Châu Âu khởi động chương trình tiêm chủng vắc-xin Covid-19 quy mô chưa từng có

Hôm nay (27/12), Châu Âu khởi động chương trình tiêm chủng xuyên biên giới với quy mô chưa từng có. Ảnh: AP
Hôm nay (27/12), Châu Âu khởi động chương trình tiêm chủng xuyên biên giới với quy mô chưa từng có. Ảnh: AP
(PLVN) - Hôm nay (27/12), Châu Âu khởi động chương trình tiêm chủng xuyên biên giới với quy mô chưa từng có như một phần trong nỗ lực chấm dứt đại dịch COVID-19 đang làm tê liệt các nền kinh tế và cướp đi sinh mạng của hơn 1,7 triệu người trên thế giới.

Khu vực có 450 triệu dân này đã ký hợp đồng với một loạt nhà cung cấp cho hơn hai tỷ liều vắc xin và đã đặt ra mục tiêu cho tất cả người trưởng thành được tiêm chủng vào năm 2021.

Với quy mô khổng lồ của đợt tiêm chủng này nên một số quốc gia đang kêu gọi các bác sĩ đã nghỉ hưu tham gia giúp đỡ, trong khi những quốc gia khác đã nới lỏng các quy định về những người được phép tiêm vắc-xin.

Với các cuộc khảo sát chỉ ra mức độ do dự cao đối với vắc-xin ở các quốc gia từ Pháp đến Ba Lan, các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu gồm 27 quốc gia đang khuyến khích, đợt tiêm vắc-xin này là cơ hội tốt nhất để trở lại cuộc sống bình thường vào năm tới.

Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, điều phối chương trình, cho biết trong một tweet: “Chúng tôi đang bắt đầu lật sang trang của một năm khó khăn. Tiêm phòng là cách lâu dài để thoát khỏi đại dịch."

Sau khi các Chính phủ châu Âu bị chỉ trích vì không hợp tác cùng nhau để chống lại sự lây lan của virus corona vào đầu năm 2020 nên mục tiêu lần này là đảm bảo rằng toàn bộ khu vực có quyền tiếp cận vắc-xin bình đẳng.

Hôm 26/12, Hungary đã chính thức triển khai bằng cách bắt đầu tiêm vắc-xin do Pfizer và BioNTech phát triển cho các nhân viên tuyến đầu tại các bệnh viện ở thủ đô Budapest.

Các quốc gia bao gồm Pháp, Đức, Italy, Áo, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng hàng loạt, bắt đầu với các nhân viên y tế vào hôm nay. Bên ngoài EU, Anh, Thụy Sĩ và Serbia đã bắt đầu việc tiêm vắc-xin trong những tuần gần đây.

Một nhân viên y tế mang theo khay vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 đã chuẩn bị sẵn tại Bệnh viện Trung ương Del-Pest khi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát, tại Budapest, Hungary. Ảnh: Reuters
Một nhân viên y tế mang theo khay vắc-xin Pfizer-BioNTech COVID-19 đã chuẩn bị sẵn tại Bệnh viện Trung ương Del-Pest khi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát, tại Budapest, Hungary. Ảnh: Reuters

Việc phân phối vắc-xin củaPfizer-BioNTech đặt ra những thách thức khó khăn khi vắc-xin sử dụng công nghệ mRNA mới và phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp khoảng -80 độ C. Pháp, nước đã nhận lô hàng vắc xin hai liều đầu tiên vào hôm 26/12 và sẽ bắt đầu tiêm vắc-xin này cho cư dân ở khu vực Paris và ở vùng Burgundy-Franche-Comte.

Trong khi đó, Đức cho biết các xe tải đang trên đường vận chuyển vắc-xin đến các viện dưỡng lão để tiến hành tiêm vào Chủ nhật (27/12). Ngoài bệnh viện và nhà các viện dưỡng lão, các phòng thể thao và trung tâm hội nghị đang bị bỏ trống do phong toả sẽ trở thành địa điểm tổ chức tiêm chủng hàng loạt.

Tại Italy, các gian hàng chăm sóc sức khỏe tạm thời sử dụng năng lượng mặt trời sẽ được dựng lên ở các quảng trường thị trấn trên khắp đất nước, thiết kế để trông giống như những bông hoa anh thảo năm cánh, biểu tượng của mùa xuân.

Tại Tây Ban Nha, các liều thuốc đang được vận chuyển bằng đường hàng không đến các lãnh thổ hải đảo của nước này và các vùng Ceuta và Melilla ở Bắc Phi. Bồ Đào Nha đang thiết lập các kho lạnh riêng biệt cho các quần đảo Azores và Madeira trên Đại Tây Dương.

Bộ trưởng Y tế Bồ Đào Nha Marta Temido nói với các phóng viên: “Một cửa sổ hy vọng đã mở ra, đừng quên rằng phía trước còn có một cuộc chiến rất khó khăn”.

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.