Báo động nhầm 'tên lửa tấn công Hawaii': Hồi chuông cảnh tỉnh...

Báo động nhầm việc có tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào Hawaii của một nhân viên Cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp (ảnh) khiến hơn 1 triệu người rơi vào hoảng loạn
Báo động nhầm việc có tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào Hawaii của một nhân viên Cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp (ảnh) khiến hơn 1 triệu người rơi vào hoảng loạn
(PLO) - Ngày 14/1, một ngày sau vụ báo động nhầm về việc xảy ra tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào Hawaii khiến hơn 1 triệu người rơi vào hoảng loạn, giới chức Mỹ đã đưa ra những quan điểm trái ngược nhau. 

Phát biểu trên chương trình Fox News Chủ nhật, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kirstjen Nielsen kêu gọi người dân nước này không mất niềm tin vào chính phủ. 

Mất niềm tin

Theo bà, người dân Mỹ có thể tin tưởng vào các hệ thống cảnh báo của chính phủ do được lực lượng chức năng kiểm tra hàng ngày. Bộ trưởng An ninh Nội địa Nielsen khẳng định đây là một lỗi đáng tiếc song các cảnh báo này rất quan trọng. Hiện Bộ An ninh Nội địa đang làm việc với lực lượng chức năng nhằm đảm bảo vụ việc này không xảy ra lần nữa. 

Tuy nhiên, ông Ajit Pai, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông liên bang (FCC) - cơ quan đang tiến hành điều tra vụ việc, nhấn mạnh việc phát đi cảnh báo nhầm là không thể chấp nhận, có thể khiến người dân giảm sự tin tưởng đối với hệ thống cảnh báo cũng như giảm hiệu quả ứng phó trong trường hợp xảy ra khẩn cấp thực sự. Do đó, cần phải lập tức có biện pháp khắc phục. Theo Chủ tịch FCC, điều tra của cơ quan này cho thấy dường như Hawaii đã không có thiết bị dự phòng an toàn hoặc giám sát tiến trình phù hợp để ngăn chặn cảnh báo nhầm. Do đó, FCC sẽ tập trung vào các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn khả năng lặp lại việc này trong tương lai. 

Trước đó, cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp của bang Hawaii cho biết vụ báo động nhầm xảy ra vào giữa cuộc diễn tập, khoảng 8h tối ngày 13/11 (theo giờ địa phương) trong một phiên đổi ca trực và thực hành thao tác kỹ thuật, dẫn tới việc "bấm nhầm nút". Sai sót này đã kích hoạt hệ thống điện thoại tự động trên hòn đảo đi kèm với cảnh báo hối thúc người dân nhanh chóng tìm nơi ẩn náu. Phải 40 phút sau khi xảy ra báo động nhầm, nhà chức trách mới có thông báo khẳng định hệ thống báo động bị nhầm và không có mối de dọa tên lửa, cũng như nguy hiểm nào đối với bang Hawaii. 

Theo thống đốc bang Hawaii David Ige, cảnh báo nhầm được đưa ra ghi rõ: “Báo động khẩn cấp về mối đe dọa tên lửa đạn đạo đang hướng về Hawaii. Ngay lập tức tìm nơi trú ẩn. Đây không phải cuộc diễn tập”. Cảnh báo này - được gửi tới điện thoại và thông báo trên truyền hình và đài phát thanh vào lúc 8h sáng (giờ địa phương) - được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng quốc tế đang gia tăng về sự phát triển các vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. 

Phát biểu trong cuộc họp báo, Thống đốc David Ige đã bày tỏ sự “tức giận và thất vọng” về vụ việc này và đưa ra lời xin lỗi. Ông khẳng định bang Hawaii sẽ tiến hành các biện pháp để đảm bảo vụ việc này sẽ không bao giờ xảy ra một lần nữa. Ông Ige cho biết lệnh cảnh báo này được đưa ra trong một phiên đổi ca trực tại Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp Hawaii và không có tiến trình tự động nào để rút lại lệnh cảnh báo nhầm này. Vern Miyagi, người đứng đầu Cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp Hawaii đã gọi đây là “lỗi của nhân viên”. 

Chia rẽ

Người đứng đầu Cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp bang Hawaii, Vern Miyagi đã lên tiếng xin lỗi người dân về sai sót kỹ thuật trên, đồng thời cam kết sẽ xem xét lại các quy trình, thao tác kỹ thuật để sự cố tương tự không xảy ra trong tương lai. Trong một tuyên bố, cơ quan này nêu rõ việc thiếu các biện pháp dự phòng an toàn phù hợp và lỗi của con người trong diễn tập cảnh báo phòng vệ dân sự là nguyên nhân dẫn đến vụ báo động nhầm xảy ra ngày 13/11, đồng thời hoan nghênh kết quả xem xét của FCC. Cơ quan ứng phó tình trạng khẩn cấp bang Hawaii cho biết sẽ không tiến hành diễn tập báo động khẩn cấp cho đến khi có các biện pháp thích hợp thay thế. 

Cũng trong ngày 14/1, trả lời phỏng vấn đài CNN, nghị sĩ Tulsi Gabbard của bang Hawaii cũng cho rằng vụ báo động nhầm này là không thể chấp nhận, có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh. Trong một cuộc phỏng vấn khác trên đài ABC, bà Gabbard cũng kêu gọi Tổng thống Donald Trump hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Joung-un mà không kèm bất kỳ điều kiện tiên quyết nào nhằm tìm ra các khác biệt cũng như cách thức xây dựng con đường hướng đến phi hạt nhân hóa. 

Đây không phải lần đầu tiên hệ thống cảnh báo của bang Hawaii gặp sự cố. Trong một cuộc thử nghiệm hồi tháng trước, chỉ 12 trong tổng số 386 còi báo động của bang vang lên. Tại Waikiki - địa điểm thu hút du lịch của bang, các còi báo động chỉ vừa đủ nghe, khiến lực lượng chức năng phải lắp đặt thêm cũng như thay thế các còi báo động. 

Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ, Hawaii - một chuỗi đảo trên Thái Bình Dương - hiện có 1,4 triệu người sinh sống và là nơi đặt trụ sở Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ và các đơn vị khác của quân đội Mỹ. Tháng 11/2017, bang Hawaii cho biết sẽ dùng lại còi báo động tấn công hạt nhân từ thời chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên trong ít nhất 1/4 thế kỷ qua, để chuẩn bị trước vụ tấn công tên lửa từ Triều Tiên. Thống đốc Hawaii cho biết một số còi báo động đã ngừng hoạt động hôm 13/1 sau lệnh báo động nhầm. 

Theo trang mạng Forbes, đây là vụ việc đáng báo động, với nguy cơ gây ra tình trạng hỗn loạn. Mỹ đang tạo ra một tình thế mà ở đó, một sự tính toán sai lầm của Washington rất có khả năng xảy ra và mang tính chất thảm khốc. Mỹ cũng đang tạo ra một tình thế mà trong đó phản ứng của Triều Tiên trước sự tính toán sai lầm của Mỹ cũng có thể xảy ra và thậm chí gây tai hại hơn. Hiện rất cần có một số kênh liên lạc giữa quân đội Mỹ và Hàn Quốc để ngăn chặn không chỉ sự thù địch và chủ nghĩa quân phiệt, mà còn ngăn chặn tai họa thảm khốc. Và lệnh báo động ở Hawaii chính là hồi chuông thức tỉnh...

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.