Chi tiêu quân sự toàn cầu tăng cao nhất kể từ năm 1988

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Dữ liệu mới do Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) tại Thụy Điển công bố ngày 29/4 cho thấy, tổng mức chi tiêu quân sự trên toàn thế giới trong năm 2018 đã tăng lên thành 1.822 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm trước đó.

Theo AFP, đây là năm thứ 2 liên tiếp chi tiêu cho quân sự toàn cầu tăng và là mức tăng cao nhất kể từ năm 1988 – là năm đầu tiên dữ liệu nhất quán về vấn đề này được công bố.

Theo báo cáo, mức chi tiêu quân sự thế giới năm 2018 chiếm 2,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu hoặc tương đương mức trung bình 239 USD/người. Mức chi tiêu này cao hơn 76% so với mức thấp nhất sau chiến tranh Lạnh vào năm 1998.

Báo cáo cho thấy, 5 nước có chi tiêu quân sự lớn nhất trong năm 2018 là Mỹ, Trung Quốc, Ả rập Xê-út, Ấn Độ và Pháp, chiếm tổng cộng 60% chi tiêu quân sự toàn cầu.

Theo Tiến sĩ Nan Tian - một nhà nghiên cứu tại chương trình Chi tiêu vũ khí và chi tiêu quân sự (AMEX) của SIPRI, mức chi tiêu quân sự thế giới cao hơn trong năm 2018 chủ yếu là kết quả của sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu của Mỹ và Trung Quốc 

Trong năm 2018, Mỹ và Trung Quốc chiếm một nửa chi tiêu quân sự của thế giới. Trong đó, chi tiêu quân sự của Mỹ đã lần đầu tiên kể từ năm 2010 tăng, với mức tăng là 4,6%, đạt 649 tỷ USD, tiếp tục là nước có chi tiêu quân sự lớn nhất trên thế giới. 

Trong khi đó, chi tiêu của Trung Quốc cũng tăng lên trong năm thứ 24 liên tiếp. Mức tăng chi quân sự của Trung Quốc trong năm qua là 5,0%, đạt mức 250 tỷ USD. Chi tiêu của Trung Quốc trong năm 2018 cao hơn gần 10 lần so với năm 1994 và chiếm 14% chi tiêu quân sự thế giới.

Ngược lại với các nước trên, với ngân sách quốc phòng giảm kể từ năm 2016, Nga đã ra khỏi nhóm 5 quốc gia đứng đầu thế giới về chi tiêu quân sự. 

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Viện Brookings.

Tiếp tục tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài tới Việt Nam đầu tư, kinh doanh

(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng dù bối cảnh tình hình có thay đổi Việt Nam vẫn tiếp tục nhất quán đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó coi trọng quan hệ với các nước lớn... Việt Nam sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài tới đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Đọc thêm

Việt Nam phát biểu chung đại diện nhóm các nước tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền

 Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN
(PLVN) - Theo tin từ Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc (LHQ), Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền (HĐNQ) LHQ tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 27/3, Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đã có bài phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) với chủ đề về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu người dân trong xung đột vũ trang, thu hút đông đảo các nước tham gia quan tâm và đồng bảo trợ.

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.