'Cuộc chiến nhung lụa'

Lính Mỹ phát tờ rơi cho người dân I-rắc sau cuộc chiến I-rắc
Lính Mỹ phát tờ rơi cho người dân I-rắc sau cuộc chiến I-rắc
(PLO) -Các sự kiện can thiệp quân sự ở Nam Tư, I-rắc, “Cách mạng mầu” do Mỹ và phương Tây chỉ đạo thực hiện ở Gru-di-a (2003), Cư-rơ-gư-xtan (2005), U-crai-na năm 2004 và “Phong trào Mai-đan" năm 2014… đều có phần đóng góp không nhỏ của “chiến tranh tâm lý”. Xin đưa ra một vài sự kiện để làm rõ tác hại của chiến lược mũi nhọn này.

Cuộc chiến Cô-xô-vô

Trước khi không kích Nam Tư, Mỹ và các nước NATO tăng cường các biện pháp tuyên truyền “chiến tranh tâm lý” bằng nhiều biện pháp. Trong đó, lời phát biểu của lãnh đạo nhiều nước NATO về ủng hộ hành động quân sự chống Nam Tư, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và được phát đi qua các kênh truyền hình và đài phát thanh.

Khi vào chiến dịch quân sự, báo chí Mỹ công bố hàng loạt bài về lịch sử đất nước này, trong đó người Xéc-bi bị coi là “kẻ xâm lược”, là người đi “đàn áp” các dân tộc láng giềng. Khi bắt đầu các cuộc ném bom, các bản tin về “hành động dã man” của người Xec-bi ở Cô-xô-vô được phát đi với thời lượng và khối lượng thông tin nhiều hơn, mặc dù lúc đó, ở Nam Tư đã không còn phóng viên báo chí của Mỹ. 

Vào chiến dịch quân sự, các đài phát thanh phương Tây đột ngột đưa tin bằng tiếng Xéc-bi, An-ba-ni, Bun-ga-ri và Mác-kê-đô-nhia. Đài phát thanh "Tiếng nói Hoa Kỳ" và "Châu Âu tự do" tổ chức đưa tin suốt ngày đêm hướng về phía Nam Tư. Kết quả là, dư luận Mỹ có cái nhìn tiêu cực về Nam Tư, nâng tỷ lệ ủng hộ tấn công quân sự tăng lên tới 75%.

Sau khi mở màn chiến sự, Mỹ và các nước NATO thành lập "Văn phòng báo chí quân sự" gồm 40 chuyên gia, phân tích các bản tin của phương Tây, Nam Tư và các nước khác về tình hình Ban-căng, đề xuất các giải pháp để Bộ chỉ huy và lãnh đạo của khối này xác định chiến lược, sử dụng các phương tiện truyền thông theo hướng có lợi.

Đặc biệt, nếu khi có thông tin bất lợi bị rò rỉ, họ sẽ xử lý theo các bước: Chính thức phủ nhận và cho rằng những thông tin đó bị bóp méo; đổ lỗi cho chính phủ Nam Tư có hành động khiêu khích. Cách làm này đã phát huy tác dụng khi quân Mỹ và NATO tấn công và các mục tiêu dân sự ở Nam Tư, như: Đoàn tàu chở khách, đoàn người tị nạn và ngay cả tin về các máy bay của NATO bị bắn rơi. 

Trong “chiến tranh tâm lý” ở Cô-xô-vô, cả hai bên đã tận dụng lợi thế của Internet để hướng thông tin đến công chúng. Thông qua INTERNET, các chuyên gia máy tính Xec-bi đã đưa ra danh mục khá dài về các tội của nhóm khủng bố người An-ba-ni chống lại cảnh sát và dân thường người Xec-bi; thông báo về số tài khoản trợ giúp cho cái gọi là "Đội quân giải phóng Cô-xô-vô"; thông báo về vụ bắt cóc hai nhà báo của hãng thông tấn “Tanhuc” và bắn chết các con tin người Xec-bi.

Nhiều phương tiện thông tin đại chúng của Nam Tư đã sử dụng INTERNET để truyền tải thông tin khi phần lớn các trạm phát sóng đã bị không quân của NATO phá hoại.Theo đánh giá của các chuyên gia phương Tây, trong điều kiện tất cả các kênh thông tin khác bị phong tỏa, thì khả năng truyền thông tin qua mạng INTERNET đã biến INTERNET trở thành một vũ khí lợi hại nhất, có khả năng ảnh hưởng đến diễn biến của chiến sự ở Cô-xô-vô.

Kết quả ở I-rắc

Trong cuộc chiến ở I-rắc, Mỹ và các nước đồng minh đã sử dụng “chiến tranh tâm lý” hết sức nhuần nhuyễn và bài bản. Đó là những thủ đoạn tâm lý chiến quen thuộc với quy mô, cường độ phù hợp từng hoàn cảnh.

Đầu tiên là chiến dịch truyền thông. Mỹ và các nước đồng minh tiến hành một loạt các hoạt động tuyên truyền trên báo chí trước khi chính thức tiến hành cuộc chiến. Nội dung tuyên truyền cáo buộc chính quyền I-rắc đang sở hữu và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đây được sử dụng làm lý do để hợp thức hóa cũng như chuẩn bị tâm thế cho các bên liên quan và cộng đồng quốc tế trước cuộc chiến.

Đưa ra thông tin này, Mỹ và đồng minh muốn đưa ra thông điệp rằng đây là cuộc chiến cần thiết nhằm ngăn chặn viễn cảnh I-rắc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Điều trớ trêu là sau khi Mỹ và liên quân hoàn thành việc lật đổ chính quyền I-rắc, người ta đã không tìm ra được chứng cứ nào về sự có mặt của vũ khí hủy diệt hàng loạt ở đây.

Tiếp sau chiến dịch “hợp thức hóa” này, liên quân gồm Mỹ và 44 quốc gia tham chiến khác đã ồ ạt thực hiện các hoạt động tâm lý chiến khác, chủ yếu là dùng thủ đoạn phổ biến nhất: Rải truyền đơn. Trong các truyền đơn của mình, phía liên quân thực hiện nâng dần cấp độ hoang mang cho người dân và binh lính I-rắc, đồng thời đưa ra hứa hẹn với những ai rời bỏ “phía bên kia”. 

Việc tuyên truyền bóp méo, sai sự thật đã giúp Mỹ và phương Tây thành công trong cuộc “cách mạng màu” ở Gru-di-a năm 2003
Việc tuyên truyền bóp méo, sai sự thật đã giúp Mỹ và phương Tây thành công trong cuộc “cách mạng màu” ở Gru-di-a năm 2003

Trước khi cuộc chiến ở I-rắc bùng nổ, Mỹ đã cho máy bay dội “bom” truyền đơn xuống I-rắc, dội “bom thư” vào địa chỉ thư điện tử của các quan chức, tầng lớp trí thức I-rắc, xúi giục họ nổi loạn đào ngũ hoặc hỗ trợ liên quân Mỹ - Anh khi cuộc chiến nổ ra. Về số lượng, trong cuộc chiến vùng Vịnh 1 Mỹ đã thả ra 28 triệu tờ truyền đơn, còn trong cuộc chiến vùng Vịnh 2 này, Mỹ đã thả hơn 80 triệu truyền đơn và đang tiếp tục thả hàng ngày.

Tổng số truyền đơn, tờ rơi liên quân thả xuống I-rắc trong suốt thời gian diễn ra cuộc chiến là 31 triệu tờ, được in ngay trên Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt tham chiến. Cứ như vậy, các loạt truyền đơn với các nội dung khác nhau làm lung lay hệ thống phòng thủ của Bát-đa, khiến các đơn vị quân đội I-rắc tan rã hoặc không còn sức chiến đấu. Xét về mặt tổng thể, Mỹ đã đạt được kết quả như mong muốn ở Chiến dịch I-rắc tự do năm 2003.

Cách mạng màu

Nhiều năm gần đây Mỹ và các nước phương Tây đã tiến hành các đợt “chiến tranh tâm lý”, chia rẽ nội bộ, áp dụng “công nghệ bầu cử” mới để thay đổi chế độ chính trị ở các nước này theo hướng thân Mỹ. Trong chia rẽ nội bộ, trước hết Mỹ tập trung vào việc phân hóa đội ngũ cán bộ cấp cao trong bộ máy chính quyền và vô hiệu hóa lực lượng an ninh và quân đội.

Ví dụ như cuộc “cách mạng màu” ở Gru-di-a (2003). Sau khi dùng mọi thủ đoạn cảnh báo và gây sức ép, buộc Tổng thống Sê-vát-nát-de từ chức không thành, Mỹ đã gây sức ép, đạo diễn cho Chánh văn phòng thông tin của Chính phủ là ông Da-da Sen-ghe-li-a từ chức với lý do bất mãn trước việc Sê-vát-nát-de chỉ trích “các tường thuật trung lập kết quả bầu cử của kênh truyền hình nhà nước".

Tiếp đó, vợ ông này cũng từ chức Bộ trưởng Văn hóa. Sau đó, Phó chánh công tố nhà nước Bít-dát-de cũng tuyên bố rút khỏi bộ máy chính quyền. Trước đó, từ tháng 2-2003, đài truyền hình tư nhân “Ruxtavi -2” (do Quỹ Sô-rốt tài trợ) đã thông tin, Bộ trưởng An ninh Áp-tan-din Gioóc-be-nát-de và Bộ trưởng Nội vụ Cô-ba Na-che-mắc-vi-li đã bí mật gặp thủ lĩnh Liên đoàn công dân bàn kế hoạch hạ bệ Tổng thống Sê-vát-nát-de. Điều đáng chú ý là, ở thời điểm đó, Giám đốc Hội đồng An ninh quốc gia Nu-đa Sai-al-a, một người thân Tổng thống Sê-vát-nát-de) bị ám sát tại phòng riêng. 

Cùng với chia rẽ nội bộ, Mỹ và phương Tây cũng đã thành công trong việc mua chuộc, chuyển hoá và lôi kéo lực lượng vũ trang Gru-di-a. Trước khi tiến hành đòn đánh quyết định, thủ lĩnh phe đối lập tuyên bố, họ đã thiết lập được mối liên hệ “mật thiết” với cảnh sát và quân đội; hai lực lượng này sẽ đứng trung lập; Tổng thống Sê-vát-nát-de sẽ phải từ chức.

Thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Khi các dòng người biểu tình tràn ngập đường phố ở Thủ đô Tbi-li-xi thì Bộ trưởng Quốc phòng Gru-di-a D.Tép-dát-de đã tuyên bố: "Trên thực tế, tôi cho rằng tình hình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát và không thể điều hành được", đồng thời né tránh không trả lời câu hỏi của các phóng viên: Quân đội sẽ hành động ra sao trong trường hợp khủng hoảng ngày càng leo thang và bạo lực mang tính quần chúng ngày càng bùng nổ?

Khi các hành động đập phá công sở và công trình công cộng của các phần tử quá khích diễn ra một cách ngang nhiên thì binh lính Bộ Nội vụ được phái đến nhưng không có hành động can thiệp nào. Khi Tổng thống Sê-vát-nát-de ban bố tình trạng khẩn cấp và ra lệnh cho quân đội, cảnh sát thi hành nhiệm vụ, lãnh đạo hai lực lượng này đều từ chối với lý do “không thể bắn vào nhân dân”. “cách mạng màu” ở Gru-di-a .../. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.