Căng thẳng Ấn - Trung có thể lan thành chiến tranh?

Lính Trung Quốc và Ấn Độ ở một chốt biên phòng thuộc bang Sikkim của Ấn Độ năm 2008
Lính Trung Quốc và Ấn Độ ở một chốt biên phòng thuộc bang Sikkim của Ấn Độ năm 2008
(PLO) - Các nhà phân tích cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đạt được thỏa thuận để giải quyết căng thẳng biên giới kéo dài suốt hơn 1 tháng qua. Song, họ cũng không loại trừ khả năng tranh cãi có thể gia tăng thành một cuộc chiến tranh…

Con đường – nguồn cơn của căng thẳng

Tâm điểm tranh cãi giữa Ấn Độ và Trung Quốc hiện nay là một con đường nằm ở điểm giao nhau giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan ở dãy Himalaya. Tranh cãi bùng lên hồi tháng trước, khi Bhutan – nước đồng minh thân cận của Ấn Độ - phát hiện các công nhân Trung Quốc đang mở rộng con đường. Ấn Độ phản ứng bằng cách điều binh lính và thiết bị tới để dừng việc xây dựng. Trung Quốc cũng lên án động thái của Ấn Độ và yêu cầu New Delhi lập tức rút quân.

Hiện, binh lính của cả 2 bên vẫn đang thủ thế tại vị trí đóng quân chỉ cách nhau vài trăm mét và căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ông Jeff M. Smith, một học giả tại Hội đồng chính sách đối ngoại Mỹ, chuyên nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc, cho rằng nhiều khả năng các nước sẽ đạt được thỏa thuận. Nhưng ông cũng không loại trừ khả năng tranh cãi hiện tại có thể gia tăng thành một cuộc chiến tranh. Bởi, ông cho rằng, cho đến nay, 2 nước đều đưa ra lập trường rất cứng rắn, khiến họ khó có thể rút lui. Ngoài ra, ông cũng cho rằng những thông điệp mà 2 bên đưa ra hiện nay với những tuyên bố khi 2 nước xảy ra chiến traNh năm 1962 cũng vì tranh chấp biên giới “giống nhau một cách kỳ lạ”.

Theo New York Times, nguồn gốc của tranh cãi hiện nay nằm ở việc các cách diễn giải khác nhau đối với thỏa thuận biên giới năm 1890 giữa 2 đế chế hiện đều đã không còn tồn tại là Anh và triều đình nhà Thanh đã đưa đến cách xác định đường biên giới khác nhau giữa Trung Quốc và Bhutan. Trong đó, Bhutan cho rằng thỏa thuận khẳng định khu vực mà 2 nước đang tranh chấp thuộc quyền kiểm soát của Bhutan còn Trung Quốc thì lại một mực khẳng định quyền này là của Trung Quốc. Ấn Độ ủng hộ quan điểm của Bhutan. “Chính điều này đã dẫn đến việc cả Trung Quốc và Bhutan đều có lập trường hợp lý trong tranh chấp”, ông Ankit Panda, một nhà báo chuyên về các vấn đề châu Á ở tờ The Diplomat, cho hay.

Bhutan cho đến nay không duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc và luôn có quan hệ gần gũi với Ấn Độ. Trong những năm gần đây, Ấn Độ thường xuyên duy trì viện trợ kinh tế và thương mại với tổng giá trị gần 1 tỉ USD cho Bhutan. Trung Quốc hiện cũng đang tìm cách “ve vãn” Bhutan với việc đưa ra nhiều đề nghị viện trợ, đầu tư và trao đổi đất đai hấp dẫn nhằm hướng tới dàn xếp tranh chấp biên giới giữa 2 nước.

Nguyên nhân sâu xa

Bhutan và Ấn Độ hiện cho rằng, Trung Quốc với việc mở rộng đường đang tìm cách để mở rộng quyền kiểm soát khu vực Cao nguyên Dolam, một phần của khu vực tranh chấp lớn hơn. Chỏm cực nam của cao nguyên này chạm tới một thung lũng được các nhà địa lý gọi là Hành lang Siliguri nhưng các chiến lược gia Ấn Độ gọi đây là Cổ gà. Đây là một dải đất hẹp trong lãnh thổ Ấn Độ, có những điểm chỉ rộng khoảng hơn 30km nhưng lại là điểm kết nối hàng loạt những trung tâm của nước này với các bang phía đông bắc. Ấn Độ từ lâu lo ngại rằng, trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Trung Quốc có thể chia cắt hành lang này, đồng nghĩa với việc tách 45 triệu người Ấn Độ với một phần đất nước có diện tích bằng nước Anh. 

Theo các nhà phân tích ở cả Trung Quốc và Ấn Độ, có ít nước trong khu vực tỏ ra sẵn sàng đối phó với tham vọng của Trung Quốc bằng sức mạnh quân sự. Vì thế nên phản ứng của Ấn Độ với hoạt động xây dựng của Trung Quốc trở nên nổi bật và đầy nguy hiểm. Đặc biệt, động thái này diễn ra khi Trung Quốc và Ấn Độ thời gian qua có những hành động thể hiện sự không bằng lòng với nhau. 

Trong những tháng gần đây, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tỏ ý rằng ông sẵn sàng phản bác ý muốn của Trung Quốc và phớt lờ những đe dọa từ Bắc Kinh. Tháng 5 vừa qua, Ấn Độ cũng đã tẩy chay sự kiện khởi động dự án “Vành đai và con đường” do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng với lý do dự án này đã bỏ qua những lo ngại chủ yếu của Ấn Độ về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Tranh cãi biên giới giữa 2 nước gia tăng khi ông Modi đang ở thăm Mỹ. Tại Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G20 diễn ra ở Đức hôm đầu tháng, cả ông Modi và ông Tập đều tham dự đã không tiến hành cuộc họp bên lề - vốn được nhiều người xem là cơ hội để 2 bên hạ nhiệt những căng thẳng. 

Giới chức Trung Quốc nói rằng việc xây dựng con đường là vấn đề nội bộ vì theo phía Trung Quốc, nó diễn ra trong phạm vi biên giới Trung Quốc. Phát biểu ngày 25/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhắc lại cảnh báo với Ấn Độ rằng nước này phải rút binh lính để làm tiền đề cho các cuộc thảo luận về biên giới giữa 2 nước về sau. 

Đọc thêm

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.