quốc tế, cho việc đền bù. Được biết, kể từ thời điểm thành lập (tháng 7/2016), “Ủy ban 20 tháng 12” đã được giao nhiệm vụ thu thập lời khai của nhân chứng, cũng như gặp gỡ các tổ chức như Chữ thập Đỏ, Tòa án bầu cử và Viện Pháp y. 

Ngày 20/12/1989, Mỹ tiến hành chiến dịch “Sự nghiệp chính nghĩa” với sự tham gia của 26.000 binh sỹ - tấn công Panama để lật đổ chính phủ của Tổng thống Manuel Noriega, người bị Tổng thống George H.W.Bush buộc tội thúc đẩy nạn buôn bán ma túy trong khu vực. Gần 30 năm sau, con số chính thức về số nạn nhân đã chết trong cuộc tấn công của Mỹ vào Panama vẫn chưa được xác định.

Ông Manuel Noriega khi đương nhiệm
Ông Manuel Noriega khi đương nhiệm

Theo giới truyền thông, số người chết trong thời gian Mỹ tấn công Panama dao động từ 500 đến 5.000 người. Năm 2015, cựu Tổng thống Manuel Noriega từng xin lỗi “bất cứ ai cảm thấy bị xúc phạm, bị ảnh hưởng hoặc bị nhục mạ” bởi những hành động của ông. Còn khi trả lời phỏng vấn với hãng CNN năm 1992, ông Manuel Noriega tuyên bố: Ngày nào quý vị còn gật đầu, ngày đó quí vị còn được Mỹ coi là bạn. Nhưng một khi quý vị nói không thì ngay lập tức bị họ coi là người xấu!

“Sự nghiệp chính nghĩa” của Mỹ

Lấy cớ một binh sỹ Mỹ bị sát hại tại Panama (hôm 16/12/1989), Mỹ đã phát động “Sự nghiệp chính nghĩa” và đích thân Tổng thống Bush cha ra mật lệnh cho lực lượng đặc nhiệm phải bắt bằng được ông Manuel Noriega đưa về Mỹ trị tội.

Theo giới truyền thông, sau khi chạy trốn trong Đại sứ quán Vatican ở Panama, ngày 3-1-1990, ông Manuel Noriega ra đầu thú. Ông Manuel Noriega trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới bị lính đặc nhiệm Mỹ bắt ngay trên đất nước mình và bị tòa án Mỹ kết tội buôn lậu ma tuý (tháng 4-1992).

Mỹ tố cáo ông Manuel Noriega tổ chức sản xuất, buôn lậu, vận chuyển thuốc phiện, ma túy, biến Panama thành thiên đường rửa tiền và chứa chấp chất gây nghiện lớn nhất thế giới. Ông Manuel Noriega chính thức bị tòa án Mỹ kết án 40 năm tù hôm 16/9/1992. Nhưng do “có thái độ cải tạo tốt trong suốt thời gian thụ án” nên cựu Tổng thống được phóng thích vào ngày 1/9/2007.

Điều thú vị là ông Manuel Noriega bị Tổng thống Bush cha ra lệnh bắt và Tổng thống Bush con là người quyết định ngày tự do cho cựu Tổng thống Panama. Tổng thống Bush cha từng nói, nếu phóng thích ông Manuel Noriega trước thời hạn chẳng khác gì thả hổ về rừng.

Ông Manuel Noriega khi bị Mỹ bắt
Ông Manuel Noriega khi bị Mỹ bắt

Năm 1998, ông Manuel Noriega thông qua luật sư Frank Rubino yêu cầu được phóng thích trước thời hạn với lý do đã từng cống hiến nhiều cho nước Mỹ. Việc này đã được cựu Đại sứ Mỹ và Trưởng trung tâm tình báo Mỹ tại Panama chứng thực. Nhưng yêu cầu phóng thích trước thời hạn của ông Manuel Noriega đã bị toà bác bỏ bởi tên của cựu Tổng thống bị liệt vào danh sách “những người gây nguy hại tới lợi ích nước Mỹ”.

Đến năm 1999, ông Manuel Noriega được giảm xuống còn 30 năm tù. Theo giới truyền thông, ông Manuel Noriega được hưởng quy chế của một tù binh chiến tranh theo Công ước Geneva sau khi bị quân đội Mỹ bắt tại Panama. Ban đầu ông Manuel Noriega bị giam tại nhà tù nổi tiếng nghiêm ngặt và hà khắc nhất nước Mỹ.

Và tại đây ông Manuel Noriega bị giam riêng trong một buồng có hệ thống giám sát 24/24 giờ. Nhưng ông Manuel Noriega được đối xử khá tử tế bởi người phụ trách ở đây nhận được một thỏa thuận hậu hĩnh của nhà xuất bản - thuyết phục cựu Tổng thống viết hồi ký với giá 1 triệu USD.

Nhưng kế hoạch viết hồi ký chưa được tiến hành thì ông Manuel Noriega lại bị chuyển tới giam tại nhà tù ở bang Florida, sau đó là nhà tù ở thành phố Miami cho đến khi phóng thích. Mặc dù đã tuổi cao, sức yếu, nhưng ông Manuel Noriega vẫn bị cảnh sát Mỹ bảo vệ rất nghiêm ngặt - còng tay khi đi khám sức khoẻ. 

Việc Thẩm phán William Turnoff phê chuẩn quyết định dẫn độ ông Manuel Noriega sang Pháp xét xử (tội rửa tiền) đã chấm dứt những đồn đoán trước khi cựu Tổng thống Panama được phóng thích hôm 1/9/2007 (có tài liệu nói 9/9). Khi đó, luật sư của cựu Tổng thống là ông Frank Rubino đã viện dẫn nhiều lý do để thân chủ khỏi bị dẫn độ và bị xét xử tại Pháp sau 17 năm ngồi tù ở Mỹ, nhưng bất thành.

Cựu Tổng thống Manuel Noriega.
Cựu Tổng thống Manuel Noriega.

Ngày 10/12/2011, Bộ Ngoại giao Panama cho biết, ông Manuel Noriega đã được xác nhận đủ sức khỏe để về nước sau khi chấp hành xong án tù về tội tham nhũng ở Pháp. “Giới chức Pháp sẽ chuyển giao ông Manuel Noriega sang quyền quản thúc của các quan chức thực thi pháp luật Panama tại sân bay Orly ở Paris vào lúc 7 giờ ngày 11/12”, Julio Berrios, luật sư khi đó của ông Manuel Noriega cho biết.

Tổng thống Panama khi đó là ông Ricardo Martinelli tuyên bố, ông Manuel Noriega sẽ bị tống giam ngay sau khi trở về nước. Ngoại trưởng Panama khi đó là ông Roberto Henriquez cùng 1 bác sỹ và 2 nhân viên an ninh đã áp giải cựu Tổng thống 77 tuổi về nước và đưa đến một trại giam thông thường. Panama cũng từng yêu cầu Mỹ dẫn độ ông Manuel Noriega về nước xét xử...

Tên gọi đầy đủ của ông Manuel Noriega là Manuel Antonio Noriega Moreno, và theo hồ sơ của tòa án Pháp, cựu Tổng thống sinh ngày 11/2/1938 tại Panama, nhưng có nhiều tài liệu nói ông sinh năm 1934, 1935 hoặc 1940. Ông Manuel Noriega từng tốt nghiệp trường quân sự nổi tiếng Chorrillos ở Lima, Peru và trường Americas ở Panama.
Từng là người hùng một thủa ở Panama, từng đoạt chiếc ghế Tổng thống từ tay ứng cử viên đã thắng cử Guillermo Endarra. Trước khi trở thành Tổng thống Panama, ông Manuel Noriega từng là Giám đốc tình báo và Tư lệnh quân đội.
Khi làm Giám đốc tình báo (đầu thập niên 1970), ông Manuel Noriega từng cộng tác với CIA, sau đó làm việc trực tiếp dưới sự điều khiển của Tổng thống Bush cha. Sau khi trở thành Tổng thống Panama, ông Manuel Noriega tuy đã giúp đỡ CIA và Mỹ nhiều việc, nhưng lại công khai đòi quyền quản lý kênh đào Panama nên đã bị liệt vào danh sách “những người gây nguy hại cho nước Mỹ”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.