Coco Chanel trong cuộc sống 'hai mang' với Đức Quốc xã

Coco Chanel mặc đồ thủy thủ vào khoảng năm 1928
Coco Chanel mặc đồ thủy thủ vào khoảng năm 1928
(PLO) -Coco Chanel là nhà thiết kế thời trang tiên phong, đã thay đổi cách ăn mặc của phụ nữ cũng như suy nghĩ về việc ăn mặc của bản thân. Coco Chanel tạ thế vào tháng Giêng 1971 ngay trong tòa khách sạn Ritz (Paris). Theo một số tài liệu của phía Pháp cũng như từ các hồ sơ mật của Đức Quốc xã, thì Coco Chanel là một điệp viên Đức Quốc xã, có mã danh là “Westminster”. 

Gabrielle Bonheur Chanel, thường được biết đến dưới tên gọi “Coco”, là một trong những biểu tượng thời trang nổi tiếng nhất thế kỷ 20, đồng thời cũng là nữ doanh nhân kinh doanh rất phát đạt. 

Bà hoàng thời trang

Coco Chanel là nhà thiết kế thời trang tiên phong, đã thay đổi cách ăn mặc của phụ nữ cũng như suy nghĩ về việc ăn mặc của bản thân họ. Coco Chanel tạ thế vào năm 87 tuổi vào tháng Giêng 1971 ngay trong tòa khách sạn Ritz (Paris). Nhiều thập kỷ trôi qua, tên tuổi và thương hiệu của Coco đã được xem là chuẩn mực của văn hóa Pháp.

Người đàn bà chuyên về y phục đen nên vì thế Coco còn có biệt danh là “Tiểu hắc y nhân”, và loại y phục này từng là niềm yêu thích của nhiều phụ nữ đương thời. Coco Chanel còn nổi tiếng với các sản phẩm túi xách tay và thương hiệu nước hoa đình đám Chanel No.5. Người phụ nữ tài hoa cũng là đề tài cho các bộ phim, tiểu sử và những tiểu thuyết sử học bất hủ, khai thác tối đa vào sự nghiệp và những thành tựu phi thường của Coco Chanel. 

Nhưng ngoài danh tiếng thương hiệu của Coco Chanel còn có không ít lời xầm xì xoay quanh cuộc sống riêng tư của bà, rằng Coco bị nghi hoặc là một cảm tình viên kiêm điệp viên của Đảng quốc xã Đức trong suốt thời kỳ Đại chiến tranh thế giới thứ hai. 

Theo nghiên cứu của nhà báo người Paris, ông Hal Vaughan, nhà thiết kế đại tài (ý nói Coco Chanel) là một cảm tình viên “bài Do Thái khét tiếng” của Đức Quốc xã, làm việc bí mật cho Abwehr – Cơ quan quân đội của Đức. Tác giả Vaughan đã thâm nhập sâu vào các cơ quan lưu trữ hồ sơ của Mỹ và châu Âu để thu thập thông tin mà sau này ông đã công khai trong tác phẩm xuất bản hồi năm 2012 mang tựa đề “Ngủ với kẻ thù: Chiến tranh bí mật của Coco Chanel”.

Tướng Walter Schellenberg, lãnh tụ của cơ quan tình báo SS, Sicherheitsdienst
Tướng Walter Schellenberg, lãnh tụ của cơ quan tình báo SS, Sicherheitsdienst

Cuốn sách này sâu sắc hơn những cuốn tiểu sử khác viết về Coco, mô tả con đường bà trở thành một trong những quý bà giàu có nhất thế giới, và khối tài sản khổng lồ đó đã đến từ số của cải mà Đức Quốc xã chiếm đoạt từ các công ty thương mại và bất động sản của các nạn nhân người Do Thái trong suốt thời kỳ chiến tranh. Đã có nhiều nhà phê bình và các nhà nghiên cứu trong một thời gian dài đặt ra nhiều câu hỏi và cố gắng xác nhận thông tin mà tác giả Hal Vaughan là chính xác. 

Theo một số tài liệu của phía Pháp cũng như từ các hồ sơ mật của Đức Quốc Xã, thì Coco Chanel là một điệp viên Đức Quốc xã, có mã danh là “Westminster” và là một phần của Abwehr Đức Quốc xã, được cấp một con số để hoạt động: F-7124. Theo nguồn tin, cái tên điệp viên của Coco có gắn liền với Công tước Westminster - người đàn ông giàu nhất nước Anh tại thời điểm đó – đồng thời Coco Chanel còn là tình nhân của quý ông này hồi thập niên 1920.

Coco Chanel đã có một đời sống xa hoa trong thế giới quý tộc này, thích giao kết với nhiều đối tượng thuộc tầng lớp qúy tộc Anh, kiểu như Winston Churchill. Trong suốt thời Đại chiến tranh thế giới thứ hai, Coco Chanel lưu trú dài hạn tại khách sạn Ritz ở thủ đô Paris hoa lệ, trái ngược với nhiều người Pháp khi đó bị lính Đức Quốc xã đuổi ra khỏi nhà hoặc bị đối xử tồi tệ. Coco Chanel cùng chia sẻ khách sạn với các điệp viên, sĩ quan và tướng lĩnh Đức bao gồm 2 nhân vật “máu mặt” là Joseph Goebbels và Hermann Goering.

Làm giàu khi liên minh với Đức Quốc xã

Tài liệu của tác giả Hal Vaughan cũng tiết lộ, Coco Chanel từng là người tình rất được cưng chiều của sĩ quan tình báo Đức Quốc xã, Gunther von Dincklage.

Coco Chanel hồi năm 1970
Coco Chanel hồi năm 1970

Dincklage đã do thám các hạm đội tàu Pháp ở Paris suốt trong hồi thập niên 1920 trong vai trò của một “đặc sứ” cho Đại sứ quán Đức ở Paris, và khi Dincklage ướm hỏi Coco có tham gia vào tuyển mộ các điệp viên mới cho nền Đệ tam Đức Quốc Xã không thì “nữ hoàng thời trang Pháp” đã đồng ý. 

Năm 1943, Coco Chanel có một chuyến đi đến Madrid cùng với “tình lang” Dinklage nhằm giao một lá thư cá nhân cho người quen Winston Churchill, khi đó là Thủ tướng Anh. Bức thư khiến Churchill từ bỏ ý định tấn công Đức Quốc xã. 

Khoảng năm 1924, Coco Chanel quyết định mượn một khoản tài chính từ nghiệp chủ Pierre Wertheimer nhằm mở rộng đế quốc thiết kế của bà. Pierre Wertheimer đồng ý nhưng kèm một điều kiện: Khoảng 10% cổ phần của công ty Coco Chanel sẽ là tài sản riêng của Wertheimer.

Vào thập niên 1930, Đức Quốc xã thông qua luật “Aryan”, khiến gần 2/3 các doanh nhân người Do Thái bán tháo tài sản. Với tư chất thông minh, Coco Chanel nhận ra luật Aryan là “kèo thơm” cho bà trong việc điều khiển Pierre Wertheimer, thời điểm đó, doanh nhân này nắm một lượng vốn lớn tại công ty Nước hoa Chanel (Parfums Chanel). 

Chịu không thấu mưu mô, thủ đoạn của Coco Chanel, cuối cùng Pierre Wertheimer đành chạy qua Mỹ. Ngày 5/5/1941, Coco viết thư cho các sĩ quan Đức Quốc xã rằng chủ quyền tối cao của công ty Parfums Chanel phải thuộc về bà: “Parfums Chanel đã bị “bỏ rơi” hợp pháp bởi các chủ nhân của nó. Tôi có quyền ưu tiên không thể chối cãi. Ấy thế nhưng lợi nhuận mà tôi nhận được từ công sức sáng tạo của mình kể từ khi thành lập doanh nghiệp, lại chả bõ bèn gì”. Theo tác giả Hal Vaughan: “Coco Chanel có nhiều cơ hội.”. 

Bộ tam Hugh Richard, công tước Westminster- Grosvenor và Coco Chanel
Bộ tam Hugh Richard, công tước Westminster- Grosvenor và Coco Chanel

Tuy nhiên, dù mưu mô, Coco Chanel vẫn không thành công, khi mà doanh nhân Pierre Wertheimer đã thật sự chuyển giao Parfums Chanel cho một người bạn không có gốc Do Thái, một người Ki Tô giáo “được ủy nhiệm”. Nhà Chanel vẫn thuộc quyền kiểm soát của gia tộc Wertheimer cho đến tận ngày nay. Người ta nghi vấn về doanh nhân Coco Chanel nhưng lại không tìm ra bằng chứng liên đới với Đức Quốc xã để truy tố bà hoàng thời trang. 

Sau khi người Đức đại bại trong chiến tranh, Coco Chanel sống 7 năm ở Thụy Sỹ với người tình Gunther von Dincklage. Khoảng  năm 1954, Coco Chanel tái hoạt động ngành thời trang, với sự giúp sức từ ông bạn quý hóa Pierre Wertheimer, người đàn ông mà Coco không ngừng tìm cách lật đổ trong suốt thời chiến. Sự nghiệp kinh doanh thời trang của Coco Chanel phất nhanh như diều gặp gió. Khi qua đời tại khách sạn Ritz, Coco Chanel thực sự đã là “công dân” suốt 30 năm tại đây…

Đọc thêm

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.

Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng năm mới Lào và Campuchia

Ảnh minh họa: Người dân Lào đón Tết cổ truyền Bun Pi May.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp Tết Bun Pi May của Lào và Tết Chol Chhnam Thmey của Campuchia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi Thư và lẵng hoa chúc mừng tới Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni; Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou và Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany.