Cuộc sống cơ cực ở đất nước lạm phát… 1 triệu phần trăm

Cả xấp tiền bolivar chỉ mua được một khúc xương. Ảnh chụp tại một hàng thịt ở Maracaibo, Venezuela ngày 26/07/2018
Cả xấp tiền bolivar chỉ mua được một khúc xương. Ảnh chụp tại một hàng thịt ở Maracaibo, Venezuela ngày 26/07/2018
(PLO) - Sở dĩ giày của giáo sư José Ibarra mau hư vì không có xe buýt, thầy cô phải đi bộ một quãng đường xa đến trường. Khoảng 90% phương tiện chuyên chở công cộng ở Venezuela đã bị tê liệt, do giá phụ tùng thay thế quá cao, không thể nào mua nổi. 

Thực phẩm, thuốc men và rất nhiều mặt hàng tiêu dùng thông dụng khác từ lâu đã trở nên hiếm hoi, và nếu có cũng ngoài tầm tay với. Một cặp kính giá 1 tỉ bolivar (300 đô la theo giá chợ đen), một ký tỏi 32 triệu bolivar (10 đô la), trong khi lương tối thiểu chỉ có 1,5 đô la/tháng.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính, Venezuela sẽ bị suy thoái trong năm nay, với siêu lạm phát ở mức độ lịch sử là 1.000.000% từ nay đến cuối năm. Cũng theo IMF mới đây, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Venezuela sẽ giảm đi 18% trong năm 2018.

Thay đế giày mất bốn tháng lương

Khi biết rằng phải trả đến bốn tháng lương để sửa lại đôi giày cũ, ông José Ibarra, giáo sư đại học ở Venezuela nổi giận. Thầy giáo 41 tuổi kể lại chuyện này trên Twitter: “Tôi không xấu hổ khi phải nói ra điều này: chính với đôi giày này mà tôi đi đến trường đại học trung ương Venezuela (UCV) để dạy học. Lương giáo sư đại học của tôi không đủ để thay đế giày”. Kèm theo dòng chữ là tấm hình một đôi giày mocassin màu đen, đế đã bị bong ra.

Tin Twitter này đã được chia sẻ 10.000 lần, được 5.400 “like” và khoảng 1.000 bình luận.

Dù đôi giày đã mòn vẹt, giáo sư José Ibarra không có cách nào khác là phải mang để đi đến trường đại học chính của đất nước, giảng dạy cho những người làm công tác xã hội tương lai. Có bằng tiến sĩ về y tế cộng đồng, giáo sư Ibarra lãnh lương 5,9 triệu bolivar một tháng, tương đương…1,7 đô la trên thị trường chợ đen. Số tiền này chỉ vừa đủ để mua một ký lô thịt, tại đất nước mà sức mua tan nhanh như bọt nước do tình trạng siêu lạm phát.

Người thợ sửa giày đòi tiền công 20 triệu bolivar, một số tiền gấp ba, bốn lần lương tháng giảng viên. Anh thợ Lluvia Habibi giải thích, giá cao như vậy vì các nhà cung cấp nguyên liệu liên tục tăng giá. Anh nói: “Người ta có thể dùng keo dán giày đi tạm, nhưng không ai mua nổi một cặp đế giày cả, vì giá lên tới 20 - 30 triệu bolivar”

Từ lúc đăng những dòng chữ ngắn ngủi trên Twitter, giáo sư Ibarra đã được những người hảo tâm tặng cho những đôi giày, cũ có mới có, quần áo, tiền bạc và hàng trăm tin nhắn ủng hộ. Ông bèn thành lập một phong trào mang tên “Những đôi giày của nhân phẩm” để hỗ trợ các đồng nghiệp.

Ông thổ lộ: “Tin Twittter tôi viết là một sự bùng nổ phẫn nộ. Tôi cứ ngỡ rằng vì ít có người theo dõi nên chẳng ai đọc, nhưng rốt cuộc tôi lại nhận được 12 đôi giày, kể cả tiền mặt và một số áo quần. Tôi lập ra phong trào này vì quà tặng vẫn tiếp tục được gởi tới”. 

Giáo sư Ibarra giữ lại hai đôi giày để dùng, còn lại ông mang tặng các đồng nghiệp. Số tiền được các mạnh thường quân gởi cho, ông sẽ chia sẻ cho các giáo sư khác đang rất cần để mua thực phẩm. Ông cho biết: “Nhiều đồng nghiệp thường bị ngất xỉu vì đói ăn”.

Từ một số tuần qua, các giảng viên đại học luân phiên đình công để đòi tăng lương. Công nhân viên ngành y tế, điện lực, người về hưu… cũng đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Siêu lạm phát 1 triệu phần trăm

Sở dĩ giày của giáo sư José Ibarra mau hư vì không có xe buýt, thầy cô phải đi bộ một quãng đường xa đến trường. Khoảng 90% phương tiện chuyên chở công cộng ở Venezuela đã bị tê liệt, do giá phụ tùng thay thế quá cao, không thể nào mua nổi.  

Thực phẩm, thuốc men và rất nhiều mặt hàng tiêu dùng thông dụng khác từ lâu đã trở nên hiếm hoi, và nếu có cũng ngoài tầm tay với. Một cặp kính giá 1 tỉ bolivar (300 đô la theo giá chợ đen), một ký tỏi 32 triệu bolivar (10 đô la), trong khi lương tối thiểu chỉ có 1,5 đô la/tháng.

Theo báo cáo của các trường đại học Venezuela, hiện nay có đến 87% dân số sống trong tình trạng nghèo khó. Hàng triệu người đã phải di cư sang nước khác kiếm sống, trong đó có nhiều giáo viên. Một trong những người may mắn hiếm hoi, Marcos Salazar, giáo viên 31 tuổi cho biết anh sống sót nhờ làm đến ba việc khác nhau và có người thân ở nước ngoài gởi tiền về cho.

Quầy hàng trống không trong một siêu thị
Quầy hàng trống không trong một siêu thị

IMF ước tính, Venezuela sẽ bị suy thoái trong năm nay, với siêu lạm phát ở mức độ lịch sử là 1.000.000% từ nay đến cuối năm. Cũng theo IMF mới đây, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Venezuela sẽ giảm đi 18% trong năm 2018, tệ hơn dự kiến hồi tháng Tư là giảm 15%.

Ông Alejandro Werner, một trong những người có trách nhiệm của định chế đặt tại Washington cho biết: “Với tỉ lệ lạm phát lên đến 1.000.000%, tình hình Venezuela tương tự với đế chế Đức năm 1923, hoặc Zimbabwe vào cuối những năm 2000”. Được biết trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1923, đồng mark Đức từ 4,2 mark đổi được 1 đô la, do siêu lạm phát, 1 triệu mark mới đổi được 1 đô la và đến cuối năm thì 1 đô la = 4,2 triệu mark.

Ông Werner kết luận: “Venezuela đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc về kinh tế và xã hội”. Trong năm 2018, quốc gia dầu lửa này sẽ bị suy thoái ở mức hai con số, và như vậy đã thụt lùi suốt ba năm liền. Năm 2017, tỉ lệ suy thoái là -16,5%, nhưng năm nay còn trầm trọng hơn.

Có đến 96% thu nhập ngân sách của Venezuela là từ dầu thô. Tuy nhiên trong vòng một năm rưỡi qua, sản lượng dầu đã giảm ít nhất phân nửa, do không có tiền mặt để tu sửa, hiện đại hóa các giếng dầu. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa mới đây tiết lộ, sản lượng dầu của Venezuela hiện nay khoảng 1,5 triệu thùng dầu một ngày, thấp nhất kể từ 30 năm qua.

Bỏ 5 số không trên giấy bạc mệnh giá mới

IMF cũng cho rằng việc đưa một lượng lớn tiền vào lưu thông, làm lạm phát càng thêm phi mã. Tuy nhiên mức độ chính xác của dự báo đến đâu chưa rõ, vì định chế gồm 189 thành viên không thể gửi phái đoàn đến Venezuela thẩm định từ năm 2004, mà chỉ nhận được những dữ liệu rời rạc. IMF từ đầu tháng Năm đã yêu cầu Caracas phải cung cấp những dữ liệu kinh tế chính xác, nếu không có thể bị khai trừ.

Cũng theo Alejandro Werner, dù tỉ lệ lạm phát 1,2 triệu phần trăm hay 800.000 phần trăm cũng không làm thay đổi gì đối với “cuộc khủng hoảng khổng lồ” của một đất nước thiếu thốn mọi thứ, người dân có nguy cơ làm mồi cho những chứng bệnh dễ lây nhiễm.

Hôm 25/7/2018, tổng thống Nicolas Maduro loan báo đến ngày 20/8 sẽ đổi sang đơn vị tiền tệ mới, bỏ đi 5 số 0 trên tờ giấy bạc. Henkel Garcia, giám đốc công ty tư vấn Econometrica cho biết ban đầu chính quyền Venezuela chỉ định bỏ đi 3 số 0 trên đồng bolivar mà thôi. Nhưng nay khi tuyên bố bỏ đi 5 số 0, Caracas đã mặc nhiên nhìn nhận tình trạng siêu lạm phát.

Quyết định này sẽ giúp các giao dịch hàng ngày trở nên tiện lợi hơn. Hệ thống vi tính đang bị quá tải : nhiều siêu thị đề nghị khách hàng chi trả làm nhiều lần vì giới hạn một lần giao dịch chỉ được tối đa 20 triệu bolivar. Còn nếu trả bằng tiền mặt thì vô cùng bất tiện. Không có máy rút tiền nào hoạt động, phải xếp hàng rất lâu để rút được 100.000 bolivar. Mua một cặp kính phải mất đến 10.000 tờ giấy bạc có mệnh giá lớn nhất hiện nay là 100.000 bolivar. Hồi đầu năm 2017, một tờ giấy bạc này mua được 5 ký gạo, còn nay chưa mua nổi một điếu thuốc lá.

Tuy nhiên ông Henkel Garcia cảnh báo, nếu không cải tổ bề sâu, thì những tờ giấy bạc mới có ít số 0 hơn cũng sẽ không thọ quá sáu tháng. Cần phải cứu vãn nền kỹ nghệ Venezuela, hiện nay chỉ hoạt động có 30% công suất, chấm dứt việc Nhà nước độc quyền giao dịch ngoại hối và giá cả. Bên cạnh đó còn cần phải tìm được các nguồn tài chính khác, vì tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA đang bị Mỹ trừng phạt. Econometrica ước tính mỗi năm phải bơm vào 20 đến 30 triệu đô la, trong vòng hai hoặc ba năm.

Đọc thêm

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Ảnh minh họa: Người dân Lào đón Tết cổ truyền Bun Pi May.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp Tết Bun Pi May của Lào và Tết Chol Chhnam Thmey của Campuchia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng tới Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni; Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou và Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany.

LHQ cảnh báo nguồn dự trữ lương thực cho Haiti sắp cạn kiệt

Người dân chạy trốn khỏi khu vực xảy ra đụng độ ở Port-au-Prince, Haiti ngày 20/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
(PLVN) - Ngày 11/4, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Stéphane Dujarric cho biết, nguồn dự trữ của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho Haiti có thể cạn kiệt vào cuối tháng này, trong bối cảnh các sân bay quốc tế vẫn không hoạt động.

Tổng thống Ba Lan nêu tin buồn với Ukraine

Tổng thống Ba Lan Duda phát biểu tại họp báo.
(PLVN) - Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda trong cuộc họp báo ở Litva ngày 11/4 nói rằng Ba Lan không thể chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine vì Ba Lan hiện không có tổ hợp phòng không này.

Lo ngại về tình hình ở Ukraine, Mỹ đang cố chặn quân đội Nga sử dụng thứ này

Lo ngại về tình hình ở Ukraine, Mỹ đang cố chặn quân đội Nga sử dụng thứ này
Tướng Christopher Cavoli, Chỉ huy Bộ tư lệnh của Mỹ ở châu Âu (EUCOM), cảnh báo, có nguy cơ cao Ukraine sẽ gặp bất lợi đáng kể trong cuộc xung đột do không đủ đạn pháo. Lầu Năm Góc đang tích cực hợp tác với Ukraine và công ty SpaceX để cố gắng ngăn chặn quân đội Nga sử dụng thiết bị đầu cuối của hệ thống liên lạc vệ tinh Starlink...