'Chiến tranh nhung lụa' - cuộc chiến không biên giới

Chuyên viên tâm lý chiến Mỹ rải truyền đơn từ trực thăng UH-1H vào năm 1969. Nguồn: psywarrior.com
Chuyên viên tâm lý chiến Mỹ rải truyền đơn từ trực thăng UH-1H vào năm 1969. Nguồn: psywarrior.com
(PLO) -Các nhà chính trị, quân sự thế giới ví “chiến tranh tâm lý” là “chiến tranh nhung lụa” và ngày càng được coi trọng hơn so với chiến tranh xâm lược. Lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, nhiều quốc gia coi “chiến tranh tâm lý” làm mũi nhọn chiến lược có thể chọc thủng bất cứ “bức tường thép” phòng thủ nào của đối phương mà không phải sử dụng đến quân đội, vũ khí. 

Theo các nhà phân tích quân sự, thế giới càng phát triển thì chiến tranh xâm lược càng khốc liệt, tàn bạo, sự hủy diệt càng lớn. Tuy nhiên, quan niệm này đã dần bị thay đổi bởi một phương thức chiến tranh mới, đó là “chiến tranh tâm lý”.

“Phương sách vạn năng”

Chiến tranh xâm lược là một hiện tượng đặc biệt của xã hội loài người, là biện pháp chủ đạo để đánh chiếm một vùng đất, khuất phục một dân tộc, một quốc gia khác. Tính đến nay, trên thế giới đã có hàng nghìn cuộc chiến tranh xâm lược ở các cấp độ, quy mô khác nhau.

Vấn đề cốt yếu trong các cuộc chiến tranh, dù ở bất cứ quy mô, hình thức nào thì các bên tham chiến cũng mong muốn tìm được điểm yếu của đối phương để tập trung đánh phá, giành chiến thắng. 

Nghiên cứu lịch sử các cuộc chiến tranh, nhất là ở thời kỳ hiện đại, trước khi binh sĩ tham chiến được lệnh tấn công, tiêu diệt căn cứ, các trận địa phòng thủ của đối phương, bao giờ các bên cũng tổ chức những đợt tấn công vào tâm lý con người, xã hội đối phương và nó chỉ mất đi khi một bên đã giành chiến thắng.

Tất cả những phương thức, biện pháp đánh vào lĩnh vực tâm lý con người, xã hội ấy được các nhà chính trị, quân sự gọi là “chiến tranh tâm lý”. Nói một cách chính xác, “chiến tranh tâm lý” là một thủ đoạn của chiến tranh, nhằm làm suy yếu đối thủ nhanh hơn và giành chiến thắng triệt để hơn so với các phương thức khác đã được tiến hành trong chiến tranh xâm lược truyền thống. 

Trong giai đoạn hiện nay, các nhà tư tưởng khẳng định, “chiến tranh tâm lý” đồng nhất với cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Họ đúc rút theo nghĩa rộng, “chiến tranh tâm lý” là sự kế tục của chính trị và là phương tiện của chính trị; là cách thức, phương pháp đấu tranh tư tưởng của các bên có mâu thuẫn về tư tưởng.

Theo nghĩa hẹp, “chiến tranh tâm lý” là hành động có chủ đích thông qua sử dụng các biện pháp, cách thức, tác động vào tâm lý con người, xã hội của đối phương; nhằm tạo ra những xung đột tư tưởng trong nội bộ về tất cả các nội dung: Lý tưởng, niềm tin, lợi ích và quyền lợi chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị văn hóa… Từ đó gây ra mất đoàn kết, khủng hoảng và xung đột nội bộ, suy giảm tinh thần chiến đấu, dẫn đến phe cánh, bè phái, nội chiến rồi tự tan dã. 

Lý do để các nước ưa sử dụng “chiến tranh tâm lý” là vì sau khi nghiên cứu các biểu hiện tâm lý con người và xã hội, các nhà hoạt động chính trị, chuyên gia quân sự cho rằng, nơi dễ bị “tổn thương nhất’ là tâm lý con người và xã hội. Nên đánh vào đây chẳng khác nào đánh vào “tiền duyên phòng ngự” trong trận địa tư tưởng của cá nhân và các cộng đồng người.

Một lý do khiến nhiều nước trên thế giới luôn coi “chiến tranh tâm lý” là mũi nhọn khi thực hiện mục đích “hạ bệ”, lật đổ chế độ chính trị, chính phủ của một nước khác là bởi phương thức này khiến đối phương khó “điểm mặt, chỉ tên” kẻ thù một cách chính xác; tốn kém không nhiều kinh tế, giảm đổ máu binh sĩ trên chiến trường và thậm chí giảm đáng kể sự tàn phá do bom đạn chiến tranh gây ra như chiến tranh xâm lược truyền thống. Như vậy, “chiến tranh tâm lý” là cuộc chiến vô hình.

Nhận thức rõ những đặc điểm trên, với mưu đồ bá chủ thế giới, điều khiển thế giới đi theo “gậy chỉ huy”, từ thế kỷ XIX, nhiều nước đã hướng các nhà khoa học nghiên cứu sâu lĩnh vực tâm lý xã hội, tìm kiếm các quy luật tâm lý để “nô lệ hóa” tư tưởng của con người thông qua rất nhiều cách thức, biện pháp khác nhau.

Kết quả này được ứng dụng trong chiến tranh xâm lược. Ngày nay “chiến tranh tâm lý” được ứng dụng trong các cuộc lật đổ quy mô từ nhỏ tới lớn. Trên thế giới hiện nay, Mỹ là nước có công nghệ “chiến tranh tâm lý” thuộc diện hoàn hảo nhất và được che đậy dưới nhiều chiêu bài khác nhau, khó có thể nhận biết bằng trực giác thông thường.

Truyền đơn được rải xuống từ máy bay U-10. Nguồn: psywarrior.com
Truyền đơn được rải xuống từ máy bay U-10. Nguồn: psywarrior.com

Cuộc chiến không giới tuyến

Người ta gọi “chiến tranh tâm lý” là cuộc chiến “không biên giới” là rất cớ cơ sở. Nếu như một chiến dịch tác chiến quân sự có thể kéo dài vài ba tháng thậm chí có thể nhiều hơn, nhưng vẫn phải diễn ra trong một phạm vi không gian nhất định. Ví như cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai, các chiến dịch tấn công của hai bên đầu diễn ra theo giai đoạn và giới hạn, ở một vùng lãnh thổ cụ thể, trong phạm vi của nước nào đó. 

Điển hình là Chiến dịch Mãn Châu ở giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, do quân đội Liên Xô tiến hành, nhằm tiêu diệt quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu bắt đầu từ ngày 9/8 và kết thúc ngày 2/9/1945. Chiến dịch này diễn ra ở vùng đất rộng lớn, gồm Mãn Châu (Trung Quốc), Bắc Triều Tiên và miền Nam Sakhalin…

Nói một cách chính xác, dù cho đó là hoạt động tác chiến quân sự có sự tham gia, phối hợp của nhiều lực lượng, thậm chí nhiều quốc gia đi chăng nữa thì vẫn cơ bản xác định được ranh giới cụ thể. Tuy nhiên, mặc dù “chiến tranh tâm lý” cũng tuân thủ các khâu, các bước, các giai đoạn tiến hành khá tương đồng với với chiến tranh xâm lược, nhưng chẳng bao giờ có ranh giới cụ thể. 

Ngoài đặc trưng cơ bản đã trình bày, “chiến tranh tâm lý” còn mang những đặc điểm khác. Đó là cuộc chiến tranh diễn ra ở nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao, khoa học công nghệ, truyền thông, giáo dục, thể thao… Càng trong thời bình, “chiến tranh tâm lý” càng được phát huy tác dụng và trở thành phương tiện quan trọng để tiêu diệt chính phủ của quốc gia có chủ quyền hoặc là chế độ chính trị có xu hướng đi ngược lại mục tiêu “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”

“Chiến tranh tâm lý” là cuộc chiến tranh sử dụng phương thức tuyên truyền là chủ yếu. Phương tiện tiến hành “chiến tranh tâm lý” không phải là các loại máy bay, tàu chiến, tàu ngầm hay những sư đoàn, quân đoàn với hàng nghìn binh sĩ mà lại là các phương tiện công nghệ thông tin, như Internet, phát thanh, truyền hình, truyền đơn… Đạn của “chiến tranh tâm lý” là “thông tin”, nhằm thực hiện triệt để ba chức năng chính:

Một là, đánh lạc phương hướng chính trị của đối phương thông qua việc cung cấp nhiều thông tin sai lệch cho cá nhân và cộng đồng, làm biến dạng chân lý, mang lại cho con người “bán chân lý” (thực thực hư hư), tạo nên những khuôn sáo, những ảo tưởng xa lạ...

Hai là, phá hoại đạo đức và lối sống của quân đội và nhân dân phía đối lập, khêu gợi sự thất vọng. Ba là, gieo cấy vào nhận thức của quần chúng các quan điểm và giá trị tinh thần của “thế giới tự do”, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng, tâm lý tiêu dùng, chủ nghĩa hư vô...

Theo các nhà phân tích chính trị, xã hội, “đạn” của “chiến tranh tâm lý” có nhiều loại, rất đa dạng và được sử dụng ở từng thời điểm khác nhau. Nếu là tuyên truyền công khai thì sẽ có “thông tin trắng”. Còn tuyên truyền bí mật lại có “thông tin đen”, “thông tin xám”, “thông tin hồng”… 

Vì là cuộc chiến vô hình, không giới tuyến, không bộc lộ trực diện ý đồ, khó xác định đối tượng và thông qua việc sử dụng thông tin ở các thời điểm khác nhau nên “chiến tranh tâm lý” trở thành cuộc chiến khó nhận diện và phòng, chống trong giai đoạn hiện nay...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.