Căng thẳng gia tăng, Mỹ dừng huấn luyện phi công Thổ Nhĩ Kỳ

Máy bay F-35
Máy bay F-35
(PLVN) - Việc đào tạo cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ lái máy bay ném bom F-35 tại Căn cứ không quân Luke ở bang Arizona, Mỹ đã bị hoãn lại sớm hơn so với dự kiến, Reuters dẫn các nguồn tin cho biết.

Theo Reuters, việc Mỹ dừng đào tạo các phi công Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra sau khi tại cuộc gặp với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ vài ngày trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan vẫn tuyên bố rằng các phi công Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang ở Mỹ có thể tiếp tục ở lại đến tháng 7. Việc này vừa là để các phi công Thổ Nhĩ Kỳ có thêm thời gian tham gia đào tạo vừa là để Ankara có thêm thời gian suy nghĩ lại về kế hoạch của nước này.

“Bộ Quốc phòng nhận được tin rằng các phi công Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ đang không được thực hành bay. Nếu không có gì thay đổi trong chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đồng minh để kết thúc việc tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào chương trình F-35”, Trung tá Mike Andrew – người phát ngôn Lầu Năm Góc – cho hay. 

Một quan chức Mỹ thứ 2 cho biết thêm, chỉ huy tại căn cứ Luke đã quyết định dừng việc đào tạo phi công Thổ Nhĩ Kỳ và những nhân sự đảm nhiệm việc bảo trì từ tuần trước vì các vấn đề an toàn. Theo quan chức này, một số khóa đào tạo nhân viên bảo trì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang được tiếp tục tại căn cứ không quân Eglin ở Florida.

Việc Mỹ dừng đào tạo cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong bối cảnh nước này đang thu hẹp sự tham gia của Ankara vào chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 vì việc Thổ Nhĩ Kỳ dự định mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga. 

Tương tự các đồng minh NATO khác của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ vừa là khách hàng tiềm năng, vừa là đối tác sản xuất máy bay F-35. Giới chức Mỹ lo ngại rằng, với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua vũ khí của cả 2 bên, hệ thống phòng thủ của Nga là mối đe dọa đối với các máy bay F-35. Washington cũng đã ra tối hậu thư, tuyên bố Ankara không thể có cả 2 hệ thống vũ khí này.

Đầu tháng 4 vừa qua, Mỹ đã dừng bàn giao các thiết bị liên quan đến máy bay F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar hôm 22/5 thông báo các nhân viên quân sự của nước này đã tới Nga để tham gia các khóa huấn luyện về việc sử dụng các hệ thống S-400, Mỹ cũng đã tuyên bố xem xét tạm dừng việc đào tạo cho các phi công Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng máy bay F-35 tại Arizona. 

Hồi tuần trước, Mỹ cũng đã ngừng nhận tiếp thêm phi công Thổ Nhĩ Kỳ tới nước này để tham gia hoạt động đào tạo. Đây được xem là dấu hiệu cụ thể nhất cho thấy tranh cãi về máy bay F-35 giữa 2 nước đang đến điểm bước ngoặt. Theo các chuyên gia, nếu Thổ Nhĩ Kỳ bị loại khỏi chương trình F-35, đây sẽ là một trong những vụ “đứt gánh” quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa nước này với Mỹ trong lịch sử gần đây.

Dù vậy nhưng theo Reuters, bất chấp những cảnh báo của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ như sẽ tiếp tục triển khai thương vụ mua S-400. Tổng thống Tayyip Erdogan hồi tuần trước tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không rút lui khỏi thỏa thuận với Moscow. 

Trong một diễn biến liên quan, ông Ismail Demir – một quan chức tại Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ - ngày 10/6 cho biết, Mỹ đã không đáp ứng đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về việc thành lập một nhóm làm việc chung về các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga mà Ankara sẽ mua.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh: baochinhphu.vn.
(PLVN) - Ngày 12/3, tại Hà Nội đã diễn ra "Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng". Sự kiện do Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức.