Crimea trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga

Người dân Crimea đăng ký vào bỏ phiếu
Người dân Crimea đăng ký vào bỏ phiếu
(PLO) - Người dân tại khu vực Crimea của Ukraine ngày 16/3 đã đi bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi về việc có tách khỏi Kiev và sáp nhập vào Nga hay không. 
Các phòng phiếu trên khắp Crimea mở cửa vào lúc 8h (giờ địa phương, 6h00 GMT) và đóng cửa 12 tiếng đồng hồ sau đó. Khoảng 1,5 triệu cử tri đủ điều kiện đi bỏ phiếu tại 1.205 điểm bỏ phiếu trên khắp khu vực này. Giới chức Crimea tuyên bố có khoảng 70 đại diện từ 23 quốc gia đăng ký quan sát viên cuộc trưng cầu dân ý. Đó là các đại biểu quốc hội, các chính trị gia và các nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng.
Kết quả sơ bộ được thông báo ngay sau khi các phòng phiếu đóng cửa lúc 20h (giờ địa phương, 18h GMT). Kết quả bỏ phiếu chính thức sẽ được công bố khoảng một hoặc hai ngày sau cuộc trưng cầu ý dân. Trên lá phiếu, các cử tri được hỏi liệu họ có muốn Crimea sáp nhập lại vào Nga hay không. Câu hỏi thứ hai được đưa ra về việc Ukraine có nên quay trở lại với thể chế theo Hiến pháp năm 1992 – tức là Crimea có nhiều quyền tự trị hơn. 
Tại một điểm bỏ phiếu bên trong một ngôi trường trung học ở Simferopol - thủ phủ của Crimea, hàng chục người đã xếp hàng bên ngoài để được bỏ lá phiếu của mình sớm. “Tôi sẽ bỏ phiếu cho Nga. Đây là lý do tôi đứng đợi ở đây. Chúng tôi là một gia đình và chúng tôi muốn sống với những người anh em của mình. Chúng tôi muốn rời khỏi Ukraine vì những người Ukraine nói với chúng tôi rằng chúng tôi là những người thuộc tầng lớp thấp hơn” – Hãng tin Reuters dẫn lời cô Svetlana Vasilyeva, một bác sỹ thú y 27 tuổi. Theo ghi nhận của báo giới, chỉ trong 10 phút sau khi các hòm phiếu được mở ra, tại một điểm bỏ phiếu ở Simferopol đã có 100 người đến bỏ phiếu. 
Tương lai của các lực lượng vũ trang Ukraine ở Crimea sau cuộc bỏ phiếu ngày 16/3 là một trong rất nhiều những câu hỏi chưa có lời đáp. Giới chức Crimea trước đó nói rằng các binh lính Ukraine sẽ có quyền lựa chọn bỏ vũ khí và ra đi trong hòa bình hoặc gia nhập các lực lượng vũ trang thân Nga.
Cuộc trưng cầu dân ý đã bị Kiev và phương Tây chỉ trích là “bất hợp pháp” nhưng được Moscow ủng hộ. Kể từ khi Tổng thống thân Moscow Viktor Yanukovych bị lật đổ, Crimea đã nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng dân quân địa phương. Người gốc Nga chiếm đến 58,5% dân số ở Crimea và những cử tri được dự đoán sẽ bỏ phiếu ủng hộ Crimea rời khỏi Ukraine. Ngay khi cuộc trưng cầu đang diễn ra, những lá cờ Nga đã được treo trên các đường phố ở Sevastopol. 
Tuy nhiên, một số người lại cho biết muốn Crimea vẫn là một phần của Ukraine nhưng có nhiều quyền tự trị hơn. “Theo quan điểm của tôi, Ukraine cần phải có đầy đủ quyền tự chủ để quản lý tài chính của mình. Sẽ không có áp lực nào từ Chính phủ. Tôi ủng hộ độc lập” – một người dân tên Serhiy Resehtnyk nói. Bên cạnh đó, người Tatar ở Crimea cũng đã tuyên bố tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý. 
Nga trước đó đã phủ quyết nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Nghị quyết nói trên nhận được 13 phiếu ủng hộ trong Hội đồng Bảo an do Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Mỹ và EU cũng đã cảnh báo họ có thể áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với các quan chức Nga nếu cuộc trưng cầu dân ý vẫn được tiến hành.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.